Cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng đã có từ lâu đời. Trên mặt trống đồng đông Sơn, ở vòng hoa văn thứ tư (tính từ trong ra) trong số 9 vòng hoa văn đã có chạm trổ một dàn cồng với 7 chiếc, chia làm hai nhóm treo ở hai bên trái, phải của một cái giá hình vòm, ở giữa có người đứng hai chân trụ, hai tay giang rộng, đánh cùng một lúc hai cồng treo ở hai bên, tạo thành một tư thế khỏe. Như vậy, có thể khẳng định cồng chiêng có trước hoặc cùng thời đại với trống đồng.
Ở nước ta, nhiều dân tộc có âm nhạc cồng chiêng nhưng tập trung nhất vẫn là các dân tộc ở Tây Nguyên. Có thể nói, tất cả các dân tộc Tây Nguyên đều có âm nhạc cồng chiêng. Thực ra, ở Tây Nguyên có rất nhiều loại cồng chiêng, nhưng loại được coi là cổ phải có những tiêu chuẩn riêng mà chỉ các cụ già mới xác định được thời gian của nó. Loại dùng phổ thông hiện nay vẫn là chiêng honh, tức là loại được đúc bằng đồng.
Có thể nói âm nhạc cồng chiêng ở Tây Nguyên là một tài sản vô giá của từng cộng đồng các dân tộc người sống trên miền núi cao này. Hơn thế, đó là tài sản chung của các dân tộc Việt Nam anh em.
Là một loại âm nhạc cổ truyền có tính cộng đồng, vì vậy, cộng đồng còn thì âm nhạc cồng chiêng còn, và ngược lại, cồng chiêng còn có nghĩa là cộng đồng còn.
Cồng chiêng và âm nhạc cồng chiêng gắn liền với đời sống sinh hoạt cộng đồng. Những nhà giàu được tính là giàu khi có mấy bộ ching chiêng. Những làng buôn giàu có được gọi là giàu có vì làng ấy, buôn ấy có nhiều bộ chung chiêng quý, càng cổ càng quý.
Ở Tây Nguyên, mật độ cồng chiêng rất cao, có đến vài nghìn bộ tập trung ở khu vực này. Có những chiêng quý là vật gia bảo, đời cha truyền lại cho đời con, được đúc bằng đồng đen, hoặc có pha vàng, pha bạc ở núm như chiêng Pat vùng Chư Pa, chiêng Pơsơi vùng A Dun Pa, đường kính đến một mét. Loại chiêng này, khi đánh lên, âm vang xa, tiếng ngân rền như tiếng sấm, trị giá bằng bốn mươi con trâu hoặc một con voi được thuần dưỡng tốt.
Mỗi dân tộc có những dàn cồng chiêng riêng của mình như dân tộc Ba Na có dàn chiêng gồm 13 chiếc, dân tộc Ê Đê có dàn chiêng 9 chiếc, dân tộc Mnông, Mạ có dàn cồng chiêng 6 chiếc...
Có những dân tộc có nhiều dàn cồng chiêng, mỗi dàn dùng trong một số lễ hội nhất định như dân tộc Gia Rai có 5 dàn chiêng, dân tộc Gié Triêng có 3 dàn chiêng...
Cồng chiêng của mỗi dân tộc có những sắc thái riêng, có lối diễn tấu riêng. Cồng chiêng Gia Rai khỏe mạnh, hùng tráng. Cồng chiêng Ba Na dịu dàng, tươi mát. Cồng chiêng êđê rộn ràng, sôi động. Cồng chiêng Xơ đăng say sưa, quyến rũ. Cồng chiêng Gié Triêng có chiều sâu hấp dẫn cao.
Cồng chiêng có mặt trong tất cả các buổi lễ hội: mừng Tết, mừng nhà mới, cầu mưa, lễ đâm trâu tạ Giàng, đâm trâu mừng chiến thắng, lễ ăn cơm mới...
Cồng chiêng ngân vang suốt cuộc đời mỗi người trong cộng đồng. Tiếng chiêng hòa lẫn trong tiếng khóc chào đời của em bé, rồi đến lễ "thổi tai" mừng em đầy tháng. Tiếng chiêng vui tươi rộn ràng trong ngày cưới. Tiếng chiêng buồn thương khi từ giã cõi đời. Và cuối cùng là tiếng chiêng với nhạc điệu A-tấu trong lễ bỏ mả... Và mỗi con người, từ khi được sinh ra cho tới lúc "xuống ở dưới nhà mồ" vẫn đem theo âm thanh kỳ diệu ấy. Khi vui có bài vui. Lúc buồn có bài buồn. Mỗi lễ hội có bài riêng. Chỉ cần nghe tiếng cồng chiêng ở buôn làng nào là người ta hiểu ngay làng ấy, buôn ấy đang có công việc gì, đang có sự kiện gì. Niềm vui và nỗi buồn được tiếng chiêng chia sẻ, ngân vang đến tận các buôn làng xa xôi.
