DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


2 posters

    tài liệu quốc phòng 3

    Gallardo
    Gallardo
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 2
    Cảm ơn : 3

    tài liệu quốc phòng 3 Empty tài liệu quốc phòng 3

    Bài gửi by Gallardo 2011-01-18, 20:22

    GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG III




    Câu 1: Tính năng kỹ thuật, cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính của súng tiểu liên AK? Nêu quy tắc chung tháo, lắp súng tiểu liên AK?



    Trả lời:

    Súng tiểu liên AK:

    Súng tiểu liên Kalashnikov cỡ 7.62 mm do Liên Xô cũ chế tạo gọi tăt là súng tiểu liên AK. Việt Nam và một số nước XHCN cũng dựa theo kiểu AK để sản xuất, có súng tiểu liên AK cải tiến gọi là AKM (có thêm bộ phận giảm nảy lắp ở đầu nòng súng, có lãy giảm tốc, thước ngắm có vạch khắc đến 10) tương ứng với tiểu liên ngoài thực địa là 1000m và có lưỡi lê, ngoài ra còn có súng tiểu liên AKMS bản rộng.



    Tính năng kỹ thuật:



    Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch, súng có lưỡi lê để đánh giáp lá cà.

    Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS dùng đạn kiểu năm 1943 do Liên Xô cũ sản xuất hoặc loại đạn kiểu 1946 (viết tắt K56) do Trung Quốc và một số nước XHCN sản xuất với các loại đầu đạn khác nhau: đầu đạn (thường có lõi thép), vạch đường, đầu đạn cháy, đầu đạn xuyên cháy.

    Súng dùng chung đạn với sugns trường CKC K63, trung liên RPD và RPK.

    Hộp tiếp đạn: chứa được 30 viên, sugns có thể bắn được liên thanh hay 1 phát nhưng chủ yếu là bắn liên thanh.

    Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 1 – 8 tương ứng với cự ly ngoại thực địa từ 100 – 800m, đối với súng AK cải tiến là từ 1 – 10, tương ứng với cự ly ngoài thực địa từ 100 – 1000m.

    Tầm bắn xa nhất là 3000m, tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm cao 0.5m là 350m, đối với mục tiêu người chạy cao 1.5m là 525m.

    Hỏa lực tập trung của súng bắng các mục tiêu trên mặt đất ở cự ly 800m, khi bắn máy bay, quân nhảy dù trong vòng 500m, đầu đạn có sức sát thương đến 1500m.

    Tốc độ bắn: tốc độ bắn liên thanh là 100 phát/phút, bắn phát một là 40 phát/phút.

    Sơ tốc đầu đạn là 710 m/s, đối với AK cải tiến là 715 m/s.

    Trọng lượng súng: khi không lắp lưỡi lê: AK thường là 3.8 kg, AK cải tiến (AKM) là 3.1 kg, AKMS là 3.3 kg.

    Chiều dài súng khi không lắp lưỡi lê: AK thường là: 870 mm, AKM là 880 mm, bán gấp AK: 645 mm, bán gấp AKM 640 mm.



    Cấu tạo, tác dụng:



    Súng tiểu liên AK có cấu tạo gồm 11 bộ phận chính: nòng súng cùng với vỏ đạn là buồng đốt và chịu áp lực của khí đốt, định hướng cho đầu đạn bay, tạo cho đầu đạn có tốc độ ban đầu và làm cho đầu đạn xoay quanh trục của nó.

    Bộ phận ngắm:

    - Để xác định góc bắn và hướng bắn theo súng.

    Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:

    - Hộp khóa nòng liên kết các bộ phận của súng.

    - Định hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động.

    - Nắp hộp khóa nòng dùng để che bụi và bảo vệ các bộ phận của súng.

    Bệ khóa nòng và thoi đẩy:

    - Để đóng mở khóa nòng, truyền áp lực khí thuốc để đẩy bệ khóa nòng lùi

    Khóa nòng:

    - Đẩy đạn vào buồng đạn, kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn sau mỗi phát bắn.

    Cò:

    - Để giữ búa ở thế giương làm búa đập vào kim hỏa gây nổ đạn.

    - Định cách bắn liên thanh hay phát một đồng thời khóa an toàn và chống nổ sớm cho súng.

    Bộ phận đẩy về:

    - Dự trữ năng lượng khi bệ khóa lùi, đẩy bệ khóa tiến và giữ nắp hợp khóa nòng.

    Ống dẫn thoi và ốp lót tay:

    - Để dẫn thoi chuyển động.

    - Ốp lót tay: bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn.

    Báng súng và tay cầm:

    - Để tì vào vai và giữ súng chắc chắn khi bắn.

    Hộp tiếp đạn:

    - Để chứa và tiếp đạn cho súng.

    Lưỡi lê:

    - Để tiêu diệt địch khi đánh giáp lá cà.

    - Dùng để cắt dây thép, dây điện.



    Tháo và lắp súng:
    Tháo súng: gồm 7 bước
    * Tháo hộp tiếp đạn kiểm tra súng.
    * Tháo ống phụ tùng.
    * Tháo thông nòng.
    * Tháo nắp hộp khoá nòng.
    * Tháo bộ phận đẩy về.
    * Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng.
    * Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.


    Lắp súng:
    * Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
    * Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.
    * Lắp bộ phận đẩy về.

    * Lắp nắp hộp khóa nòng.
    * Lắp thông nòng.
    * Lắp phụ tùng.
    * Lắp hộp tiếp đạn.

    Câu 2: Tính năng chiến đấu, sơ lược cấu tạo và chuyển động của súng, đạn súng diệt tăng B.40?



    Trả lời:

    Súng diệt tăng B40:

    Sung diệt tăng cỡ 40mm do Liên Xô cũ sản xuất đầu tiên gọi là RPG – 2, các nước XHCN đều sản xuất dựa theo kiểu này, sung B40 do Việt Nam sản xuất gọi là sung B40 giải phóng.

    A. Tác dụng – tính năng chiến đấu của sung, đạn:

    • Súng: là một trong những loại vũ khí có uy lực mạnh của tổ tiểu đội bộ binh do một người sử dung, dung hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép, như xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, tàu thủy, ca nô và máy bay của địch đỗ tại chỗ, máy bay lên thẳng, ngoài ra còn có thể dung để tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong quân sự hoặc các vật có cấu trúc không kiên cố.


    Tầm bắn ghi trên thước ngắm là 150m, cự ly bắn hiệu quả là 100m, tốc độ bắn chiến đấu từ 4 – 6 phát/phút, chiều dài sung là 950mm, trong lượng súng là 2.75kg, cỡ nòng 40mm, phạm vi phụt lửa về phitas sau khi bắn với 1 góc 450 là 10m.

    • Đạn: cỡ đạn 80mm.


    Đạn có thể xuyên thủng các loại mục tiêu bằng sắt, thép, bê tong cốt thep, khả năng xuyên thép dày 200mm, xuyên bê tong dày khoảng 600mm.

    Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn là tốc độ bay của đạn.

    Trọng lượng đạn là 0.91kg.

    B. Cấu tạo của súng, đạn:

    1. Súng: gồm 4 bộ phận chính:

    - Nòng súng: Để định hướng bay cho đạn.

    Cấu tạo nòng súng gồm: Khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng súng, tai lắp hộp cò, ổ chứa bộ phận kim hoả, lỗ thoát khí thuốc, ốp che nòng.

    - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau

    Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm: Đầu ngắm có thể gập hoặc dựng lên nhờ díp giữ. Thước ngắm có 3 khe ngắm ghi các số 50, 100, 150 ứng với các cự ly bắn 50m, 100m, 150m, thước ngắm cũng có thể gập hoặc dựng lên nhờ díp giữ.

    - Bộ phận cò và tay cầm: Để khoá an toàn cho cho súng khi đã lắp đạn và khi mở khoá an toàn bóp cò búa đập vào kim hoả; giữ súng cho chắc khi bắn.

    - Bộ phận kim hoả: Để đập vào hạt lửa.

    2. Đạn:

    - Đầu đạn.

    - Đuôi đạn.

    - Thuốc phóng.

    - Ngòi nổ.

    C. Sơ lược chuyển động của súng, đạn.

    Chuẩn bị đạn, lắp đạn vào súng giương búa, mở khoá an toàn (đẩy then an toàn sang trái ) bóp cò, búa đập vào kim hoả. Kim hoả đập vào hạt lửa quả đạn. Hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Phản lực khí phóng quả đạn bay đến mục tiêu. Muốn bắn quả đạn tiếp theo phải lặp lại những động tác, chuyển động như trên.

    Chuyển động của ngòi nổ: Ngòi nổ mở an toàn theo nguyên lý quán tính. Chạm nổ theo nguyên lý quán tính.

    Khi đạn chạm mục tiêu trường hợp góc chạm lớn, đạn đang bay nhanh đột nhiên bị mục tiêu chặn lại, đế kim hoả ép lò xo kim hoả lại đẩy kim hoả của ngòi nổ đập vào kíp mồi, làm kíp mồi nổ, làm đạn nổ. Trường hợp góc chạm nhỏ đế kim hỏa không đủ đà để ép lò xo lai nhưng khối quán tính theo đà trượt sang một bên đẩy đế kim hoả và kim hoả đập vào kíp mồi làm đạn nổ.



    Câu 3: Tác dụng, tính năng chiến đấu của súng RPĐ, CKC. Điều kiện, phương án bắn bài 1b của AK.

    Trả lời:



    Súng trường CKC:



    Súng trường tự động nạp đạn kiểu Si tô nô va cỡ 7.62mm do Liên Xô cũ chế tạo năm 1946 gọi là CKC.

    A. Tác dụng, tính năng kỹ thuật:

    a/ Tác dụng

    Súng trường bán tự động SKS (CKC) cỡ nòng 7,62 mm trang bị cho cá nhân sử dụng, dùng hoả lực, lưỡi lê và báng súng để tiêu diệt sinh lực địch.

    b/ Tính năng chiến đấu

    - Súng trường CKC là loại súng bắn phát một, tự động lên đạn bằng cách trích 1 phần khí thuốc làm chuyển động các bộ phận bên trong của súng.

    - Tần bắn ghi trên thước ngắm đến 1000 m

    - Tầm bắn thẳng hiệu quả

    + Mục tiêu cao 0,5m: 350m

    + Mục tiêu cao 1,5m: 525m

    - Bắn máy bay bay thấp và quân nhảy dù trong vòng 500m

    - Tốc độ bắn chiến đấu: 35 - 40 phát/phút

    - Sơ tốc đầu đạn (v0 ) = 735 m/s; cỡ đạn 7,62 mm

    - Súng dùng chung đạn với các loại súng: RPD, RPK, K63, AK, kiểu đạn K43 do Liên Xô, hoặc K56 do Trung Quốc sản xuất.

    - Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên, lê lắp liền với súng

    - Súng nặng: 3,75 kg

    B. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính:

    Đặc điểm cấu tạo của súng trường CKC là loại súng tự động nạp đạn, hoạt động theo nguyên lý chất khí thuốc và thành nòng.

    Cấu tạo gồm 11 bộ phận chính:

    - Nòng súng: ( Dài 415 mm). Có tác dụng định hướng bay cho đầu đạn .

    - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn ở các cự ly khác nhau.

    - Bệ khóa nòng và khóa nòng để đống mở khóa nòng, đẩy đạn vào buồng đạn, ép lò xo đẩy về, giương búa, rút bỏ đạn ra khỏi buồng đạn sau mỗi phát bắn.

    - Pittong, ống dẫn pittong và ốp che tay trên : pittong để truyền lực tác dụng của khí thuốc đến cần đẩy làm cho bộ phận khóa nòng chuyển động, ống dẫn pittong định hướng cho pittong chuyển đồng, ốp che tay trên bảo vệ tay khi bắn không bị nóng.

    - Cần đẩy và lò xo cần đẩy: dung để truyển lực từ pittong sang bệ khóa nòng và đẩy pittong về vị trí bắt đầu khi hết tác dụng của khi thuốc.

    - Bộ phận đẩy về: dự trữ năng lượng khi bệ khóa lùi và đẩy bệ khóa tiến.

    - Bộ phận cò: để giữ búa ở tư thế giương, làm búa đập vào kim hỏa gây nổ đạn, đảm bảo bắn phát một, chống nổ sớm và khóa an toàn cho súng.

    - Hộp tiếp đạn: Để chứa và tiếp đạn cho súng.

    - Báng súng: để giứ súng ổn định khí bắn.

    - Lưới lê: dùng để sát thương địch khi đánh gần.



    Súng trung liên RPĐ:

    1- Tác dụng, tính năng chiến đấu

    a/ Tác dụng

    Súng trung liên RPD là hoả lực mạnh của bộ binh, trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch, hoả điểm của địch trong vòng 800m, chi viện cho bộ binh xung phong.

    b/ Tính năng chiến đấu

    - Súng bắn liên thanh, có thể bắn loạt ngắn (từ 3-5 viên ), loạt dài (từ 6-10 viên).

    - Tần bắn ghi trên thước ngắm đến 1000 m.

    - Tầm bắn thẳng hiệu quả.

    + Mục tiêu cao 0,5m: 365m.

    + Mục tiêu cao 1,5m: 540m.

    - Bắn máy bay bay thấp và quân nhảy dù trong vòng 500m.

    - Tốc độ bắn chiến đấu: 150 phát/phút.

    - Sơ tốc đầu đạn (v0 ) = 739 m/s; cỡ đạn 7,62 mm.

    - Súng dùng chung đạn với các loại súng: RPK, K63, AK, CKC, kiểu đạn K43 do Liên Xô, hoặc K56 do Trung Quốc sản xuất.

    - Hộp tiếp đạn chứa được 100 viên.

    - Súng nặng 7,4 kg, đạn: 16g, đầu đạn: 7,9g, chiều dài súng: 1,04 m

    2. Cấu tạo và tác dụng các bộ phận của súng:

    Súng RPD gồm 11 bộ phận chính.

    - Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn.

    Trong nòng súng có 4 rãnh xoắn, để tạo mô men quay giữ hướng cho đầu đạn khi bay. Đoạn cuối nòng súng rộng hơn và không có rãnh xoắn gọi là buồng đạn. Trên nòng có lỗ trích khí thuốc, khâu truyền khí thuốc ống điều chỉnh khí thuốc ...)

    - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau.Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm.

    + Đầu ngắm: Đầu ngắm hình trụ, được lắp vào bệ di động bằng ren ốc để hiệu chỉnh súng về tầm.

    + Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch để ghi số từ 1-10 tương ứng với cự ly bắn từ 100 -1000 m, các vạch khấc không ghi số là chỉ cự ly bắn lẻ 150 m, 250 m...Mặt dưới có các khuyết để chứa then hãm của cữ thước ngắm.(Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm ở từng cự ly đã chọn).

    - Hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động.

    - Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng: Bộ phận tiếp đạn để kéo băng đạn đưa viên đạn tiếp theo vào sống đẩy đạn, đẩy viên đạn vào buồng đạn. Nắp hộp khoá nòng để liên kết bộ phận tiếp đạn và đậy phía trên hộp khoá nòng.

    - Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Để làm cho khóa nòng chuyển động, mặt thoi chịu sức đẩy của áp suất khí thuốc làm cho bệ khoá nòng lùi.

    - Khoá nòng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở nòng súng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

    - Tay kéo bệ khoá nòng: Để kéo bệ khoá nòng về sau khi nắp đạn.

    - Bộ phận cò và báng súng: Bộ phận cò để giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng khi bắn. Báng súng để tỳ vào vai khi bắn.

    - Bộ phận đẩy về: Để luôn đẩy bệ khoá nòng về trước.

    - Băng đạn và hộp băng đạ: Để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn.

    - Chân súng:Để đỡ súng khi bắn.

    Điều kiện và phươn án bắn:

    Điều kiện bắn: bắn mục tiêu cố định ban ngày.

