DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    CỔ PHIẾU DƯỢC AN TOÀN KHI ĐẦU TƯ

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    CỔ PHIẾU DƯỢC AN TOÀN KHI ĐẦU TƯ Empty CỔ PHIẾU DƯỢC AN TOÀN KHI ĐẦU TƯ

    Bài gửi by anhday 2009-01-07, 08:50

    Việt Nam đang là thị trường tiềm năng của các công ty dược khi lượng thuốc chưa đáp ứng được 50% cầu. Các cổ phiếu dược có giá trị song sức tăng trưởng không cao.

    Những năm gần đây, ngành dược luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 16 - 17%/năm.

    Cùng với đó, tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng cao qua các năm. Năm 2004, trung bình mỗi người dân chi 8,6 USD cho tiền thuốc thì đến năm 2007 đã tăng lên 14,8 USD và ước đạt 16,3 USD vào năm 2008.

    Theo một báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Vincom (VincomSC), tính đến hết tháng 10/2008, tổng giá trị thuốc sử dụng tại Việt Nam đã vượt qua mức 1,256 tỷ USD của năm 2007 và như vậy, ước đạt 1,340 tỷ USD trong năm 2008 của Bộ Y tế là có khả năng đạt được.

    Giá trị sử dụng thuốc bình quân hàng năm còn ở mức thấp (So với mức bình quân của thế giới là 40 USD/người/năm), dân số đông và tăng nhanh… Đây chính là một điểm thuận lợi tạo điều kiện cho ngành dược cũng như các công ty dược phẩm trong nước tiếp tục phát triển trong các năm tới.

    Tiềm năng phát triển lớn song các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa biết cách tận dụng hết các lợi thế của mình. Hiện tại, lượng thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được chưa tới 50% nhu cầu của thị trường.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp nội địa đa phần chỉ có thể cung cấp những sản phẩm thông thường, giá rẻ. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân như hạn chế về công nghệ, trình độ, vốn… cũng như chưa đầu tư đúng mức cho công tác R&D và quảng bá sản phẩm.

    Do đó, hướng đi các doanh nghiệp ngành dược trong thời gian tới là tập trung sản xuất các sản phẩm đặc trị, tăng cường chất lượng sản phẩm đồng thời khai thác tốt hệ thống phân phối nội địa sẵn có, tạo thế cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại thay vì cạnh tranh giữa các doanh nội địa với cùng dòng sản phẩm đơn giản ngay trên sân nhà.

    Tính tới cuối năm 2008, có tất cả 7 doanh nghiệp ngành dược đang niêm yết chiếm khoảng 25-27% thị phần toàn ngành. Trong số này có những doanh nghiệp hàng đầu như Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm…

    Dược Hậu Giang có tới trên 90% doanh thu là sản phẩm do Công ty tự sản xuất, đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước doanh thu hàng tự sản xuất.

    Đây cũng là công ty duy nhất trong ngành dược có hệ thống phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam với nhiều kênh phân phối như nhà thuốc, bệnh viện.

    Hiện là giai đoạn các doanh nghiệp tập trung nhiều cho việc đầu tư theo chiều sâu, vừa giữ thị phần trong tình hình cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp ngoại vừa mở rộng sản xuất kinh doanh.

    Nhiều khả năng năm 2008 và năm 2009, tác động từ việc đầu tư này sẽ chưa được thể hiện trong doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, về lâu dài, việc này sự giúp tăng cường vị thế của doanh nghiệp, cải thiện kết quả kinh doanh.

    Mặt khác, do không bị cuốn theo trào lưu đầu tư tài chính nên các doanh nghiệp dược đã tránh được gánh nặng thua lỗ tài chính như nhiều doanh nghiệp ngành khác.

    Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thì có hai yếu tố rất quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự thay đổi giá nguyên vật liệu thế giới và chính sách quản lý giá của Cục Quản lý Dược Việt Nam (DVA).

    Sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào gây bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá cả đầu ra luôn bị hạn chế và có độ trễ nhất định do dược phẩm thuộc mặt hàng chịu sự điều tiết giá của chính phủ.

    Khi so sánh với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dược nước ngoài, Báo cáo của VincomSC chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế hơn về chi phí bán hàng thấp nhưng chi phí giá vốn hàng bán lại rất cao làm cho tỷ suất lợi nhuận chưa thể cải thiện. Điều này cũng dễ hiểu khi phần lớn nguyên liệu sản xuất dược phẩm vẫn phải nhập khẩu.

    Với đặc thù doanh thu và tỷ suất lợi nhuận không cao nhưng duy trì ổn định và an toàn của ngành dược nói chung, Báo cáo của VincomSC đã xếp các cổ phiếu DHG
    , DMC và IMP
    vào danh mục cổ phiếu có giá trị nhưng sức tăng trưởng không cao, thích hợp cho nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư dài hạn. Đây cũng là những cổ phiếu có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ở mức cao.

    Năm 2009 sẽ vẫn là thời điểm khó khăn của các doanh nghiệp dược Việt Nam khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép nhập khẩu trực tiếp không qua ủy thác. Điều này sẽ tạo cạnh tranh gay gắt về chất lượng lẫn giá cả đối với các dược phẩm nội địa.

    Trong tương lai, hệ thống phân phối là nhân tố cạnh tranh chính trong ngành dược. Những công ty nào thiết lập được hệ thống phân phối một cách hiệu quả thì công ty đó sẽ có được lợi thế lớn.

      Hôm nay: 2024-11-15, 11:17