DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


2 posters

    CƠM SINH VIÊN

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    CƠM SINH VIÊN Empty CƠM SINH VIÊN

    Bài gửi by anhday 2009-01-01, 14:33



    Trong vô vàn mối quan tâm của các sinh viên xa nhà, ăn là đề tài day dứt nhất. Có một thời bữa ăn SV nổi tiếng với "thành ngữ": "nước mắm đại dương, canh toàn quốc".

    Thời ấy đã dần dần qua rồi. Bữa ăn hôm nay đã có... chất hơn. Nhưng nhiều nơi “sạn” vẫn còn trong bữa ăn của sinh viên.

    Buổi trưa tại nhà ăn A5 ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP HCM (địa bàn giáp ranh giữa TP HCM và tỉnh Bình Dương) nhộn nhịp SV ra vào mua phiếu ăn. Từng nhóm “xí” cho mình một chỗ giữa cả trăm bàn ăn sạch sẽ.

    Không gian thoáng mát, tiếng quạt máy quay vù vù. Được tận mắt chứng kiến các tay đầu bếp ở đây đang tất bật chế biến thức ăn cho buổi chiều, chúng tôi mới cảm nhận hết được trách nhiệm cho một bữa ăn ngon, vệ sinh, an toàn.

    Thức ăn được chế biến theo qui trình một chiều, khu thức ăn sống, thức ăn chín riêng biệt nhau. Tủ nấu cơm công nghiệp đang chạy hết công suất với khoảng 300 kg gạo/ngày. Trung bình mỗi ngày nhà ăn tiếp từ 1.600 đến 1.800 suất ăn, với khoảng 25 món/ngày.

    Bác Tư, chủ bếp A5, cười: “Món nào cũng có, chỉ trừ các món được chế biến từ lươn và thịt bò vì mắc quá, không kham nổi”.

    Căng-tin ĐH Sư phạm kỹ thuật (SPKT, Thủ Đức) được đưa vào sử dụng cuối năm 2004 gồm tầng trệt và tầng một là một không gian thoáng, có phần lãng mạn. SV tha hồ được thưởng gió trời dưới tán cây to.

    Hồng Vân, SV năm 1 khoa thiết kế thời trang ĐH SPKT, sau khi dẫn PV Tuổi Trẻ “đột nhập” một lượt hai căng-tin (một ở trường, một ở KTX) đã vui vẻ nói: “Ăn ở ngoài vừa mắc vừa không vệ sinh”. SV ăn uống theo phong cách tự phục vụ: một chiếc khay, từng SV tự đi lấy thức ăn, chén, đũa, muỗng, nĩa..., ăn xong cất khay vào chỗ cũ.

    Giá cả các nơi cũng không xê xích nhau nhiều. Ở ĐH SPKT, giá 5.000-6.000 đồng/món, với khoảng 700-800 suất ăn/ngày. ĐH Bách khoa: 6.000 đồng/phiếu (một món mặn, kèm thêm rau luộc, cải xào...), ăn thêm một món mặn thì thêm vào 3.000 đồng, trung bình có 5-7 món/ngày.

    Tại KTX ĐH Quốc gia, giá một phần ăn cao nhất là 5.000 đồng, có nhà còn linh động bán phiếu ăn từng món, giá 1.000 đồng, 2.000 đồng. Hai nhà ăn A5, A8 do KTX đầu tư nên SV lỡ bị túng thiếu được dùng phiếu ăn trả chậm (hoàn phiếu sau).

    Bốn nhà ăn tư nhân (A2, A3, A4, 621) trong KTX trung bình mỗi nhà ăn cung cấp khoảng 600-800 suất/ngày. Ngoài cơm trưa, chiều, SV KTX cũng được phục vụ các món ăn sáng, ăn tối, giải khát tùy nhu cầu.

    6h sáng, rau củ được chở tới nhà bếp căng-tin ĐHBK đều dán nhãn Công ty TNHH Rạng Đông, Kiến Nam; thịt gà, heo, bò của Vissan, cá tươi của Agifish (Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang)...

    Theo anh Đệ (quản lý căng-tin), Công ty TNHH Minh Nam (đơn vị thầu căng-tin này) đặt hàng lấy thực phẩm lâu dài. Cô Lưu Thị Thảo, trưởng phòng tổ chức hành chính ĐH SPKT, cho biết: “Căng-tin được tổ chức theo hình thức đấu thầu”.

    Ngoài việc kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm hai lần/tháng, nhân viên phục vụ căngtin cũng phải đảm bảo sức khỏe và tham gia các lớp học an toàn thực phẩm do trường tổ chức”. Ông Tăng Hữu Thủy, trưởng phòng tổ chức hành chính KTX ĐH Quốc gia, khẳng định: “Ngày nào bác sĩ KTX cũng đi kiểm tra chất lượng thực phẩm đầu vào”.