Cùng đi với âm nhạc cồng chiêng một cách hài hòa là các điệu múa dân gian các dân tộc như: điệu múa của dân tộc Gia Rai khỏe mạnh, dũng cảm, đầy tính thượng võ; điệu múa của các cô gái Ba Na uyển chuyển, duyên dáng, giàu chất chơ; điệu múa của các cô gái êđê sôi động...
Những người đến dự lễ hội cùng cầm tay nhau nhảy múa sôi nổi, nhiệt tình trong không gian đầy âm thanh của hàng chục dàn cồng, trong hương vị ngây ngất của men rượu cần, trong màu sắc rực rỡ của trang phục dân tộc, quanh ngọn lửa hồng rực cháy, trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ. ở đây, thật khó phân biệt giữa người biểu diễn nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, tất cả đều chan hòa trong sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng.
Cồng chiêng tập hợp chung quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật như: múa, hát, rối giật hoặc các trò chơi giải trí dân gian rất phong phú và hấp dẫn. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa nguyên hợp của thời kỳ cộng đồng xa xưa. Các loại hình nghệ thuật, các trò chơi giải trí gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất mà cồng chiêng là nền tảng.
Từ ngàn đời nay, qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến đổi của buôn làng, tiếng cồng chiêng vẫn hòa quyện trong gió núi, mưa ngàn, theo nhịp thác nước đổ ngày đêm để nói lên niềm vui và nỗi buồn, ước mơ và hy vọng, tâm tư và tình cảm của các dân tộc anh em.
Cồng chiêng Tây Nguyên mang tính cộng đồng nguyên thuỷ, được hình thành từ bản địa khu vực, là một loại hình văn hóa âm nhạc độc đáo còn giữ nguyên bản sắc riêng biệt của mình.[i][u]
Cồng chiêng đã có từ lâu đời. Trên mặt trống đồng đông Sơn, ở vòng hoa văn thứ tư (tính từ trong ra) trong số 9 vòng hoa văn đã có chạm trổ một dàn cồng với 7 chiếc, chia làm hai nhóm treo ở hai bên trái, phải của một cái giá hình vòm, ở giữa có người đứng hai chân trụ, hai tay giang rộng, đánh cùng một lúc hai cồng treo ở hai bên, tạo thành một tư thế khỏe. Như vậy, có thể khẳng định cồng chiêng có trước hoặc cùng thời đại với trống đồng.
Ở nước ta, nhiều dân tộc có âm nhạc cồng chiêng nhưng tập trung nhất vẫn là các dân tộc ở Tây Nguyên. Có thể nói, tất cả các dân tộc Tây Nguyên đều có âm nhạc cồng chiêng. Thực ra, ở Tây Nguyên có rất nhiều loại cồng chiêng, nhưng loại được coi là cổ phải có những tiêu chuẩn riêng mà chỉ các cụ già mới xác định được thời gian của nó. Loại dùng phổ thông hiện nay vẫn là chiêng honh, tức là loại được đúc bằng đồng.
Có thể nói âm nhạc cồng chiêng ở Tây Nguyên là một tài sản vô giá của từng cộng đồng các dân tộc người sống trên miền núi cao này. Hơn thế, đó là tài sản chung của các dân tộc Việt Nam anh em.
Là một loại âm nhạc cổ truyền có tính cộng đồng, vì vậy, cộng đồng còn thì âm nhạc cồng chiêng còn, và ngược lại, cồng chiêng còn có nghĩa là cộng đồng còn.
Cồng chiêng và âm nhạc cồng chiêng gắn liền với đời sống sinh hoạt cộng đồng. Những nhà giàu được tính là giàu khi có mấy bộ ching chiêng. Những làng buôn giàu có được gọi là giàu có vì làng ấy, buôn ấy có nhiều bộ chung chiêng quý, càng cổ càng quý.
Ở Tây Nguyên, mật độ cồng chiêng rất cao, có đến vài nghìn bộ tập trung ở khu vực này. Có những chiêng quý là vật gia bảo, đời cha truyền lại cho đời con, được đúc bằng đồng đen, hoặc có pha vàng, pha bạc ở núm như chiêng Pat vùng Chư Pa, chiêng Pơsơi vùng A Dun Pa, đường kính đến một mét. Loại chiêng này, khi đánh lên, âm vang xa, tiếng ngân rền như tiếng sấm, trị giá bằng bốn mươi con trâu hoặc một con voi được thuần dưỡng tốt.
Mỗi dân tộc có những dàn cồng chiêng riêng của mình như dân tộc Ba Na có dàn chiêng gồm 13 chiếc, dân tộc Ê Đê có dàn chiêng 9 chiếc, dân tộc Mnông, Mạ có dàn cồng chiêng 6 chiếc...
Có những dân tộc có nhiều dàn cồng chiêng, mỗi dàn dùng trong một số lễ hội nhất định như dân tộc Gia Rai có 5 dàn chiêng, dân tộc Gié Triêng có 3 dàn chiêng...
Cồng chiêng của mỗi dân tộc có những sắc thái riêng, có lối diễn tấu riêng. Cồng chiêng Gia Rai khỏe mạnh, hùng tráng. Cồng chiêng Ba Na dịu dàng, tươi mát. Cồng chiêng êđê rộn ràng, sôi động. Cồng chiêng Xơ đăng say sưa, quyến rũ. Cồng chiêng Gié Triêng có chiều sâu hấp dẫn cao.
Cồng chiêng có mặt trong tất cả các buổi lễ hội: mừng Tết, mừng nhà mới, cầu mưa, lễ đâm trâu tạ Giàng, đâm trâu mừng chiến thắng, lễ ăn cơm mới...
Cồng chiêng ngân vang suốt cuộc đời mỗi người trong cộng đồng. Tiếng chiêng hòa lẫn trong tiếng khóc chào đời của em bé, rồi đến lễ "thổi tai" mừng em đầy tháng. Tiếng chiêng vui tươi rộn ràng trong ngày cưới. Tiếng chiêng buồn thương khi từ giã cõi đời. Và cuối cùng là tiếng chiêng với nhạc điệu A-tấu trong lễ bỏ mả... Và mỗi con người, từ khi được sinh ra cho tới lúc "xuống ở dưới nhà mồ" vẫn đem theo âm thanh kỳ diệu ấy. Khi vui có bài vui. Lúc buồn có bài buồn. Mỗi lễ hội có bài riêng. Chỉ cần nghe tiếng cồng chiêng ở buôn làng nào là người ta hiểu ngay làng ấy, buôn ấy đang có công việc gì, đang có sự kiện gì. Niềm vui và nỗi buồn được tiếng chiêng chia sẻ, ngân vang đến tận các buôn làng xa xôi.
Cùng đi với âm nhạc cồng chiêng một cách hài hòa là các điệu múa dân gian các dân tộc như: điệu múa của dân tộc Gia Rai khỏe mạnh, dũng cảm, đầy tính thượng võ; điệu múa của các cô gái Ba Na uyển chuyển, duyên dáng, giàu chất chơ; điệu múa của các cô gái êđê sôi động...
Những người đến dự lễ hội cùng cầm tay nhau nhảy múa sôi nổi, nhiệt tình trong không gian đầy âm thanh của hàng chục dàn cồng, trong hương vị ngây ngất của men rượu cần, trong màu sắc rực rỡ của trang phục dân tộc, quanh ngọn lửa hồng rực cháy, trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ. ở đây, thật khó phân biệt giữa người biểu diễn nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, tất cả đều chan hòa trong sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng.
Cồng chiêng tập hợp chung quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật như: múa, hát, rối giật hoặc các trò chơi giải trí dân gian rất phong phú và hấp dẫn. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa nguyên hợp của thời kỳ cộng đồng xa xưa. Các loại hình nghệ thuật, các trò chơi giải trí gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất mà cồng chiêng là nền tảng.
Từ ngàn đời nay, qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến đổi của buôn làng, tiếng cồng chiêng vẫn hòa quyện trong gió núi, mưa ngàn, theo nhịp thác nước đổ ngày đêm để nói lên niềm vui và nỗi buồn, ước mơ và hy vọng, tâm tư và tình cảm của các dân tộc anh em.
Cồng chiêng Tây Nguyên mang tính cộng đồng nguyên thuỷ, được hình thành từ bản địa khu vực, là một loại hình văn hóa âm nhạc độc đáo còn giữ nguyên bản sắc riêng biệt của mình.[i][u]