Thời điểm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO chỉ còn tính bằng ngày, ngày 1/1/2009.
Mấy tháng qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi góc cạnh vấn đề này được đưa ra soi kỹ. Nguy cơ từ các “ngoáo ộp” nước ngoài, sự run sợ của các “tiểu thương” trong nước; thế mạnh của các ông chủ Tây, thực lực non yếu của các “đại gia” ta; họ có âm mưu, có tổ chức, có nghề- ta ngây ngô, đơn lẻ, thờ ơ...
Tóm lại, khi mở cửa ra, họ sẽ như rồng, như cọp lao vào nuốt trọn miếng mồi “thị trường” -mà theo đánh giá của hãng tư vấn Mỹ AT Kêamy- ngon loại nhất thế giới hiện nay.
Có sự lạ, người ta nói đến đủ thứ nhưng lại không mấy ai nhòm đến vị trí quan yếu nhất của vấn đề: Người tiêu dùng. Cứ như thể người tiêu dùng Việt Nam hiển nhiên không quay lưng lại với hàng Việt Nam vậy.
Yêu nước là một chuyện, bỏ tiền ra mua được thứ tốt, rẻ, ưng ý lại là chuyện khác. Những ai từng chứng kiến dòng người đổ về Metro, Bic C dù phải đi xa, phải xếp hàng và đứng chờ hàng giờ để thanh toán, hẳn phải thừa nhận cửa thị trường bán lẻ mở ra cho các phương thức kinh doanh tiên tiến là sự háo hức chờ đợi chính đáng và công bằng. Với người tiêu dùng, chỗ nào nhiều hàng, giá rẻ, chất lượng đảm bảo, phục vụ dễ chịu thì chỗ đó có sức thu hút, bất kể do Tây hay Ta làm chủ.
Cuộc chiến không cân sức
Thử đứng ở góc độ người tiêu dùng, lùi xa để xét tương quan lực lượng.
Với không gian rộng rãi, đi chợ như đi chơi, đi du lịch, hàng hoá phong phú đa dạng kết hợp nhiều tiện nghi, nhiều hình thức khuyến mại... sự hấp dẫn của các đại siêu thị đối với người dân là khó cưỡng nổi.
Chỉ trong hơn 10 năm qua, hàng loạt tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã xâm nhập thị trường Việt Nam, như: Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Dairy Farm (Hồng kông), South Asia Investment Pte (Singapore), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc)... Gần đây nhất, 18 công ty thực phẩm lớn của Singapore như: Caravana, Ten&Han, Apexpal, bakezin... hay những gã “khổng lồ” Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh)... cũng ngấp nghé vào Việt Nam với những kế hoạch kinh doanh rất quy mô.
Các nhà phân phối nước ngoài không giấu giếm tham vọng, cũng không che đậy thực lực, thậm chí còn chỉ rõ bước đi trong tương lai cho thiên hạ thấy.
Họ có ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ. Họ áp dụng nhiều “chiêu” quan hệ công chúng độc đáo, quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, lại luôn coi trọng chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hoá, tiện nghi mua sắm và sự tận tuỵ đối với khách hàng. Sức mạnh tài chính cho họ thêm lợi thế về việc chọn địa điểm, cầu dẫn được các địa phương mở cửa trải thảm đỏ mời mọc...
Khi xưa, Đào Chu Công (Phạm Lãi) vốn là một tướng quốc và cũng là một đinh đại doanh nhân Trung Hoa đã chứng minh các nguyên tắc binh pháp cổ được áp dụng thành công như thế nào trên thương trường, và đến nay, nhiều nguyên tắc vẫn còn nguyên giá trị. Thương trường luôn là chiến trường, luôn cần có mưu kế, thủ đoạn, sự quyền biến để chiến thắng...
Một lực lượng tinh nhuệ chuẩn bị tấn công. Các “chiến binh- doanh nghiệp” của ta liệu có cam tâm để bị họ “áp đáo tại gia” và hạ gục?
Trên các diễn đàn, các chuyên gia thường khuyến cáo các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt xu hướng phát triển thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp trước thời điểm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ.
Hiện nay, hầu hết các cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều trong tình trạng chung: diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Doanh nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, làm ăn manh mún, năng lực tài chính hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh những tổn thương cơ năng là những tổn thương thực thể không dễ khắc phục một sớm một chiều: Thái độ “bình chân như vại”, thiếu cập nhật thông tin, thiếu nghiên cứu thị trường, dịch vụ hậu mãi kém cỏi, phong cách phục vụ lạc hậu, bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng chưa đạt tiêu chuẩn... khiến khách hàng chán nản.
