Kỹ năng thuyết trình - Oral communication skills
Thuyết trình, hay nói trước đám đông có thể là ám ảnh hay ác mộng của bạn. Nhưng nếu là một con người cầu tiến, muốn thành đạt, việc truyền tải ngôn ngữ trước nhiều người là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của mình.
Kỹ năng thuyết trình vốn luôn được đưa vào quá trình giảng dạy cho học sinh từ cấp 1 thông qua hình thức giơ tay phát biểu. Lớn lên một chút, thầy cô tổ chức một số buổi kể chuyện hay thuyết trình văn học. Tất cả đều có một điểm chung, chưa hướng dẫn được cho học sinh, sinh viên những cách, những phương pháp cụ thể để truyền tải được điều mình nói vào đầu người nghe, nếu có thì chỉ là đến tai người nghe mà thôi. Hầu hết học sinh, sinh viên ở các trường học Việt khi thuyết trình đều học thuộc lòng và đọc như trả bài trước lớp. Tất cả đều chưa có được khả năng nói chuyện, trình bày chính kiến của mình để mọi người có thể nghe, đánh giá và suy nghĩ.
Để thuyết trình hiệu quả, chúng ta cần biết: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.
Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.
* Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.
* Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…
* Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.
Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.
Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
* Không làm mất thời gian của người nghe
* Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
* Cấu trúc tốt bài thuyết trình
* Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
* Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
* Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
Kỹ năng thuyết trình vốn luôn được đưa vào quá trình giảng dạy cho học sinh từ cấp 1 thông qua hình thức giơ tay phát biểu. Lớn lên một chút, thầy cô tổ chức một số buổi kể chuyện hay thuyết trình văn học. Tất cả đều có một điểm chung, chưa hướng dẫn được cho học sinh, sinh viên những cách, những phương pháp cụ thể để truyền tải được điều mình nói vào đầu người nghe, nếu có thì chỉ là đến tai người nghe mà thôi. Hầu hết học sinh, sinh viên ở các trường học Việt khi thuyết trình đều học thuộc lòng và đọc như trả bài trước lớp. Tất cả đều chưa có được khả năng nói chuyện, trình bày chính kiến của mình để mọi người có thể nghe, đánh giá và suy nghĩ.
Để thuyết trình hiệu quả, chúng ta cần biết: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.
Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.
* Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.
* Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…
* Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.
Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.
Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
* Không làm mất thời gian của người nghe
* Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
* Cấu trúc tốt bài thuyết trình
* Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
* Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
* Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe