DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Tết cổ truyền trong mắt dâu, rể Tây

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    Tết cổ truyền trong mắt dâu, rể Tây Empty Tết cổ truyền trong mắt dâu, rể Tây

    Bài gửi by anhday 2008-12-30, 23:31



    Trong ngôi nhà ở TP.HCM, Claas Schaberg đang lúi húi dọn dẹp, bày những chậu hoa sặc sỡ để vào phòng khách. Đón Tết thứ hai tại Việt Nam, anh không còn ngạc nhiên với những phong tục cổ truyền như mâm ngũ quả, hái lộc, lì xì...


    Người mẫu Bằng Lăng vừa bày mâm ngũ quả lên bàn thờ vừa cười nói: "Năm nay có gia đình riêng nên phải chuẩn bị đón Tết cho ấm cúng đàng hoàng.

    Chúng tôi cũng không chuẩn bị nhiều nhưng trong nhà thì tràn ngập hoa. Đêm giao thừa, vợ chồng tôi sang nhà mẹ cùng đón Tết với gia đình".

    Lấy nhau được một năm, nhưng Claas Schaberg đã ăn Tết ở Việt Nam được 2 năm. Năm đầu tiên Bằng Lăng dẫn Claas về nhà ăn Tết, Claas rất ngạc nhiên từ chuyện rước ông Táo, thả cá phóng sinh, xông nhà, cúng giao thừa.

    "Anh ấy bắt chước tôi nói những câu chúc bằng tiếng Việt, nhưng khi được giải thích thì Claas nói là phức tạp quá", Bằng Lăng cười nói.

    Claas vừa tranh thủ tỉa những cành lá trên chậu hoa vừa tâm sự: "Tết Việt Nam thật thú vị, ngoài đường phố, người ta chở hoa, chở quất, mai, mua sắm rất nhộn nhịp, cứ như Tết là dịp để mua sắm vậy.

    Ở Việt Nam, Tết là dịp để mọi người gặp gỡ, trò chuyện vui vẻ, trong khi ở đất nước chúng tôi, người ta tranh thủ đi nghỉ, đi chơi".

    Một phong tục làm Claas ngạc nhiên là tục "lì xì" đầu năm. Lần đầu tiên được mừng tuổi, anh rất thích thú khi được giải thích về tập tục này.

    "Mọi người mừng tuổi cho nhau, nói những câu chúc mừng, tôi thấy đó là một phong tục rất hay. Năm nay tôi sẽ chuẩn bị nhiều tiền "lì xì" cho người thân, con cháu trong gia đình vợ".

    Chị Linda, người Mỹ đã ăn Tết ở Hà Nội được 5 năm. Linda lấy chồng là người Việt và có một đứa con 2 tuổi xinh xắn. "Năm nay, tôi sẽ không lóng ngóng khi làm gà cúng giao thừa nữa", chị cười nói.

    Linda nhớ lại, năm đầu về làm dâu, trước giao thừa, thấy mẹ và cô em chồng làm thịt gà thoăn thoắt, lúc đưa lên bàn thờ cúng, con gà được trang trí bằng một bông hoa ớt đỏ tươi, gà được bắt chéo cánh, chị rất ngạc nhiên.

    Mẹ chồng chị bảo: "Mâm cỗ Tết của người Việt Nam không bao giờ được thiếu món gà luộc, bánh chưng". Vì thế, giao thừa năm nào, chị cũng cúng gà và một đĩa xôi gấc đỏ tươi.

    "Tết ở Việt Nam thật khác biệt, đó là dịp gặp gỡ người thân, tưởng nhớ đến tổ tiên, nguồn cội và giáo dục truyền thống cho con cháu. Đêm giao thừa, nhiều người tập trung về bờ Hồ xem bắn pháo hoa, rồi đi chùa hái lộc, chúc tụng nhau", Linda chia sẻ.

    Linda nấu được rất nhiều các món ăn Việt Nam, ngày Tết, chị thường mời gia đình, bạn bè đến nhà. Bữa ăn bao giờ cũng đầy đủ hương vị Việt như bánh chưng, giò, dưa hành...

    Giao thừa năm nay, Linda cùng cả nhà đi phủ Tây Hồ hái lộc và xem không khí đón Tết. Chị tâm sự: "Nhập gia phải tùy tục, tôi muốn giáo dục cho cô con gái của tôi hiểu phong tục của của quê cha nó".

      Hôm nay: 2024-11-15, 13:38