Nếu các nhà bán lẻ trong nước không liên kết lại, xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lý thì việc phân phối hàng hoá nội địa ở các đô thị ngày nào bị thôn tính chỉ còn là vấn đề thời gian kể từ ngày 1/1/2009.
Người tiêu dùng đứng về phía nào?
Người tiêu dùng ở đây chính là mục tiêu mà đôi bên nhăm nhe giành giật, chiếm hữu. Không ít trong số gần 87 triệu khách hàng Việt Nam sẽ đóng giữ vai “ngư ông” chờ “đắc lợi” khi xem đôi bên “đấu” nhau sòng phẳng.
Cũng hẳn không ít đóng vai “yểu điệu thục nữ” chờ “quân tử hảo cầu”.
Ai sẽ chinh phục khách hàng trẻ tuổi được đánh giá hấp dẫn hàng đầu hôm nay và ngày mai? Giới trẻ ngày càng có nhiều đòi hỏi cao hơn về chất lượng, giá cả, mẫu mã, phương cách phục vụ.
Một điều tra mới đây cho thấy, người dân Việt Nam- đặc biệt ở các thành phố lớn- đã nhận thấy thương mại hiện đại làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn: 83% thích chất lượng sản phẩm, 83% thích sự đa dạng, 82% đổi mới và khuyến mại, 76% thoải mái và sạch/an toàn.
Thoạt trông, có vẻ các nhà phân phối trong nước chưa đấu đã thất thế. Nhưng nếu nhìn tổng thể thì chưa chắc đã vậy.
Hiện nay, nơi mua sắm chính của “thượng đế” Việt Nam vẫn là gần 1 vạn chợ và hơn 30 vạn cửa hàng bán lẻ, hàng tạp hoá trong nước, các siêu thị hiện đại chỉ chiếm khoảng 10% thị phần bán lẻ.
Nhà bán lẻ nước ngoài với những quy chuẩn toàn cầu, đôi khi không hẳn phù hợp tập quán tiêu dùng nội địa. Biết thay đổi linh hoạt, nắm lấy cách thức bán hàng tiện lợi, hiện đại, tận dụng lợi thế am hiểu thị trường nội địa và tâm lý người tiêu dùng cộng với cách “suy nghĩ toàn cầu”, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn, phân phối hàng đa dạng, giá hợp lý, chất lượng cao, cải cách thái độ phục vụ, thực sự tạo tiện lợi cho khách hàng, dịch vụ hậu mãi chu đáo, một số doanh nghiệp nội địa đã kịp thiết lập chuỗi siêu thị với quy mô nhỏ, tập trung vào phân khúc thị trường mà các “đại gia” ngoại chưa quan tâm để đầu tư theo kiểu “góp gió thành bão”. Trong khi các “đại gia” ngoại còn đang bỡ ngỡ chưa kịp hành động thì họ đã ra tay chiếm những địa điểm đẹp và thị trường các tỉnh lẻ.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm thì phần thắng chắc sẽ nghiêng về Ta.
Thương trường có luật chơi đúng đắn mà khắc nghiệt.
Có những bài học sáng giá ta cần học. Ví như ở Hàn Quốc, 10 năm trầy da tróc vẩy, hai “người khổng lồ” Wal-Mart và Carrefour dồn sức lại cũng chỉ chiếm được 12% thị phần và cuối cùng phải nhường lại toàn bộ các cơ sở của mình cho các tập đoàn bán lẻ nội địa. Hay như ở Trung Quốc, người nước này thường thành công trong việc chiếm và giữ thị trường; họ áp dụng binh pháp không chỉ trong chiến tranh mà còn dùng trong mọi trường hợp có đối kháng, tranh chấp quyền lợi. Xem cách họ đoàn kết tương trợ nhau, cách họ phục vụ khách hàng, chúng ta không thể làm ngơ, có những tên tuổi giữ cả trăm năm nay như Đồng Nhân Đương, Thái Chi Trai... Cũng có những trường hợp hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc chỉ trong 3 năm đã gần như chiếm trọn thị trường bán lẻ mới và năng động của Tiểu vương quốc Dubai là một ví dụ điển hình.
Phải làm thế nào để không thua trên “sân nhà”? Câu hỏi này không phải đã có đáp án rồi sao?
