Những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử
[You must be registered and logged in to see this link.]
Bản thảo Rongorongo
Được xem là một điều bí ẩn nữa của đảo Phục Sinh,
Rongorongo là tên của bản thảo viết bằng chữ tượng hình do những cư dân
đầu tiên của đảo viết ra. Rongorongo xuất hiện một cách đầy bí ẩn
vào vào những năm 1700 trong khi cư dân những vùng đảo lân cận còn chưa
có chữ viết. Ngôn ngữ này đã biến mất từ lâu khiến cho việc giải mã bản
thảo trở nên vô vọng. Thực dân châu Âu cấm đoán ngôn ngữ này vì nguồn
gốc ngoại giáo của người dân trên đảo.
Thành phố Helike biến mất như thế nào?
Nhà văn Hy Lạp Pausanias đã miêu tả lại cảnh tượng trận động đất kinh hoàng đã phá hủy thành phố Helike trong một đêm, kéo theo một cơn sóng thần khủng khiếp nhấn chìm tất cả những gì còn sót lại của thủ phủ phồn thịnh một thời.
Thủ đô của các nước liên minh vùng Achaean này là trung tâm thờ phụng
thần biển cả Poseidon. Ngoài các văn tự Hy Lạp cổ, không có dấu hiệu gì
cho thấy thành phố này đã từng tồn tại cho đến khi một nhà khảo cổ phát
hiện đồng tiền Helike có chạm khắc hình đầu thần Poisedon.
Năm 2001, hai nhà khảo cổ đã xác định được vị trí
của thành phố Helike bên dưới một lớp bùn và sỏi. Công tác khai quật
đang được tiến hành và các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm hiểu được quá
trình lớn mạnh và diệt vong của thành phố được một số người xem là
thành phố Atlantis trong huyền thoại.
Xác ướp đầm lầy
Cho đến nay đã có hàng trăm xác ướp – chủ yếu từ
thời đồ sắt – được phát hiện ở vùng đầm lầy phía bắc châu Âu. Phần
nhiều các xác ướp được bảo quản rất tốt có niên đại đến 2000 năm và
mang dấu vết của việc bị tra tấn và bạo lực. Những vết tích đáng sợ này
khiến các nhà khoa học phải đặt giả thiết rằng họ là nạn nhân của một
nghi thức cúng tế của người xưa.
Sự sụp đổ của Đế chế Minoan
Trong khi các sử gia ngày càng khám phá thêm nhiều
nguyên nhân khiến Đế chế La Mã sụp đổ thì bí ẩn vẫn bao trùm lên sự
biến mất của Đế chế Minoan. Cách đây khoảng 3.500 năm, một trận động
đất xảy ra trên đảo Thera đã cuốn đi tất cả sự sống trên đảo Crete, nơi
xuất phát câu chuyện về một vị vua và con quái vật đã ăn thịt ông ta.
Những tấm bảng đất sét do các nhà khảo cổ phát hiện ra lại cho thấy đế
chế này vẫn còn tồn tại sau đó khoảng 50 năm trước khi biến mất hoàn
toàn. Các giả thiết về sự sụp đổ bao gồm một lớp tro núi lửa làm mùa
màng thất bát hoặc họ đã bị quân Hy Lạp chiếm quyền.
Các cột đá Carnac
Công trình đá Stonehenge ở Anh vẫn còn là bí ẩn đối
với các nhà khoa học nhưng công trình Carnac tại bờ biển Brittany đông
bắc Pháp có lẽ còn gây tò mò hơn nữa.
Hơn 3000 cột đá cự thạch được sắp xếp thành một
đường hoàn hảo trải dài hơn 12 km. Truyền thuyết địa phương kể rằng
những cột đá này là một quân đoàn La Mã bị pháp sư Merlin hóa đá. Một
nhà khoa học nghiên cứu công trình hơn 30 năm lại giả thiết rằng những
cột đá này là một công cụ dự báo động đất. Nhân dạng của những người
thuộc thời kỳ đồ đá mới xây dựng công trình này hiện vẫn còn nằm trong
vòng bí ẩn.
Robin Hood là ai?
Các sử gia vẫn tiếp tục tìm kiếm nhân vật Robin Hood
huyền thoại, một hiệp sĩ rừng xanh cướp của người giàu chia cho dân
nghèo và danh sách những người tình nghi xuất hiện khá nhiều tên tuổi.
