Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – sức sống trong thời kì đổi mới
Nếu một lần đến với xứ sở cao nguyên hùng vĩ trên thành phố sương mùa đầy sắc hoa và sự trong lành đến thanh khiết của khí trời. Chúng ta sẽ có cả một list dài những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua. Đà Lạt như một mâm cỗ đầy với những món ăn đậm đà nhiều hơng vị. Những du khách thường rỉ tai nhau, đến Đà Lạt mà không xuôi về xã Lát _một xã thuộc gần thị trấn lạc Dương nằm nép mình dưới chân núi Langbiang huyền thoại. Để uống rượu cần, ăn thị rừng và thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng thì coi như chưa đến Đà Lạt. Món ăn lạ này khiến chúng tôi thấy hứng thú, và hành trình xuôi về xã Lát bắt đầu.
Sức sống của hoạt động cồng chiêng
Mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng về văn hóa phong tục, đối với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên vẻ đẹp văn hóa đó đã được thể hiện rõ nét qua những nhạc cụ cổ xưa. Từ thời kì đồ đồng những chiếc cồng chiêng đã được đúc nên cùng với những điệu múa những đêm hội xung quanh nhà Rông đã làm sáng bừng lên vẻ đẹp văn hóa trên cao nguyên. Kế tục những nét truyền thống vồn có từ ngàn xưa, ngày nay đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Lạch thuộc xã Lát nói riêng đang nỗ lực không ngừng nhằm bảo tồn và phát huy giới thiệu vốn di sản văn hóa quý báu cho nhân dân và du khách trong ngoài nước.
Xã Lát nằm ngay ở trung tâm huyện có khu du lịch Langbiang được đầu tư phát triển, có đến 46% dân cư là đồng bào các dân tộc trong đó dân tộc Lạch là chủ yếu. Thế nhưng đã sản sinh ra trên 10 đội cồng chiêng hoạt động thường xuyên phục vụ trong các dịp lễ hội của địa phương cũng như hoạt động. Chính địa thế nằm ngay dưới chân núi Langbiang_một khu du lịch nổi tiếng đã làm tăng thêm sức hút của một thị trấn nhỏ cùng cao này.
Gặp và trò chuyện với Phó chủ tịch thị trấn Lạc Dương Đa Goút Trí được anh cho biết: trong chiến tranh và những năm trước hoạt động cồng chiêng chưa được chú ý phát triển hầu hết do đời sống kinh tế còn khó khăn bà con có nhạc cụ nhưng cất giữ trong gia đình như là một món tài sản quý, mặt khác hoạt động trình diễn cồng chiêng chỉ phục vụ cho các dịp lễ tết mang đậm tính địa phương và địa bàn nhỏ hẹp. Cho đến năm 2004 phòng văn hóa thị trấn dưới sự chỉ đạo của UBND huyện đã thành lập các câu lạc bộ cồng chiêng với mục đích tập hợp những người hiểu biết có tâm huyết với hoạt động cồng chiêng và các nghệ nhân cồng chiêng để truyền đạt lại cho các thế hệ sau. Vì vậy những điệu múa, lời ru và điệu cồng chiêng có nguy cơ mai một đã dần được khôi phục.
Hoạt động cồng chiêng không chỉ là nơi tụ hội những người yêu thích nghệ thuật, bảo tồn nét di sản văn hóa dân tộc mà còn hướng đến hoạt động du lịch địa phương tăng thêm thu nhập cho bà con.
Sau một thời gian các đoàn khách du lịch đến với địa phương ngày càng đông và trở thành một hoạt động văn hoá dân tộc.
Những nghệ nhân của núi rừng
Hiện nay tại xã Lát đã có 11 nhóm cồng chiêng với 220 nghệ nhân tham gia. Những nghệ nhân nơi đây sống cuộc sống chan hoà cùng thiên nhiên với núi rừng và cây cỏ. Ban ngày những nghệ nhân quen thuộc với công việc lao động chân tay, cuốc sống dù còn vất vả nhưng ngầm chảy trong họ là đời sống tinh thần phong phú với những tiếng chiêng điệu múa hào hùng cất mỗi tối. Người dân ở đây chủ yêu sản xuất lúa nước mỗi năm 1 vụ, thời gian còn lại lên nương tròng các loại cây lương thực khác. Thời gian sau 1992-1993 đồng bào đã tìm hiểu để trồng hoa màu, trồng hoa và các loại rau củ. Việc canh tác trên rượng bậc thang và xây dựng thêm nhà vườn đã nâng cao năng suất sản xuất qua đó đời sống người dân được cải thiện thêm một bước. Cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của các nghệ nhân hài hoà và phong phú. Họ hát, múa, đánh chiêng trong nhà Rông, trên nương, trong ngày hội...sự chan hoà mộc mạc cùng thiên nhiên càng làm cho văn hoá cồng chiêng ....
Hội nhập cồng chiêng?
Niềm vui đến với nhân dân Tây Nguyên vào cuối tháng 11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Sự kiện này mở ra một vận hội mới cho hoạt động văn hoá tinh thần của đồng bào Tây Nguyên đó là hội nhập cồng chiêng cùng dòng chảy chung của sự đổi mới. Sự hội nhập cồng chiêng xã Lát được thể hiện khá rõ nét. Đó là việc đưa cồng chiêng vào một trong những hoạt động chính của du lịch vùng văn hoá nơi đây. Hoạt động thưởng thức không gian văn hoá cồng chiêng là một món ăn hấp dânc khách du lịch. Năm 2005 sau khi được công nhận là di sản văn hoá thể giới hoạt động du lịch xã Lát đạt con số kỉ lục với 120 000 lượt khách, những năm gần đây tuy có giảm nhưng không đáng kể.
Mỗi nhóm nghệ nhân thường phục vụ khoảng 300 khách, họ thường được đặt trước bởi các công ty du lịch, lữ hành. Hoạt động chủ yếu diễn ra buổi tối, đầu tiên là đón khách có khoảng 6 nghệ nhân đánh chiêng đón khách trước cổng và mời vào nhà. Các nghệ nhân giới thiệu về bản thân, về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc mình và văn hoá cồng chiêng.
Những đóng lửa được đốt lên hào cùng tiếng hát chào mừng, những điệu hát múa mừng lúa mới, đi săn và những món thị nướng cũng dần được soạn ra mời khách. Sau khi thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất Tây Nguyên, du khách hát múa tự do những bài hát yêu thích. Cuối cùng là giao lưu văn nghệ văn hoá giữa du khách với các nghệ nhân rồi những điệu chuông tiễn bạn ngân lên cũng là lúc cuộc vui đến lúc kết thúc.
Để cồng chiêng sống mãi
Hoạt động cồng chiêng hoà nhập cùng sự phát triển của xu thế mới là một điều tất yếu, tuy nhiên làm thế nào để cồng chiêng hoà nhập vào nhịp sống đương đại nhưng không mai một và đánh mất bản sắc văn hoá là một điều đáng quan tâm.
Hiện tại có nhiều đội giới thiệu sai nội dung bài hát, sai tác giả, sai phong tục tập quán của dân tộc. Tình trạng sân khấu hoá một cách thô bạo, đem nhốt vào bốn bức tường và sử dụng những phương tiện kỉ thuật hiện đại lmà mất đi tính tự nhiên vốn có của cồng chiêng. Có nhiều đội chia làm nhiều nhóm nhỏ nên chất lượng kém, hoạt động quá thời gian quy định, sử dụng âm thanh nhạc cụ không phù hợp với truyền thốn văn hoá dân tộc. Việc kinh doanh chỉ nghĩ đến thu nhập kinh tế cá nhân mình trước mắt mà không nghĩ đến nét đẹp văn hoá và sự tồn tại, phát triển văn hoá lâu dài cảu dân tộc mình.
Trước những biểu hiện đó, hàng tháng hàng quý Bna chủ nhiệm câu lạc bộ triệu tập nhóm trưởng để hội ý giao ban nắm lại tình hình hoạt động và có ý kiến để các nhóm xây dựng lại nội dung chương trình nhằm phát huy được truyền thống tốt đẹp của nền văn hoá bản địa. Các nhóm đều phải tham gia dưới sự quản lí của câu lac bộ không được hoạt động riêng lẻ và độc lập, tránh sựu cạnh tranh và gây mắt đoàn kết giữa các nhóm.
Nếu tách cồng chiêng ra không gian văn hoá vốn có của nó thì di sản văn hoá mà cả nhân dân thế giới tôn vinh sẽ mất dần ý nghĩa vốn có của nó.
Không gian văn hoá cồng chiêng của nhân dân Tây Nguyên mang sức sống lâu đời từ ngàn xưa, dòng chảy văn hoá đó còn chảy mãi tới tận ngày nay và mai sau. Để làm tiếng chiêng điệu múa trên mảnh đất cao nguyên này giữ mãi được vẻ đẹp truyền thống không chỉ những nghệ nhân, đồng bào phải cố găng địa phương mà còn là sự quan tâm và định hướng của chính quyền và toàn thể những ai yêu nghệ thuật.
nguồn : Bso Chí K2- Nguyenlinhdlu