DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    6 phẩm chất lãnh đạo đáng quý

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    6 phẩm chất lãnh đạo đáng quý Empty 6 phẩm chất lãnh đạo đáng quý

    Bài gửi by anhday 2009-01-13, 12:37

    Chính trực

    Chính trực là sự hội tụ, liên kết giữa các yếu tố: lời nói đi đôi với việc làm và kết hợp với những phẩm giá bên trong. Nó là sự gắn kết giữa các giá trị vững chắc, không gì có thể thay đổi.

    Một lãnh đạo chính trực có thể giành được lòng tin của mọi người và sẽ được ngưỡng mộ vì sự đồng nhất của những giá trị cốt lõi bên trong. Những phẩm chất này có thể coi như một hình mẫu tiêu biểu để mọi người noi theo, cũng như giúp cho toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp xây dựng những giá trị văn hoá hữu hiệu và có sức mạnh lớn lao.

    Cống hiến

    Cống hiến là dành mọi thời gian, nguồn lực tập trung vào một nhiệm vụ đặt ra cần được hoàn thành, chứ không đơn thuần là chỉ dành thời gian bạn có cho công việc ấy.

    Nhiệm vụ của hầu hết những ai giữ cương vị lãnh đạo không đơn thuần dừng lại: sẽ thực hiện công việc nếu có thời gian. Hay nói cách khác, họ phải cống hiến toàn bộ những gì mình có đối với nhiệm vụ được giao, cống hiến bản thân để thành công, để dẫn dắt người khác.

    Khoan dung


    Một người khoan dung, cao thượng sẽ luôn toả sáng và tạo dựng được lòng tin, sự tín nhiệm cho dù ở nơi đâu, trong hoàn cảnh nào. Đó là độ lượng trước thất bại của người khác và cho phép những người thất bại vẫn bảo toàn được nhân cách, phẩm giá của họ.

    Lãnh đạo khoan dung phải là người biết ghi nhận thành công của nhân viên và chiụ trách nhiệm cá nhân đối với những thất bại.

    Khiêm tốn

    Khiêm tốn tức là đối lập với tự cao tự đại, luôn cho bản thân mình là nhất. Cần nhận ra rằng bạn vốn đã không phải là người có cấp bậc, địa vị cao hơn người khác và hiển nhiên rằng họ cũng không phải là cấp dưới của bạn. Khiêm tốn không đồng nghĩa với việc bạn phải “thu nhỏ” hay quá tự đề cao bản thân mình.

    Những lãnh đạo khiêm tốn sẽ không hạ thấp bản thân mình, và càng không tự đánh giá quá thấp bản thân. Đơn giản, họ chỉ công nhận giá trị của người khác một cách khách quan, công bằng và nhận thức rõ địa vị họ đang nắm giữ không phải là quyền lực tối cao.

    Cởi mở


    Cởi mở là khả năng lắng nghe ý kiến của người khác, là biết cân nhắc, để dành những đánh giá cho đến thời điểm thích hợp.

    Một lãnh đạo cởi mở là phải biết lắng nghe mà không cắt lời người nói quá sớm, hay ít nhất cũng phải tỏ rõ sự quan tâm hay thiện chí xây dựng lòng tin ở họ. Cởi mở còn nằm ở việc xử lý những ý kiến khác theo khả năng tốt hơn mà không áp đặt ý kiến chủ quan riêng mình.

    Sáng tạo

    Sáng tạo là tư duy theo các cách khác nhau, là khả năng thoát khỏi khuôn mẫu và đưa ra quan điểm khác, mới hơn về sự việc.

    Đối với lãnh đạo có khả năng nhìn thấy tương lai mới thì họ sẽ dẫn dắt những người theo sau hướng tới tương lai đó, sự sáng tạo trong tình huống này chính là khả năng tư duy khác biệt và nhìn nhận ra những điều mà người khác không thể. Hơn nữa, người lãnh đạo này còn đưa ra những lý do thuyết phục để người theo sau phải đi theo.

      Hôm nay: 2024-11-15, 14:13