Nét văn hóa ẩm thực người Việt
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng
như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều
loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn
thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là
tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam
Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có
màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng
nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền
Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng
Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau
húng Láng.
Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị
đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt,
nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam. Màu sắc được phối trộn
phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi
tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế với
phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn
chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món
Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa,
Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt,
độ cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba
khía... Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa,
dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất
hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui...
Ẩm thực các dân tộc thiểu số: Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều
có những bản sắc riêng biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn phèo
non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn),
bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng
Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, các món xôi nếp
nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ...
Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện
nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong
bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc
ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia
đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội
Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng
như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn
phải nhai, nói phải nghĩ”
Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn
tuổi, trẻ nhỏ"kính trên nhường dưới", thể hiện sự kính trọng, tình cảm
yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi
người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt
nhọc.
Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người
với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm
những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp
thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn
thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui
mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng
như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều
loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn
thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là
tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam
Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có
màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng
nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền
Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng
Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau
húng Láng.
Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị
đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt,
nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam. Màu sắc được phối trộn
phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi
tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế với
phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn
chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món
Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa,
Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt,
độ cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba
khía... Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa,
dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất
hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui...
Ẩm thực các dân tộc thiểu số: Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều
có những bản sắc riêng biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn phèo
non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn),
bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng
Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, các món xôi nếp
nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ...
Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện
nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong
bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc
ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia
đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội
Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng
như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn
phải nhai, nói phải nghĩ”
Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn
tuổi, trẻ nhỏ"kính trên nhường dưới", thể hiện sự kính trọng, tình cảm
yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi
người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt
nhọc.
Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người
với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm
những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp
thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn
thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui
mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt