Hàng điện tử trong nước đang đứng trước nguy cơ bị “đe doạ” bởi cuộc đổ bộ của hàng điện tử Trung Quốc đại hạ giá thời gian tới.
Theo TS Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Chính phủ, đây sẽ là cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ hàng điện tử nội vốn yếu thế rất có thể sẽ bị đè bẹp.
“Hàng điện tử Việt Nam (hàng nội và hàng liên doanh) luôn thường trực cuộc chiến cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc. Nhưng sắp tới cuộc cạnh tranh này sẽ còn khốc liệt hơn nhiều.
Theo tôi được biết, hiện nay Trung Quốc đang chuẩn bị một số mặt hàng điện tử không xuất khẩu được sang châu Âu, Mỹ để bán sang thị trường Việt Nam, nhằm gỡ gạc vốn đang bị “chôn” ở đó. Đã có sự hỗ trợ lãi suất rất đáng kể từ phía Chính phủ Trung Quốc, cụ thể doanh nghiệp nào có khả năng xuất khẩu được, Chính phủ sẽ trợ cấp hoàn toàn tín dụng ngân hàng.
Đáng nói là các mặt hàng này đều là hàng chất lượng cao từ tivi LCD cho tới các mặt hàng khác, nhưng lại với giá rẻ bất ngờ”.
+ Chúng ta cần có giải pháp gì để đương đầu với nguy cơ này, thưa ông?
Tôi cho rằng cần chúng ta cần chuẩn bị Pháp lệnh chống bán phá giá, kiểm soát chặt chẽ để có sự cạnh tranh bình đẳng với hàng nội.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội cần nhận thức được cuộc cạnh tranh sắp tới sẽ rất khốc liệt, đặc biệt là sau mốc 1/1/2009 tới.
+ Ngành điện tử trong nước vẫn chưa gỡ khó được về nguồn lực, đầu tư bài bản, công nghệ và vốn. Theo ông, để vươn lên ít nhất là trong khu vực, chưa nói gì tới cạnh tranh với Trung Quốc, ngành hàng này cần phải làm gì?
Cần phát triển mạnh hơn nữa khu vực tư nhân, hợp tác chặt chẽ giữa khu vực này với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tại mối liên kết này hết sức lỏng lẻo. Các liên doanh hiện đa phần nhập khẩu linh kiện mà không sử dụng nguồn hàng trong nước. Một phần vì hàng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, nếu tận dụng được mối liên kết này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước tạo mạng lưới và phát huy được thế mạnh về lao động.
+ Điện tử HANEL vừa nộp đơn xin phá sản. Đây có phải dấu hiệu kém cỏi của điện tử Việt Nam?
Theo tôi, liên doanh HANEL là doanh nghiệp khá đặc thù, một phần làm dây chuyền hiện đại nhưng có phần dây chuyền sản xuất màn hình đen trắng. Việc nhập dây chuyền này đã hoàn toàn lỗi thời và cũng đã bị phía đối tác là Orion phản đối. Tuy nhiên, chúng ta vẫn mua về và lắp ráp đưa lên đồng bào vùng sâu xa. Bây giờ đồng bào cũng không dùng tivi đen trắng nữa.
Sự phá sản này là bài học để tất cả các doanh nghiệp khác rút ra kinh nghiệm. Nhưng đây cũng là cơ hội đầu cấu trúc lại doanh nghiệp, hoặc tận dụng lại lao động chuyên môn của HANEL.
+ Ông nhìn nhận gì về bức tranh ngành điện tử Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO?
Ngành điện tử - viễn thông đã có bước phát triển đáng khích lệ, đặc biệt là bước tiến nhảy vọt về công nghê, cạnh tranh của ngành viễn thông với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngành điện tử đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế với những khó khăn to lớn và nặng nề. Tuy nhiên, đây cũng là ngành hàng có khả năng tạo ra tăng trưởng đột biến trong thời gian tới. Nếu có định hướng phát triển phù hợp sẽ là một trong những ngành hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam trong 5 năm tới.