Trong số đó bao gồm một người chạy trốn đến Yorkshire tên Robert Hod,
Hobbehod và một Robert Hood vùng Wakefield. Việc lọc ra những cái tên
trở nên ngày càng phức tạp vì “Robin Hood” mang nghĩa người sống ngoài
vòng pháp luật như trong trường hợp của William Le Fevre. Người này sau
đó đổi họ thành RobeHod, theo như những ghi chép của tòa án. Cuộc tìm
kiếm nhân vật huyền thoại này trở nên khó khăn hơn vì về sau những
người kể chuyện lại thêu dệt thêm nhiều nhân vật câu chuyện, ví dụ như
Hoàng tử John và Richard Dũng Mãnh.
Sự mất tích của một binh đoàn La Mã
Sau khi một đội quân La Mã kém cỏi của tướng Crassus
bị quân Parthians đánh bại, người ta cho rằng một nhóm nhỏ tù binh
chiến tranh đã lang thang qua sa mạc và cuối cùng gia nhập vào quân đội
của 17 năm sau. Sử gia Ban Gu sống ở Trung Quốc thế kỷ thứ nhất có ghi
lại một trận đối đầu với đội quân lạ lùng chiến đấu theo đội hình vảy
cá, một nét đăc trưng của quân đội La Mã.
Một sử gia thuộc Đại học Oxford so sánh các tài liệu
cổ và cho rằng tàn quân La Mã đã xây dựng một thị trấn nhỏ tên Liqian
gần sa mạc Gobi (cách viết của từ “La Mã" theo tiếng Trung). Các nhà
khoa học đang tiến hành thử nghiệm DNA đế chứng minh cho giả thiết trên
và để giải thích một số đặc điểm của hậu duệ hiện nay: mắt màu lục, tóc
vàng và thú vui đấu bò.
Bản thảo Voynich
Bản thảo viết tay Voynich có lẽ là quyển sách khó
đọc nhất trên thế giới. Di vật 500 tuổi này được phát hiện vào năm 1912
ở một thư viện ở Rome, bao gồm 240 trang chữ viết và tranh minh họa
hoàn toàn xa lạ. Các nhà mật mã đã ra sức giải mã chữ viết lạ lùng này
nhưng chưa ai thành công. Thậm chí một số người còn cho đây chỉ là một
trò đùa của người xưa. Tuy nhiên, phân tích quyển sách cho thấy bản
viết tay này dường như tuân theo các cấu trúc và quy luật của một ngôn
ngữ thật sự.
Xác ướp hồ Tarim
Trong một cuộc khai quật bên dưới lưu vực Tarim phía
tây Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hơn 100 xác ướp có tuổi
thọ hơn 2000 năm. Victor Mair, một giáo sư đại học đã hết sức ngạc
nhiên khi đối mặt với các xác ướp tóc vàng, mũi dài trong một cuộc
trưng bày ở viện bảo tàng đến nỗi năm 1993 ông đã quay lại để thu thập
các mẫu DNA.
Xét nghiệm DNA đã củng cố giả thiết của ông là các
xác ướp này mang bộ gien của người châu Âu. Văn tịch cổ Trung Quốc
thuộc thế kỷ thứ I trước Công nguyên có đề cập đến những nhóm người
định cư da trắng được gọi là Bai, Yeuzhi và Tocharians. Tuy nhiên, vẫn
chưa có lời giải thích nào về nguyên nhân tại sao những người này lại
xuất hiện ở đây.
Sự biến mất của nền văn minh Thung lũng Indus
Nền văn minh Thung lũng Indus trải dài từ tây Ấn đến
Afghanistan và dân số lên đến 5 triệu người. Đây là nền văn minh lâu
đời nhất được biết đến của Ấn Độ. Cho đến tận năm 1922, ông John
Marshall khai quật thành phố đã phát hiện ra một nền văn hóa cực kỳ “vệ
sinh”. Có hệ thống thoát nước cực kỳ phức tạp và những bồn tằm được
thiết kế hoàn hảo. Điều kỳ lạ là không có bằng chứng khảo cổ cho thấy
sự tồn tại của quân đội, nhà vua, nô lệ, mâu thuẫn xã hội hoặc các tệ
nạn phổ biến thời cổ đại.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Bản thảo Rongorongo
Được xem là một điều bí ẩn nữa của đảo Phục Sinh,
Rongorongo là tên của bản thảo viết bằng chữ tượng hình do những cư dân
đầu tiên của đảo viết ra. Rongorongo xuất hiện một cách đầy bí ẩn
vào vào những năm 1700 trong khi cư dân những vùng đảo lân cận còn chưa
có chữ viết. Ngôn ngữ này đã biến mất từ lâu khiến cho việc giải mã bản
thảo trở nên vô vọng. Thực dân châu Âu cấm đoán ngôn ngữ này vì nguồn
gốc ngoại giáo của người dân trên đảo.
