Sáng tạo: Kỹ năng đột phá sáng tạo của mỗi con người (phần đầu)
[You must be registered and logged in to see this link.]
Có thể nói sáng tạo là phẩm chất tuyệt vời và đáng yêu nhất của loài người. Có lẽ nó cũng là thứ của hiếm, khó kiếm nhất của loài người ngày nay. Tin vui cho cộng đồng SAGA là mặc dù là của hiếm, khó kiếm, năng lực sáng tạo của con người hầu như là vô tận. Nó không cần tới gì cả, trừ ước mơ được sáng tạo, được tìm đến với tri thức mới. Tất nhiên chúng ta cần giả định là mỗi cá nhân khi làm việc ấy có sức khỏe vừa đủ, điều kiện sống vừa đủ và một tinh thần ham muốn sáng tạo vô tận. Vâng, tinh thần ham muốn, chứ không phải gì khác, sẽ quyết định.
Vấn đề là làm thế nào. Nguyên lý thì như thế, còn làm thế nào lại vẫn luôn là câu hỏi.
Nuôi dưỡng tinh thần ham muốn
Việc trước tiên, theo cái tạm xem là "đề xuất" của cá nhân tôi chính là khả năng nuôi dưỡng hệ thống tinh thần ham muốn sáng tạo lâu bền. Thường thì ai cũng có những ước ao sáng tạo và cống hiến năng lực sáng tạo cho xã hội. Vấn đề khó khăn là nuôi dưỡng được bao lâu.
Theo quan sát, chúng ta có thể thấy sự ham muốn này thui chột khá nhanh. Thoạt đầu là sự thích thú. Sau khi tìm hiểu, ước mơ hình thành. Tìm hiểu thêm nữa thấy thôi thúc. Bắt tay vào thử thì đầy thách thức. Số thách thức tăng lên, sức ép tăng lên và đường đến mục tiêu sáng tạo xa dần ra, ngày càng diệu vợi.
Tới một ngày xấu trời, câu hỏi "Tôi đang làm gì thế này" xuất hiện, và trong một giây phút của sức ép và sự chán nản, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể bỏ rơi ham muốn sáng tạo ban đầu. Thế là mọi thứ kết thúc.
Việc này lặp đi lặp lại, nhiều lần quá và dễ thấy tới mức hầu hết chúng ta cho rằng sự sáng tạo là không thể đối với một người bình thường (tức là một người có năng lực trung bình) trong xã hội. Thực tế lại không phải thế. Mỗi một người bình thường cũng đều có khả năng sáng tạo vô tận, mọi lúc, mọi nơi. Cái bị thiếu là ham muốn sáng tạo, chứ không phải năng lực. Nếu gộp ham muốn vào năng lực thì mới có thể nói là "thiếu năng lực sáng tạo."
Như vậy, điều khó nhất theo lập luận này là giữ được ham muốn sáng tạo. Biết nguyên nhân thì giải quyết thế nào. Rất may là có. Để sáng tạo, chúng ta cần tìm được động lực cho sáng tạo. Động lực ấy ở đâu ra? Toàn bộ hệ thống suy nghĩ-văn hóa-hành vi của con người bị chi phối mạnh mẽ bởi hai chữ LỢI ÍCH. Không có lợi ích, các mục tiêu không sớm thì muộn của sáng tạo cũng trở nên xa vời và diệu vời. Không có lợi ích, chúng ta không tạo ra được hệ thống giá trị cốt lõi cần thiết để tiếp tục theo đuổi trên một đoạn đường dài. Thực tế để chứng minh điều này có vô số quanh ta, tôi chỉ làm việc cắt-dán vào đây mà thôi.