Mấy tháng qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi góc cạnh vấn đề này được đưa ra soi kỹ. Nguy cơ từ các “ngoáo ộp” nước ngoài, sự run sợ của các “tiểu thương” trong nước; thế mạnh của các ông chủ Tây, thực lực non yếu của các “đại gia” ta; họ có âm mưu, có tổ chức, có nghề- ta ngây ngô, đơn lẻ, thờ ơ...
Tóm lại, khi mở cửa ra, họ sẽ như rồng, như cọp lao vào nuốt trọn miếng mồi “thị trường” -mà theo đánh giá của hãng tư vấn Mỹ AT Kêamy- ngon loại nhất thế giới hiện nay.
Có sự lạ, người ta nói đến đủ thứ nhưng lại không mấy ai nhòm đến vị trí quan yếu nhất của vấn đề: Người tiêu dùng. Cứ như thể người tiêu dùng Việt Nam hiển nhiên không quay lưng lại với hàng Việt Nam vậy.
Yêu nước là một chuyện, bỏ tiền ra mua được thứ tốt, rẻ, ưng ý lại là chuyện khác. Những ai từng chứng kiến dòng người đổ về Metro, Bic C dù phải đi xa, phải xếp hàng và đứng chờ hàng giờ để thanh toán, hẳn phải thừa nhận cửa thị trường bán lẻ mở ra cho các phương thức kinh doanh tiên tiến là sự háo hức chờ đợi chính đáng và công bằng. Với người tiêu dùng, chỗ nào nhiều hàng, giá rẻ, chất lượng đảm bảo, phục vụ dễ chịu thì chỗ đó có sức thu hút, bất kể do Tây hay Ta làm chủ.
Cuộc chiến không cân sức
Thử đứng ở góc độ người tiêu dùng, lùi xa để xét tương quan lực lượng.
Với không gian rộng rãi, đi chợ như đi chơi, đi du lịch, hàng hoá phong phú đa dạng kết hợp nhiều tiện nghi, nhiều hình thức khuyến mại... sự hấp dẫn của các đại siêu thị đối với người dân là khó cưỡng nổi.
Chỉ trong hơn 10 năm qua, hàng loạt tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã xâm nhập thị trường Việt Nam, như: Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Dairy Farm (Hồng kông), South Asia Investment Pte (Singapore), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc)... Gần đây nhất, 18 công ty thực phẩm lớn của Singapore như: Caravana, Ten&Han, Apexpal, bakezin... hay những gã “khổng lồ” Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh)... cũng ngấp nghé vào Việt Nam với những kế hoạch kinh doanh rất quy mô.
Các nhà phân phối nước ngoài không giấu giếm tham vọng, cũng không che đậy thực lực, thậm chí còn chỉ rõ bước đi trong tương lai cho thiên hạ thấy.
Họ có ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ. Họ áp dụng nhiều “chiêu” quan hệ công chúng độc đáo, quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, lại luôn coi trọng chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hoá, tiện nghi mua sắm và sự tận tuỵ đối với khách hàng. Sức mạnh tài chính cho họ thêm lợi thế về việc chọn địa điểm, cầu dẫn được các địa phương mở cửa trải thảm đỏ mời mọc...
Khi xưa, Đào Chu Công (Phạm Lãi) vốn là một tướng quốc và cũng là một đinh đại doanh nhân Trung Hoa đã chứng minh các nguyên tắc binh pháp cổ được áp dụng thành công như thế nào trên thương trường, và đến nay, nhiều nguyên tắc vẫn còn nguyên giá trị. Thương trường luôn là chiến trường, luôn cần có mưu kế, thủ đoạn, sự quyền biến để chiến thắng...
Một lực lượng tinh nhuệ chuẩn bị tấn công. Các “chiến binh- doanh nghiệp” của ta liệu có cam tâm để bị họ “áp đáo tại gia” và hạ gục?
Trên các diễn đàn, các chuyên gia thường khuyến cáo các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt xu hướng phát triển thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp trước thời điểm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ.
Hiện nay, hầu hết các cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều trong tình trạng chung: diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Doanh nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, làm ăn manh mún, năng lực tài chính hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh những tổn thương cơ năng là những tổn thương thực thể không dễ khắc phục một sớm một chiều: Thái độ “bình chân như vại”, thiếu cập nhật thông tin, thiếu nghiên cứu thị trường, dịch vụ hậu mãi kém cỏi, phong cách phục vụ lạc hậu, bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng chưa đạt tiêu chuẩn... khiến khách hàng chán nản.
