Theo
thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, 10 năm trở lại đây, thị trường du lịch
nước ta đã có những bước phát triển đột phá mạnh mẽ với mức tăng trưởng kỷ lục:
hơn 195% khách du lịch nội địa, gần 165% khách du lịch quốc tế.
Trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ 80%
phòng có khách hàng tháng và tốc độ phát triển 20% từng năm của phần lớn các
khách sạn nội địa là môi trường đầu tư đầy tiềm năng. Hàng loạt nhà đầu tư
trong nước và quốc tế đầu tư khởi công xây dựng các dự án khách sạn, resort lớn
từ 3 đến 5 sao tại các trung tâm trọng điểm như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha
Trang, Đà Nẵng… Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 – 2009, kinh tế Việt Nam đang
trên đà hồi phục, ngành Du lịch – Khách sạn tiếp tục phát triển mạnh mẽ do nhu
cầu thực tế. Dự kiến năm 2015 sẽ phải đáp ứng nhu cầu của 32 triệu khách du
lịch nội địa và 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế.
Du lịch – Khách sạn là một ngành công nghiệp dịch
vụ phục vụ, do đó ngoài yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn vốn thì con người
là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên nhìn lại thị trường nhân sự trong
ngành những năm gần đây mới thấy còn nhiều bất cập, có thể nói là lâm vào tình
trạng “báo động đỏ”, bởi việc tuyển dụng được nhân sự có năng lực và gắn bó lâu
dài với doanh nghiệp trở nên thiếu và yếu trầm trọng.
Năm 2010 - năm của nhiều sự kiện văn hóa lớn mang
tầm cỡ quốc gia và khu vực như Lễ hội 1.000 năm Thăng Long, năm Việt Nam là Chủ
tịch Asean… và cũng là thời điểm “vàng” để hàng loạt khách sạn đồng loạt khai
trương như: Crowne Plaza, Grand Plaza, Hanoi Club mở rộng… Cuối năm 2010, các
khách sạn này tuyển dụng hàng loạt với nhu cầu nhân sự tăng đột biến, trong khi
nguồn cung về nhân sự được đào tạo, có tay nghề, kinh nghiệm lại có phần giảm
sút. Lý do chính vì hệ thống đào tạo Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế
về số lượng, chất lượng và có nhiều nhân sự có năng lực, kinh nghiệm tự mở
doanh nghiệp hoặc chuyển sang những ngành khác như bất động sản, bảo hiểm, ngân
hàng. Trong khi đó, nhóm các khách sạn mới mở lại cần nhân sự có kinh nghiệm để
giảm chi phí đào tạo và thành lập khung hệ thống nhân sự ổn định ngay để đi vào
hoạt động. Nhóm khách sạn này không ngần ngại khi đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ
và mức lương tốt hơn mặt bằng cùng với chiến lược tiếp cận trực tiếp các nhân
sự có năng lực, kinh nghiệm của các khách sạn khác nhằm thu hút nhân tài về với
mình. Chính vì vậy, tình trạng nhân viên, thậm chí cả ở cấp quản lý cao cấp
“nhảy việc”, nay làm khách sạn này, mai làm khách sạn khác, chỉ cần ở đâu có
mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn là chuyển việc ngày càng phổ biến. Thậm chí
có những nhân viên khi chuyển việc chỉ để lại một lời nhắn hoặc nhờ đồng nghiệp
xin nghỉ hộ mà hoàn toàn không có thông báo để chuẩn bị nhân sự thay thế, gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Tấn Đạt - Giám đốc website tuyển
dụng đầu tiên dành riêng cho ngành Du lịch – Khách sạn tại Việt Nam ([You must be registered and logged in to see this link.]): ”Nhu cầu tuyển dụng
nhân sự, quản lý cao cấp của các khách sạn từ 3 sao trở lên tại Việt Nam đã bắt
đầu nóng lên từ trước dịp Tết Nguyên đán. Chỉ trong vòng 20 ngày, Hoteljob.vn
nhận được hơn 18 yêu cầu tuyển dụng với nhiều vị trí từ giám đốc khách sạn,
quản lý nhà hàng, giám đốc kinh doanh khách sạn… Theo tôi, thời gian tới quá
trình tuyển dụng được nhân sự ngành Du lịch – Khách sạn sẽ ngày càng khó khăn
và các chủ doanh nghiệp khó có thể tuyển dụng được nhân sự như mong muốn nếu
không thông qua những kênh tuyển dụng chuyên nghiệp, đặc thù”.
Dự đoán, bối cảnh “cầu thừa, cung thiếu” sẽ còn
tiếp diễn. Đây là cơ hội để ứng viên – người lao động có cơ hội đòi hỏi quyền
lợi cho mình hơn về cả đãi ngộ và vị trí trong công việc. Tuy nhiên, người lao
động cũng cần nhìn nhận lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vì đây cũng
chỉ là tình trạng tạm thời, mà việc gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp sẽ đảm
bảo về tính thu nhập, phát triển và thăng tiến trong tương lai hơn một môi
trường mới…
thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, 10 năm trở lại đây, thị trường du lịch
nước ta đã có những bước phát triển đột phá mạnh mẽ với mức tăng trưởng kỷ lục:
hơn 195% khách du lịch nội địa, gần 165% khách du lịch quốc tế.
Trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ 80%
phòng có khách hàng tháng và tốc độ phát triển 20% từng năm của phần lớn các
khách sạn nội địa là môi trường đầu tư đầy tiềm năng. Hàng loạt nhà đầu tư
trong nước và quốc tế đầu tư khởi công xây dựng các dự án khách sạn, resort lớn
từ 3 đến 5 sao tại các trung tâm trọng điểm như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha
Trang, Đà Nẵng… Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 – 2009, kinh tế Việt Nam đang
trên đà hồi phục, ngành Du lịch – Khách sạn tiếp tục phát triển mạnh mẽ do nhu
cầu thực tế. Dự kiến năm 2015 sẽ phải đáp ứng nhu cầu của 32 triệu khách du
lịch nội địa và 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế.
Du lịch – Khách sạn là một ngành công nghiệp dịch
vụ phục vụ, do đó ngoài yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn vốn thì con người
là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên nhìn lại thị trường nhân sự trong
ngành những năm gần đây mới thấy còn nhiều bất cập, có thể nói là lâm vào tình
trạng “báo động đỏ”, bởi việc tuyển dụng được nhân sự có năng lực và gắn bó lâu
dài với doanh nghiệp trở nên thiếu và yếu trầm trọng.
Năm 2010 - năm của nhiều sự kiện văn hóa lớn mang
tầm cỡ quốc gia và khu vực như Lễ hội 1.000 năm Thăng Long, năm Việt Nam là Chủ
tịch Asean… và cũng là thời điểm “vàng” để hàng loạt khách sạn đồng loạt khai
trương như: Crowne Plaza, Grand Plaza, Hanoi Club mở rộng… Cuối năm 2010, các
khách sạn này tuyển dụng hàng loạt với nhu cầu nhân sự tăng đột biến, trong khi
nguồn cung về nhân sự được đào tạo, có tay nghề, kinh nghiệm lại có phần giảm
sút. Lý do chính vì hệ thống đào tạo Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế
về số lượng, chất lượng và có nhiều nhân sự có năng lực, kinh nghiệm tự mở
doanh nghiệp hoặc chuyển sang những ngành khác như bất động sản, bảo hiểm, ngân
hàng. Trong khi đó, nhóm các khách sạn mới mở lại cần nhân sự có kinh nghiệm để
giảm chi phí đào tạo và thành lập khung hệ thống nhân sự ổn định ngay để đi vào
hoạt động. Nhóm khách sạn này không ngần ngại khi đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ
và mức lương tốt hơn mặt bằng cùng với chiến lược tiếp cận trực tiếp các nhân
sự có năng lực, kinh nghiệm của các khách sạn khác nhằm thu hút nhân tài về với
mình. Chính vì vậy, tình trạng nhân viên, thậm chí cả ở cấp quản lý cao cấp
“nhảy việc”, nay làm khách sạn này, mai làm khách sạn khác, chỉ cần ở đâu có
mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn là chuyển việc ngày càng phổ biến. Thậm chí
có những nhân viên khi chuyển việc chỉ để lại một lời nhắn hoặc nhờ đồng nghiệp
xin nghỉ hộ mà hoàn toàn không có thông báo để chuẩn bị nhân sự thay thế, gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Tấn Đạt - Giám đốc website tuyển
dụng đầu tiên dành riêng cho ngành Du lịch – Khách sạn tại Việt Nam ([You must be registered and logged in to see this link.]): ”Nhu cầu tuyển dụng
nhân sự, quản lý cao cấp của các khách sạn từ 3 sao trở lên tại Việt Nam đã bắt
đầu nóng lên từ trước dịp Tết Nguyên đán. Chỉ trong vòng 20 ngày, Hoteljob.vn
nhận được hơn 18 yêu cầu tuyển dụng với nhiều vị trí từ giám đốc khách sạn,
quản lý nhà hàng, giám đốc kinh doanh khách sạn… Theo tôi, thời gian tới quá
trình tuyển dụng được nhân sự ngành Du lịch – Khách sạn sẽ ngày càng khó khăn
và các chủ doanh nghiệp khó có thể tuyển dụng được nhân sự như mong muốn nếu
không thông qua những kênh tuyển dụng chuyên nghiệp, đặc thù”.
Dự đoán, bối cảnh “cầu thừa, cung thiếu” sẽ còn
tiếp diễn. Đây là cơ hội để ứng viên – người lao động có cơ hội đòi hỏi quyền
lợi cho mình hơn về cả đãi ngộ và vị trí trong công việc. Tuy nhiên, người lao
động cũng cần nhìn nhận lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vì đây cũng
chỉ là tình trạng tạm thời, mà việc gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp sẽ đảm
bảo về tính thu nhập, phát triển và thăng tiến trong tương lai hơn một môi
trường mới…