DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


3 posters

    sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản

    mahieng_spnvk35
    mahieng_spnvk35
    Thử việc văn phòng
    Thử việc văn phòng


    Tổng số bài gửi : 59
    Cảm ơn : 5

    sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản Empty sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản

    Bài gửi by mahieng_spnvk35 2011-10-16, 12:25

    Sáng tạo là gì? Mỹ học là gì? Đó là những câu hỏi có thể phải trả lời bằng cả ngàn cuốn sách vẫn chưa rõ nghĩa, nhưng như vậy không có nghĩa chúng ta là những phạm trù hù doạ ngăn cản chúng ta sáng tạo.

    Chẳng hạn, nều người ta đặt câu hỏi không gian là cái chi, thì ngay các triết gia nổi tiếng nhất hành tinh cũng không dám trả lời một cách rõ ràng, tuy vậy, một tài xế bằng mắt ước lượng đã căn xe của minh đi lọt qua khoảng trống nào đó, một cách không cần phải biết định nghĩa anh ta đã thao tác khả năng thực thi không gian của mình. Hoặc một người nấu rượu cũng chẳng biết định nghĩa về thời gian vậy mà anh ta vẫn thao tác toàn bộ qui trình trưng cất từ ủ men đến nấu rượu, đến quá trình làm lạnh. Cũng vậy cho dù chúng ta chưa trả lời được minh bạch ngọn ngành sáng tạo-mỹ học là gì, chúng ta vẫn bắt tay vào sáng tạo; điều đó không phải là vô minh, mà giống tất cả mọi người cho dù chưa hiểu hết không gian và thời gian là gì thì vẫn cứ sống trong không gian và với thời gian (tuy vậy, không nên nhầm lẫn giữa chưa hiểu hết với mặc kệ chẳng cần hiểu theo chủ nghĩa tự nhiên).

    Văn hào Lỗ Tấn có nêu ra hình ảnh vô cùng dễ hiểu của sáng tạo là: Một người lấy ngón tay ngoáy lỗ mũi chẳng ai nhin, nhưng nếu có người dùng ngón chân ngoáy lỗ mũi, thì người đó có thể quây rạp để bán vé lấy tiền. Câu chuyện mộc mạc nhưng đấy chất biểu tượng đó có nghĩa gì? Đã sáng tạo thì có nghĩa phải làm ra điều gì đó bất bình thường, một điều không mấy ai làm được. Và trong cuộc chạy đua, ai càng làm ra những gì người khác không làm nổi thì càng độc đáo, thậm chí không ai làm được thì ta sẽ trở thành người bất sánh. Hãy nhìn vào các gánh xiếc thì thấy, người ta không ai mất tiền đi xem cái thứ ai cũng làm được, mà họ mất tiền để xem người đi trên dây, người trồng cây chuối, người đi cà kheo cao lênh khênh, người tung hứng 3 đồ vật, 4 đồ vật, 5 đồ vật, càng tung được nhiều đồ vật càng tài. Như vua hề Charles Chaplin đã mở màn sự nghiệp lẫy lừng của mình từ một điễn viên xiếc, ông không chỉ leo dây mà còn trình diễn nhín phi vụ không ai có thể chịu nổi, khi đang leo dây thì có những con khỉ bấu lấy giằng chân ông ra khỏi dây, chưa kịp chống cự có con lại tụt quần ông làm gì đây để vừa khỏi bị ngã vừa giữ lại chiếc quần lót trong kẻo để nó đùa nôt thì quá quê trước mắt khán giả, đã thế lại có cả vài con khỉ trèo lên đầu ông, vừa lấy tay bịt mắt ông, vừa lấy đuôi nhét vào mồn.. như vậy Chaplin đã cố trình diễn một việc leo dây khó nhất với muôn vàn cản trở. Càng làm được việc khó làm Chaplin càng trở thành người độc tôn. Trái lại, gánh xiếc nào càng làm việc dễ làm càng mất khách. Đó không phải là việc của riêng ngành xiếc, tất cả các bộ môn nghệ thuật biểu diễn nều khogn tìm ra được những tiết mục mới, “Tích mới -tuồng mới” thì đều đứng trước nguy cơ sập tiệm.

    Đấy từ câu chuyện ngoáy lỗ mũi bằng ngón chân của Lỗ Tấn, chúng ta đã dễ dàng đi bước đầu tiên vào sáng tạo. Sáng tạo là làm cái khó, những không chỉ leo dây, trồng cây chuối mới là cái khó, mà riêng chuyện đi bộ thôi, một người đi bộ một vạn dặm không cần suy nghĩ gì ta cũng biết người đó còn vĩ đại hơn anh chàng kia chạy vài chục mét. Và sáng tạo một công trình, như con đường vạn dặm dù còn thô mộc nhưng bạt núi-san đồi-trèo qua vực thẳm thì cách gì cũng lớn gấp bội con đường dài vài trăm mét dù có được giăng đèn kết hoa rực rỡ.

    Người La Mã có một câu rất nổi tiếng rằng; “Thành La Mã không được xây dựng trong một ngày”. Làm một chiếc lều tre thì có thể ai cũng làm được, ngay cả người chẳng hề biết việc anh ta vẫn có thể dựng đại một chiếc lều tre, chẳng may nó đổ, anh ta lại dựng nó lên. Nhưng khi đã làm một toà lâu đài, thì người ta phải san nền, đổ móng, tính toán kỹ lưỡng, kẻo để nó đổ thì sẽ không thể cứu vãn được. Vì thế các nhà bách khoa tuy không đưa ra được thước đo cụ thể nhưng luôn luôn coi trọng tính sinh khí-cũng chính là tính hoành tráng của tác phẩm. Tác phẩm càng lớn càng tràn trề sức sống ở bên trong như một dòng sông đang cuộn chảy từ nguồn đổ về, tác phẩm đó càng có cơ hội đồng hành cùng sự vĩ đại.

    Ngoáy lỗ mũi không phải bằng ngón tay lại là bằng ngón chân, đó cũng chính là vượt qua cái bình thường để đi tới bất thường. Đó cũng là cách quan niệm đầu tiên của triết gia Aristote dành cho nghệ thuật. Arstote cho rằng, nếu người ta đi bình thường là đi bộ, nhưng khi người ta nhảy múa nghĩa là đã bước vào nghệ thuật. Và ông coi nhịp điệu là nền tảng phổ quát đầu tiên để phân biệt giữa đời thường và nghệ thuật.

    Sinh hoạt đời thường mọi người đi lại theo chức năng trong lao động hoặc nghỉ ngơi, đó cũng là những ngày thường, ăn-ngủ-đi-đứng bình thường; nhưng khi đã quay cuồng trong nhịp điệu là người ta đang cuốn vào giữa dòng xoáy hân hoan cảu bữa tiệc, của tâm cảm, cũng như âm nhạc. Điều đó diễn ra phổ biến trên toàn thế giới, vào ngày lễ, ngày hội, ngày cưới, người da đen nhảy, người da đỏ nhảy, người da trắng nhảy. Và tiêu chí đó được áp dụng đầu tiên cho thơ, cũng là môn nghệ thuật bằng lời sớm nhất của con người. Ngôn ngữ chỉ có thể trở nên thơ khi nó mang tính nhịp điệu. Các thể thơ sớm ở châu Âu từ Iambic, Ballad đến Sonnet nói về thơ như sau: “Ngôn ngữ và trật tự - một cặp nhảy hoàn mỹ không chịu rời nhau nửa bước”.

    Nếu Aristote coi nhịp điệu là bước đầu tiên nhấc cuộc sống bình thường lên sân khấu nghệ thuật, thì Hegel nhà mỹ học vĩ đại của thời hiện đại đã xem: mỹ cảm là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Để dễ hiểu Hegel ví: giống như đi nghe nhạc, việc đầu tiên người ta muốn được chìm đắm mê man trong sự hưởng thụ những giai điệu và hoà thanh; trái lại nều phải nghe những giai điệu tẻ nhạt, những hoà thanh chói nhĩ, người ta sẽ bỏ về. Vì thế, mỹ cảm là cái đầu tiên phải cuốn hút và chinh phục khán giả. Nhưng cũng chỉ có âm nhạc bình thường mới dừng ở mức chỉ đạt tới mỹ cảm để chinh phục khán giả, vượt lên hơn thế rất nhiều thi ca được coi là khó nhất, cao cả nhất, vì nó dùng ngôn ngữ là phương tiện duy nhất có khả năng triết lý để thể hiện tư tưởng của mình. Vì vậy, những nhà văn viết để bạn đọc bình thường mủi lòng thấy thích là thứ văn học không thể chạy đua kịp với mỹ cảm âm nhạc, vì văn có si mê mấy cũng làm sao sánh được với những giai điệu hân hoan của âm nhạc. Hegel còn nói: bản chất của người lớn khác trẻ con ở chỗ, trẻ con làm những gì chúng thích từ ăn, chơi, chạy nhảy, đến đi tè; nhũng người lớn là người buộc phải làm những gì mình không thích-cũng có nghĩa là bổn phận. Vì thế văn học dùng ở mức bùi tai, khiến nhiều bạn đọc thích vẫn chỉ là thứ văn học “trẻ con” cấp thấp, chiều lòng thị hiếu rẻ tiền. Người phương Tây có câu “Giá trị của một cuốn sách nằm ở chỗ nó ám ảnh trong lòng bạn đọc càng lâu càng quý”. Như vậy, một cuốn sách nếu nó càng khó hiểu (khó hiểu bởi tính tư tưởng của nó chứ không phải cố tình viết huyền hoặc ú ớ đánh bẫy độc giả), càng gợi lên những điều suy nghĩ-chưa thể một lúc mở toang, càng cậy vất, càng day dứt, càng trăn trở, càng thúc đẩy, càng lôi keo bạn đọc chạy về chân trờ lý tưởng cao thượng thì cuốn sách đó càng có giá trị. Như triết gia Kant quan niệm cuốn sách giá trj khi lúc nào nó cũng đang sống dang dở trong lòng bạn đọc với ngổn ngang những vấn để của nó. Trái lại, một cuốn sách vừa đọc xong đã thấy thú vị, rồi kể vanh vách cho người khác nghe, chàng ấy ra sao, cô ấy thế nào, là một cuốn sách khép lại cũng là khép lại cũng là khép lại đời sống của nó.

    Thành La Mã không xây trong một ngày! Một cuốn sách giống như một công trình người ta phải thai nghén, phải kiến thiết và tạo tác trong nhiều ngày tháng. Trái lại, một bài thơ tứ tuyệt, hoặc được đẻ ra trong một đêm không bao giờ coi là công trình. Đó là một chiếc lều tre, mà nếu cố một tí ai ai cũng có thể làm. Muốn trở thành một kiến trúc sư sáng tạo công trình thế kỷ, thiên kỷ, hay vĩnh cửu, bạn luôn luôn cần phân biệt điều đó.
    avatar
    LeXuanTien_Spnvk32
    Giám sát viên
    Giám sát viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 704
    Tuổi : 34
    Cảm ơn : 83

    sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản Empty Re: sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản

    Bài gửi by LeXuanTien_Spnvk32 2011-10-16, 17:09

    Hêy da.... môn Mỹ học của thầy Trung.... mình cố gắng lắm cũng dc 7d.... thích cái câu "Kinh quá các anh các chị ơiiiiiiii!" của thầy.... hi hi... ^^ tongue
    nguyenthithanhnga_spnvk34
    nguyenthithanhnga_spnvk34
    Thử việc văn phòng
    Thử việc văn phòng


    Giới tính : Nữ
    Tổng số bài gửi : 76
    Tuổi : 34
    Cảm ơn : 7

    sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản Empty Re: sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản

    Bài gửi by nguyenthithanhnga_spnvk34 2011-11-07, 21:54

    hihi, đẹp lắm các em ơiiiiiiiiii....

    Sponsored content


    sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản Empty Re: sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 2024-11-15, 14:37