Thế thì LỢI ÍCH từ đâu ra và bản chất nó là gì? Bản chất của lợi ích là sự đáp ứng nhu cầu của con người. Các nhu cầu này có rất nhiều, đa dạng, nhưng chúng có thể được nhóm vào thang nhu cầu của Maslow, chính vì thế việc phát kiến ra thang nhu cầu này đáng lẽ có vị trí xứng đáng hơn nhiều lần trong thế giới học thuật, nhưng vì một lý do nào đó, người ta chỉ nhắc tới nó như một lý thuyết tốt. Theo tôi nó là một lý thuyết vĩ đại. Cảm ơn Maslow, người đã phát kiến ra nó.
Chúng ta cần phải biết việc sáng tạo đang theo đuổi phục vụ nhu cầu nào của bản thân. Nhu cầu đó nếu thường trực, có giá trị lớn và không thể không đáp ứng, thì đó chính là động lực tạo ra lợi ích khiến cho việc sáng tạo trở nên có thể. Mỗi người sẽ khác nhau ở đây. Nhưng nếu mỗi người đều cùng tìm đến được lợi ích riêng, bền vững, cho quá trình đạt tới mục tiêu sáng tạo, thì xã hội sẽ chung nhau ở ham muốn sáng tạo, bất kể đó là động cơ lợi ích cụ thể nào.
Một chuyên viên kỹ thuật có thể theo đuổi sự sáng tạo phát kiến kỹ thuật để có tiền và mua một căn hộ riêng cho mình trong vòng 5 năm tới. Cá nhân một giảng viên đại học về tài chính có thể theo đuổi nấc khác của thang Maslow là tự hoàn thiện bằng cách sáng tạo ra một chương trình đào tạo chuyên môn, chẳng hạn như "financial engineering," chỉ nhằm để rất nhiều người biết đến nó, như một sự giới thiệu một khuôn khổ đào tạo mới ấy vào ngành tài chính Việt Nam, và tiếp tục tự hoàn thiện các giáo án. Tuy vậy cả anh/chị chuyên viên vừa nhắc tới và người giảng viên đó đều lao tới một mục tiêu, phải có sáng tạo nhằm tạo ra giá trị mới -- thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
Nuôi dưỡng tinh thần ham muốn cũng cần đạt tới sự bền bỉ cần thiết. Tất cả chúng ta, khi đang bật máy đọc bài viết này trên SAGA đều mắc nợ một vĩ nhân, một nhà khoa học thiên tài, cũng là người sáng tạo kỹ thuật thiên tài người Anh: Michael Faraday. Để có thể sáng tạo tới đích cuối cùng, Faraday đã ghi nhật ký trong sổ mà lúc trái tim và khối óc vĩ đại của ông dừng hoạt động thì số thí nghiệm ông đã trải qua là 16.041 một con số mà một nhà nghiên cứu như tôi không tài nào có thể hình dung ra. Thật là một con số lớn tới mức kỳ diệu. Một sự bền bỉ của lòng ham muốn phát minh.
Vậy tất cả những điều này liên quan gì tới kinh doanh và tinh thần văn minh kinh doanh. Có một điểm kết nối quan trọng, hầu hết các phát minh kỹ thuật, những sáng tạo lớn đều có liên quan không sớm thì muộn tới sự thịnh đạt kinh tế và sự nghiệp làm giàu của các xã hội văn minh. Câu chuyện thú vị của chính Michael Faraday khi đã là một nhà khoa học lừng lẫy thế giới là việc Bộ trưởng tài chính tới thăm ông. Câu nói hóm hỉnh của ông Bộ trưởng với nhà bác học đánh kính Faraday là: "Bao giờ thì tôi đánh thuế được cái máy điện của Ngài?"
Và nước Anh cũng giàu có nhờ các phát minh sáng tạo rất sớm của kỷ nguyên công nghiệp hóa của loài người, chúng ta chớ bao giờ quên điều đó. Nếu không có những con người ham muốn sáng tạo liên tục, liệu sự thịnh vượng ấy có tới với nước Anh. Nếu không có sự thôi thúc thịnh đạt kinh doanh, liệu xã hội Anh có tiếp tục nuôi dưỡng được tinh thần sáng tạo khoa học-công nghệ trong hàng trăm năm tiếp theo? Câu trả lời là nhờ cả hai. Cái nào sinh ra cái nào thì câu chuyện nghịch lý con gà-quả trứng. Nhưng cái nào cũng cần và đang đan xen với nhau thì lại là câu trả lời đương nhiên.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Vấn đề là làm thế nào. Nguyên lý thì như thế, còn làm thế nào lại vẫn luôn là câu hỏi.
Nuôi dưỡng tinh thần ham muốn
Việc trước tiên, theo cái tạm xem là "đề xuất" của cá nhân tôi chính là khả năng nuôi dưỡng hệ thống tinh thần ham muốn sáng tạo lâu bền. Thường thì ai cũng có những ước ao sáng tạo và cống hiến năng lực sáng tạo cho xã hội. Vấn đề khó khăn là nuôi dưỡng được bao lâu.
Theo quan sát, chúng ta có thể thấy sự ham muốn này thui chột khá nhanh. Thoạt đầu là sự thích thú. Sau khi tìm hiểu, ước mơ hình thành. Tìm hiểu thêm nữa thấy thôi thúc. Bắt tay vào thử thì đầy thách thức. Số thách thức tăng lên, sức ép tăng lên và đường đến mục tiêu sáng tạo xa dần ra, ngày càng diệu vợi.
Tới một ngày xấu trời, câu hỏi "Tôi đang làm gì thế này" xuất hiện, và trong một giây phút của sức ép và sự chán nản, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể bỏ rơi ham muốn sáng tạo ban đầu. Thế là mọi thứ kết thúc.
Việc này lặp đi lặp lại, nhiều lần quá và dễ thấy tới mức hầu hết chúng ta cho rằng sự sáng tạo là không thể đối với một người bình thường (tức là một người có năng lực trung bình) trong xã hội. Thực tế lại không phải thế. Mỗi một người bình thường cũng đều có khả năng sáng tạo vô tận, mọi lúc, mọi nơi. Cái bị thiếu là ham muốn sáng tạo, chứ không phải năng lực. Nếu gộp ham muốn vào năng lực thì mới có thể nói là "thiếu năng lực sáng tạo."
Như vậy, điều khó nhất theo lập luận này là giữ được ham muốn sáng tạo. Biết nguyên nhân thì giải quyết thế nào. Rất may là có. Để sáng tạo, chúng ta cần tìm được động lực cho sáng tạo. Động lực ấy ở đâu ra? Toàn bộ hệ thống suy nghĩ-văn hóa-hành vi của con người bị chi phối mạnh mẽ bởi hai chữ LỢI ÍCH. Không có lợi ích, các mục tiêu không sớm thì muộn của sáng tạo cũng trở nên xa vời và diệu vời. Không có lợi ích, chúng ta không tạo ra được hệ thống giá trị cốt lõi cần thiết để tiếp tục theo đuổi trên một đoạn đường dài. Thực tế để chứng minh điều này có vô số quanh ta, tôi chỉ làm việc cắt-dán vào đây mà thôi.
Thế thì LỢI ÍCH từ đâu ra và bản chất nó là gì? Bản chất của lợi ích là sự đáp ứng nhu cầu của con người. Các nhu cầu này có rất nhiều, đa dạng, nhưng chúng có thể được nhóm vào thang nhu cầu của Maslow, chính vì thế việc phát kiến ra thang nhu cầu này đáng lẽ có vị trí xứng đáng hơn nhiều lần trong thế giới học thuật, nhưng vì một lý do nào đó, người ta chỉ nhắc tới nó như một lý thuyết tốt. Theo tôi nó là một lý thuyết vĩ đại. Cảm ơn Maslow, người đã phát kiến ra nó.
Chúng ta cần phải biết việc sáng tạo đang theo đuổi phục vụ nhu cầu nào của bản thân. Nhu cầu đó nếu thường trực, có giá trị lớn và không thể không đáp ứng, thì đó chính là động lực tạo ra lợi ích khiến cho việc sáng tạo trở nên có thể. Mỗi người sẽ khác nhau ở đây. Nhưng nếu mỗi người đều cùng tìm đến được lợi ích riêng, bền vững, cho quá trình đạt tới mục tiêu sáng tạo, thì xã hội sẽ chung nhau ở ham muốn sáng tạo, bất kể đó là động cơ lợi ích cụ thể nào.
Một chuyên viên kỹ thuật có thể theo đuổi sự sáng tạo phát kiến kỹ thuật để có tiền và mua một căn hộ riêng cho mình trong vòng 5 năm tới. Cá nhân một giảng viên đại học về tài chính có thể theo đuổi nấc khác của thang Maslow là tự hoàn thiện bằng cách sáng tạo ra một chương trình đào tạo chuyên môn, chẳng hạn như "financial engineering," chỉ nhằm để rất nhiều người biết đến nó, như một sự giới thiệu một khuôn khổ đào tạo mới ấy vào ngành tài chính Việt Nam, và tiếp tục tự hoàn thiện các giáo án. Tuy vậy cả anh/chị chuyên viên vừa nhắc tới và người giảng viên đó đều lao tới một mục tiêu, phải có sáng tạo nhằm tạo ra giá trị mới -- thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
Nuôi dưỡng tinh thần ham muốn cũng cần đạt tới sự bền bỉ cần thiết. Tất cả chúng ta, khi đang bật máy đọc bài viết này trên SAGA đều mắc nợ một vĩ nhân, một nhà khoa học thiên tài, cũng là người sáng tạo kỹ thuật thiên tài người Anh: Michael Faraday. Để có thể sáng tạo tới đích cuối cùng, Faraday đã ghi nhật ký trong sổ mà lúc trái tim và khối óc vĩ đại của ông dừng hoạt động thì số thí nghiệm ông đã trải qua là 16.041 một con số mà một nhà nghiên cứu như tôi không tài nào có thể hình dung ra. Thật là một con số lớn tới mức kỳ diệu. Một sự bền bỉ của lòng ham muốn phát minh.
Vậy tất cả những điều này liên quan gì tới kinh doanh và tinh thần văn minh kinh doanh. Có một điểm kết nối quan trọng, hầu hết các phát minh kỹ thuật, những sáng tạo lớn đều có liên quan không sớm thì muộn tới sự thịnh đạt kinh tế và sự nghiệp làm giàu của các xã hội văn minh. Câu chuyện thú vị của chính Michael Faraday khi đã là một nhà khoa học lừng lẫy thế giới là việc Bộ trưởng tài chính tới thăm ông. Câu nói hóm hỉnh của ông Bộ trưởng với nhà bác học đánh kính Faraday là: "Bao giờ thì tôi đánh thuế được cái máy điện của Ngài?"
Và nước Anh cũng giàu có nhờ các phát minh sáng tạo rất sớm của kỷ nguyên công nghiệp hóa của loài người, chúng ta chớ bao giờ quên điều đó. Nếu không có những con người ham muốn sáng tạo liên tục, liệu sự thịnh vượng ấy có tới với nước Anh. Nếu không có sự thôi thúc thịnh đạt kinh doanh, liệu xã hội Anh có tiếp tục nuôi dưỡng được tinh thần sáng tạo khoa học-công nghệ trong hàng trăm năm tiếp theo? Câu trả lời là nhờ cả hai. Cái nào sinh ra cái nào thì câu chuyện nghịch lý con gà-quả trứng. Nhưng cái nào cũng cần và đang đan xen với nhau thì lại là câu trả lời đương nhiên.
[You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this link.] - Theo Saga
Xin tạm dừng ở đây trước khi tiếp tục ở phần sau: Luật của Đường cong Kinh nghiệm (Learning Curve hoặc Experience Curve)