    Trong vai phụ bếp, chúng tôi đến quán cơm S. (ngã ba Đỗ Xuân Hợp, Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, quận 9, TP HCM). 5h30, gian bếp nhỏ hẹp đã mịt mù khói. Chiếc thớt gỗ được lôi ra từ dưới gầm bàn, theo đó là cả một bầy gián ùa theo.

    Hãi quá, chúng tôi nhảy đại ra ngoài, nhưng chị phụ việc tên Hiền vẫn cầm những miếng thịt heo, thịt gà bỏ lên chặt. Mấy miếng thịt văng ra ngoài đất cũng được ném lại vào thau. Một rổ cà chua khoảng 4-5 kg không có quả nào không bị hư, úng. Rau sống, giá thì rửa sơ sài.

    Gạo gần như là nhúng xuống nước rồi lấy lên... Đoạn đường chỉ vài trăm mét từ chợ Phước Long B đến KTX Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 2 (KTKTCN2) có trên dưới 20 quán cơm SV như vậy. Buổi trưa, các quán cơm tấp nập SV. Chúng tôi cũng thử vào quán cơm 11... Tăng Nhơn Phú.

    Mùi thức ăn quyện với mùi ê ê từ đống chén bát, nồi chảo dơ để ngay bên cạnh bốc lên. Hai thau nước rửa chén, một thau trắng xóa bọt xà bông, một thau nước đục ngầu. Rau, cải, thịt, cá chưa chế biến để ngổn ngang ngay dưới sàn nhà ướt nhẹp.

    Hầu hết các quán này ẩm thấp và tạm bợ, chỉ đủ chỗ kê chiếc tủ kính bày các món ăn, 5-7 chiếc bàn. Còn lại là... toilet: rửa rau, rửa chén... tất cả đều diễn ra trong ấy!

    Một nữ SV của ĐH KHXH&NV TP HCM kể lại sau khi xin đi nhờ toilet một quán, bạn đã “bỏ của chạy lấy người”, không ăn được miếng nào khi trông thấy đống chén đĩa, muỗng đũa được rửa và để ngay trên bồn cầu nhà vệ sinh.

    Các quán cơm P, KP, PV, MT... (gần CĐ KTKTCN2), các quán ở đường Cô Bắc, Cô Giang (gần ĐHDL Văn Lang) và một số quán gần ĐH Giao thông vận tải nằm kề các tiệm hớt tóc, kho thu mua phế liệu, tiệm sửa xe, rửa xe gắn máy.

    Nhiều SV chọn giải pháp mua hộp mang về nhưng vẫn không thoát khỏi vài sợi tóc, miếng vải vụn lẫn trong hộp thức ăn.

    Chúng tôi cũng đến nhà ăn A4 KTX ĐH Quốc gia. Chị Thuận, chủ nhà ăn, nói chuyện với chúng tôi mà tay không ngừng xắt những miếng đậu hũ mềm nhểu nước được chiên sẵn ngoài chợ, bên cạnh là từng tảng thịt màu đỏ thâm có vẻ đã bị để quá lâu.

    Một chị vừa băm cà chua xong thì tay không bốc ngay phần thịt xay sẵn, màu trắng nhợt vo viên. Chị phải làm một lượng thức ăn lớn. Thức ăn sống hay chín cứ theo tay chị mà lẫn lộn cả lên.

    Tại nhà ăn A3, thức ăn được chế biến la liệt ngay dưới nền đất khiến khung cảnh ở đây nhếch nhác không kém A4, ruồi bay vo ve. Ông Tăng Hữu Thủy, trong một lần đi cùng chúng tôi tham quan đột xuất nhà ăn, đã không kiềm chế được: “Đúng là thiếu vệ sinh quá, chúng tôi đã nhắc nhở mấy lần rồi…”.

    Không gian bụi bặm, cáu bẩn tại căng-tin ĐH Luật (Bình Triệu) cám cảnh những ai từng làm khách một lần nơi đây. Đủ loại rác bị quăng vào góc đất ẩm tối.

    Hà Hân, SV năm 2 khoa luật quốc tế (ĐH Luật), bảo: “Thấy căng-tin ghê ghê nên bọn mình chạy dài luôn. Bữa nào học hai buổi thì ăn cơm bên ngoài, dù biết không vệ sinh nhưng lại ít thấy cảnh dơ trước mắt hơn. Ăn cho có bữa…”.

    M.Hiền, SV năm 2 ĐH KHTN, chặc lưỡi: “Riết rồi quen, thỉnh thoảng đau bụng nhưng đâu đến nỗi chết người”…

    tvt
    tvt
    Điều hành viên
    Điều hành viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 578
    Tuổi : 34
    Cảm ơn : 117

    CƠM SINH VIÊN Empty Re: CƠM SINH VIÊN

    Bài gửi by tvt 2009-07-25, 23:30

    trùi ăn suất ăn công nghiệp thía chít mất . vậy cứ "nước mắm đại dương, canh toàn quốc" cho chắc ăn .

      Hôm nay: 2024-11-15, 14:30