Thành phố Helike biến mất như thế nào?
Nhà văn Hy Lạp Pausanias đã miêu tả lại cảnh tượng trận động đất kinh hoàng đã phá hủy thành phố Helike trong một đêm, kéo theo một cơn sóng thần khủng khiếp nhấn chìm tất cả những gì còn sót lại của thủ phủ phồn thịnh một thời.
Thủ đô của các nước liên minh vùng Achaean này là trung tâm thờ phụng
thần biển cả Poseidon. Ngoài các văn tự Hy Lạp cổ, không có dấu hiệu gì
cho thấy thành phố này đã từng tồn tại cho đến khi một nhà khảo cổ phát
hiện đồng tiền Helike có chạm khắc hình đầu thần Poisedon.
Năm 2001, hai nhà khảo cổ đã xác định được vị trí
của thành phố Helike bên dưới một lớp bùn và sỏi. Công tác khai quật
đang được tiến hành và các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm hiểu được quá
trình lớn mạnh và diệt vong của thành phố được một số người xem là
thành phố Atlantis trong huyền thoại.
Xác ướp đầm lầy
Cho đến nay đã có hàng trăm xác ướp – chủ yếu từ
thời đồ sắt – được phát hiện ở vùng đầm lầy phía bắc châu Âu. Phần
nhiều các xác ướp được bảo quản rất tốt có niên đại đến 2000 năm và
mang dấu vết của việc bị tra tấn và bạo lực. Những vết tích đáng sợ này
khiến các nhà khoa học phải đặt giả thiết rằng họ là nạn nhân của một
nghi thức cúng tế của người xưa.
Sự sụp đổ của Đế chế Minoan
Trong khi các sử gia ngày càng khám phá thêm nhiều
nguyên nhân khiến Đế chế La Mã sụp đổ thì bí ẩn vẫn bao trùm lên sự
biến mất của Đế chế Minoan. Cách đây khoảng 3.500 năm, một trận động
đất xảy ra trên đảo Thera đã cuốn đi tất cả sự sống trên đảo Crete, nơi
xuất phát câu chuyện về một vị vua và con quái vật đã ăn thịt ông ta.
Những tấm bảng đất sét do các nhà khảo cổ phát hiện ra lại cho thấy đế
chế này vẫn còn tồn tại sau đó khoảng 50 năm trước khi biến mất hoàn
toàn. Các giả thiết về sự sụp đổ bao gồm một lớp tro núi lửa làm mùa
màng thất bát hoặc họ đã bị quân Hy Lạp chiếm quyền.
Các cột đá Carnac
Công trình đá Stonehenge ở Anh vẫn còn là bí ẩn đối
với các nhà khoa học nhưng công trình Carnac tại bờ biển Brittany đông
bắc Pháp có lẽ còn gây tò mò hơn nữa.
Hơn 3000 cột đá cự thạch được sắp xếp thành một
đường hoàn hảo trải dài hơn 12 km. Truyền thuyết địa phương kể rằng
những cột đá này là một quân đoàn La Mã bị pháp sư Merlin hóa đá. Một
nhà khoa học nghiên cứu công trình hơn 30 năm lại giả thiết rằng những
cột đá này là một công cụ dự báo động đất. Nhân dạng của những người
thuộc thời kỳ đồ đá mới xây dựng công trình này hiện vẫn còn nằm trong
vòng bí ẩn.
Robin Hood là ai?
Các sử gia vẫn tiếp tục tìm kiếm nhân vật Robin Hood
huyền thoại, một hiệp sĩ rừng xanh cướp của người giàu chia cho dân
nghèo và danh sách những người tình nghi xuất hiện khá nhiều tên tuổi.