Nếu các nhà bán lẻ trong nước không liên kết lại, xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lý thì việc phân phối hàng hoá nội địa ở các đô thị ngày nào bị thôn tính chỉ còn là vấn đề thời gian kể từ ngày 1/1/2009.
Người tiêu dùng đứng về phía nào?
Người tiêu dùng ở đây chính là mục tiêu mà đôi bên nhăm nhe giành giật, chiếm hữu. Không ít trong số gần 87 triệu khách hàng Việt Nam sẽ đóng giữ vai “ngư ông” chờ “đắc lợi” khi xem đôi bên “đấu” nhau sòng phẳng.
Cũng hẳn không ít đóng vai “yểu điệu thục nữ” chờ “quân tử hảo cầu”.
Ai sẽ chinh phục khách hàng trẻ tuổi được đánh giá hấp dẫn hàng đầu hôm nay và ngày mai? Giới trẻ ngày càng có nhiều đòi hỏi cao hơn về chất lượng, giá cả, mẫu mã, phương cách phục vụ.
Một điều tra mới đây cho thấy, người dân Việt Nam- đặc biệt ở các thành phố lớn- đã nhận thấy thương mại hiện đại làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn: 83% thích chất lượng sản phẩm, 83% thích sự đa dạng, 82% đổi mới và khuyến mại, 76% thoải mái và sạch/an toàn.
Thoạt trông, có vẻ các nhà phân phối trong nước chưa đấu đã thất thế. Nhưng nếu nhìn tổng thể thì chưa chắc đã vậy.
Hiện nay, nơi mua sắm chính của “thượng đế” Việt Nam vẫn là gần 1 vạn chợ và hơn 30 vạn cửa hàng bán lẻ, hàng tạp hoá trong nước, các siêu thị hiện đại chỉ chiếm khoảng 10% thị phần bán lẻ.
Nhà bán lẻ nước ngoài với những quy chuẩn toàn cầu, đôi khi không hẳn phù hợp tập quán tiêu dùng nội địa. Biết thay đổi linh hoạt, nắm lấy cách thức bán hàng tiện lợi, hiện đại, tận dụng lợi thế am hiểu thị trường nội địa và tâm lý người tiêu dùng cộng với cách “suy nghĩ toàn cầu”, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn, phân phối hàng đa dạng, giá hợp lý, chất lượng cao, cải cách thái độ phục vụ, thực sự tạo tiện lợi cho khách hàng, dịch vụ hậu mãi chu đáo, một số doanh nghiệp nội địa đã kịp thiết lập chuỗi siêu thị với quy mô nhỏ, tập trung vào phân khúc thị trường mà các “đại gia” ngoại chưa quan tâm để đầu tư theo kiểu “góp gió thành bão”. Trong khi các “đại gia” ngoại còn đang bỡ ngỡ chưa kịp hành động thì họ đã ra tay chiếm những địa điểm đẹp và thị trường các tỉnh lẻ.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm thì phần thắng chắc sẽ nghiêng về Ta.
Thương trường có luật chơi đúng đắn mà khắc nghiệt.
Có những bài học sáng giá ta cần học. Ví như ở Hàn Quốc, 10 năm trầy da tróc vẩy, hai “người khổng lồ” Wal-Mart và Carrefour dồn sức lại cũng chỉ chiếm được 12% thị phần và cuối cùng phải nhường lại toàn bộ các cơ sở của mình cho các tập đoàn bán lẻ nội địa. Hay như ở Trung Quốc, người nước này thường thành công trong việc chiếm và giữ thị trường; họ áp dụng binh pháp không chỉ trong chiến tranh mà còn dùng trong mọi trường hợp có đối kháng, tranh chấp quyền lợi. Xem cách họ đoàn kết tương trợ nhau, cách họ phục vụ khách hàng, chúng ta không thể làm ngơ, có những tên tuổi giữ cả trăm năm nay như Đồng Nhân Đương, Thái Chi Trai... Cũng có những trường hợp hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc chỉ trong 3 năm đã gần như chiếm trọn thị trường bán lẻ mới và năng động của Tiểu vương quốc Dubai là một ví dụ điển hình.
Phải làm thế nào để không thua trên “sân nhà”? Câu hỏi này không phải đã có đáp án rồi sao?