Theo TS Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Chính phủ, đây sẽ là cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ hàng điện tử nội vốn yếu thế rất có thể sẽ bị đè bẹp.
“Hàng điện tử Việt Nam (hàng nội và hàng liên doanh) luôn thường trực cuộc chiến cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc. Nhưng sắp tới cuộc cạnh tranh này sẽ còn khốc liệt hơn nhiều.
Theo tôi được biết, hiện nay Trung Quốc đang chuẩn bị một số mặt hàng điện tử không xuất khẩu được sang châu Âu, Mỹ để bán sang thị trường Việt Nam, nhằm gỡ gạc vốn đang bị “chôn” ở đó. Đã có sự hỗ trợ lãi suất rất đáng kể từ phía Chính phủ Trung Quốc, cụ thể doanh nghiệp nào có khả năng xuất khẩu được, Chính phủ sẽ trợ cấp hoàn toàn tín dụng ngân hàng.
Đáng nói là các mặt hàng này đều là hàng chất lượng cao từ tivi LCD cho tới các mặt hàng khác, nhưng lại với giá rẻ bất ngờ”.
+ Chúng ta cần có giải pháp gì để đương đầu với nguy cơ này, thưa ông?
Tôi cho rằng cần chúng ta cần chuẩn bị Pháp lệnh chống bán phá giá, kiểm soát chặt chẽ để có sự cạnh tranh bình đẳng với hàng nội.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội cần nhận thức được cuộc cạnh tranh sắp tới sẽ rất khốc liệt, đặc biệt là sau mốc 1/1/2009 tới.
+ Ngành điện tử trong nước vẫn chưa gỡ khó được về nguồn lực, đầu tư bài bản, công nghệ và vốn. Theo ông, để vươn lên ít nhất là trong khu vực, chưa nói gì tới cạnh tranh với Trung Quốc, ngành hàng này cần phải làm gì?
Cần phát triển mạnh hơn nữa khu vực tư nhân, hợp tác chặt chẽ giữa khu vực này với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tại mối liên kết này hết sức lỏng lẻo. Các liên doanh hiện đa phần nhập khẩu linh kiện mà không sử dụng nguồn hàng trong nước. Một phần vì hàng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, nếu tận dụng được mối liên kết này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước tạo mạng lưới và phát huy được thế mạnh về lao động.
+ Điện tử HANEL vừa nộp đơn xin phá sản. Đây có phải dấu hiệu kém cỏi của điện tử Việt Nam?
Theo tôi, liên doanh HANEL là doanh nghiệp khá đặc thù, một phần làm dây chuyền hiện đại nhưng có phần dây chuyền sản xuất màn hình đen trắng. Việc nhập dây chuyền này đã hoàn toàn lỗi thời và cũng đã bị phía đối tác là Orion phản đối. Tuy nhiên, chúng ta vẫn mua về và lắp ráp đưa lên đồng bào vùng sâu xa. Bây giờ đồng bào cũng không dùng tivi đen trắng nữa.
Sự phá sản này là bài học để tất cả các doanh nghiệp khác rút ra kinh nghiệm. Nhưng đây cũng là cơ hội đầu cấu trúc lại doanh nghiệp, hoặc tận dụng lại lao động chuyên môn của HANEL.
+ Ông nhìn nhận gì về bức tranh ngành điện tử Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO?
Ngành điện tử - viễn thông đã có bước phát triển đáng khích lệ, đặc biệt là bước tiến nhảy vọt về công nghê, cạnh tranh của ngành viễn thông với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngành điện tử đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế với những khó khăn to lớn và nặng nề. Tuy nhiên, đây cũng là ngành hàng có khả năng tạo ra tăng trưởng đột biến trong thời gian tới. Nếu có định hướng phát triển phù hợp sẽ là một trong những ngành hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam trong 5 năm tới.