Trong số đó bao gồm một người chạy trốn đến Yorkshire tên Robert Hod,
Hobbehod và một Robert Hood vùng Wakefield. Việc lọc ra những cái tên
trở nên ngày càng phức tạp vì “Robin Hood” mang nghĩa người sống ngoài
vòng pháp luật như trong trường hợp của William Le Fevre. Người này sau
đó đổi họ thành RobeHod, theo như những ghi chép của tòa án. Cuộc tìm
kiếm nhân vật huyền thoại này trở nên khó khăn hơn vì về sau những
người kể chuyện lại thêu dệt thêm nhiều nhân vật câu chuyện, ví dụ như
Hoàng tử John và Richard Dũng Mãnh.
Sự mất tích của một binh đoàn La Mã
Sau khi một đội quân La Mã kém cỏi của tướng Crassus
bị quân Parthians đánh bại, người ta cho rằng một nhóm nhỏ tù binh
chiến tranh đã lang thang qua sa mạc và cuối cùng gia nhập vào quân đội
của 17 năm sau. Sử gia Ban Gu sống ở Trung Quốc thế kỷ thứ nhất có ghi
lại một trận đối đầu với đội quân lạ lùng chiến đấu theo đội hình vảy
cá, một nét đăc trưng của quân đội La Mã.
Một sử gia thuộc Đại học Oxford so sánh các tài liệu
cổ và cho rằng tàn quân La Mã đã xây dựng một thị trấn nhỏ tên Liqian
gần sa mạc Gobi (cách viết của từ “La Mã" theo tiếng Trung). Các nhà
khoa học đang tiến hành thử nghiệm DNA đế chứng minh cho giả thiết trên
và để giải thích một số đặc điểm của hậu duệ hiện nay: mắt màu lục, tóc
vàng và thú vui đấu bò.
Bản thảo Voynich
Bản thảo viết tay Voynich có lẽ là quyển sách khó
đọc nhất trên thế giới. Di vật 500 tuổi này được phát hiện vào năm 1912
ở một thư viện ở Rome, bao gồm 240 trang chữ viết và tranh minh họa
hoàn toàn xa lạ. Các nhà mật mã đã ra sức giải mã chữ viết lạ lùng này
nhưng chưa ai thành công. Thậm chí một số người còn cho đây chỉ là một
trò đùa của người xưa. Tuy nhiên, phân tích quyển sách cho thấy bản
viết tay này dường như tuân theo các cấu trúc và quy luật của một ngôn
ngữ thật sự.
Xác ướp hồ Tarim
Trong một cuộc khai quật bên dưới lưu vực Tarim phía
tây Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hơn 100 xác ướp có tuổi
thọ hơn 2000 năm. Victor Mair, một giáo sư đại học đã hết sức ngạc
nhiên khi đối mặt với các xác ướp tóc vàng, mũi dài trong một cuộc
trưng bày ở viện bảo tàng đến nỗi năm 1993 ông đã quay lại để thu thập
các mẫu DNA.
Xét nghiệm DNA đã củng cố giả thiết của ông là các
xác ướp này mang bộ gien của người châu Âu. Văn tịch cổ Trung Quốc
thuộc thế kỷ thứ I trước Công nguyên có đề cập đến những nhóm người
định cư da trắng được gọi là Bai, Yeuzhi và Tocharians. Tuy nhiên, vẫn
chưa có lời giải thích nào về nguyên nhân tại sao những người này lại
xuất hiện ở đây.
Sự biến mất của nền văn minh Thung lũng Indus
Nền văn minh Thung lũng Indus trải dài từ tây Ấn đến
Afghanistan và dân số lên đến 5 triệu người. Đây là nền văn minh lâu
đời nhất được biết đến của Ấn Độ. Cho đến tận năm 1922, ông John
Marshall khai quật thành phố đã phát hiện ra một nền văn hóa cực kỳ “vệ
sinh”. Có hệ thống thoát nước cực kỳ phức tạp và những bồn tằm được
thiết kế hoàn hảo. Điều kỳ lạ là không có bằng chứng khảo cổ cho thấy
sự tồn tại của quân đội, nhà vua, nô lệ, mâu thuẫn xã hội hoặc các tệ
nạn phổ biến thời cổ đại.