    Phương án bắn:

    1. Mục tiêu: bia súng cắm cố định rộng 40cm, cao 50cm được dán trên khung bia màu trắng, kích thước 75x75cm là loại bia tượng trưng cho tên địch đang nhắm bắn, bia gồm những vòng tròn đồng tâm được đánh số từ 5 đến 10, vòng 10 có bán kính 10cm.

    2. Cự ly bắn: 100m.

    3. Số đạn: 3 viên.

    4. Thời gian: 5 phút.

    5. Tư thế bắn: nằm bắn có bệ tỳ.

    6. Phương pháp bắn: bắn phát một.

    7. Tính thành tích:

    - Loại ưu tú: bắn đạ 30 điểm.

    - Loại giỏi: bắn đạt từ 25 đến 29 điểm.

    - Loại khá: bắn đạt từ 20 đến 24 điểm.

    - Loại đạt: bắn đạt từ 15 đến 19 điểm.

    - Loại không đạt: bắn đạt dưới 15 điểm.

    *Hạ cấp:

    - Khi bắn lần một không đạt yêu cầu thì được bắn lại lần hai và kết quả bị hạ một cấp so với kết quả bắn, hạ cho đến khi đạt yêu cầu thì thôi, nếu đạt yêu cầu thì giữ nguyên kết quả, nếu không đạt yêu cầu thì không đạt.

    8. Cách chọn thước ngắm và điểm ngắm:

    - Đối với AK: khi bắn ở cự ly 100m, nếu lấy thước ngắm 1 thì độ cao đường đạn là 0cm, nếu lấy thước ngắm 2 thì độ cao đường đạn là 12cm, nếu lấy thước ngắm là 3 thì độ cao đường đạn là 28cm. do vậy đối với bài 1b ta chọn thước ngắm 3.

    - Điểm ngắm: chính giữa mép dưới mục tiêu.

    9. Phạm quy:

    - Không chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huye trường bắn.

    - Có dấu hiêu gây mất an toàn.

    - Bắn nhầm bia.

    - Bắn liên thanh.

    Câu 4: Dáng đường đạn và ý nghĩa? Trình bày đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của việc ngắm sai đến kết quả bắn?

    Trả lời:

    Hình dáng của đường đạn: đường đạn là đường do trọng tâm của viên đạn vạch ra trong khi bay, khi đầu đạn thoát ra khỏi miệng nòng, một mặt đầu đạn tiến ra phía trước do quán tính và một mặt dần rơi xuống do lực hút của Trái đất và đường tầm bay ngắn dần do lực cản của không khí, do đó đường đạn trong không khí là một đường cong không cân đối và có những điểm sau:

    - Góc phóng (α)ơi(β)

    - Đỉnh của điểm đạn gần điểm rơi hơn điểm phóng, đoạn lên dài và căng hơn đoạn xuống.

    - Tốc độ đầu > tốc độ rơi.

    - Các yếu tố quyết định hình dáng đường đạn trong không khí:

    - Trong lượng của đầu đạn.

    - Góc bắn (góc bắn có tầm bắn xa nhất của súng tiểu liên AK là từ 320 – 350.

    - Sơ tốc đầu đạn.

    - Lực cản của không khí.

    Các dạng đường đạn:

    a. Đường đạn căng: là đường đạn tao nên bởi góc bắn < góc bắn có tầm bắn xa nhất.

    b. Đường đạn cầu vồng: là đường đạn tao nên bởi góc bắn xa nhất.

    c. Đường đạn liên hợp: là đường đạn có góc bắn khác nhau và có tầm bắn giống nhau.

    Ý nghĩa thực tiễn:

    - Khi bắn AK sử dụng đường đạn căng thì phạm vi nguy hiểm lơn, it phải thay đổi tốc độ, ít sai sót trong thước ngắm và hiệu quả bắn cao.

    Tuy nhiên, đường đạn căng sát thương địch sau gối chắn hạn chế do khoảng an toàn lớn. vì vậy trong chiến đấu tùy từng điều kiện cụ thể, người bắn phải thay đổi góc bắn, vị trí bắn, vận dụng đường đạn cầu vồng và đường đạn liên hợp để tiêu diệt mục tiêu.

    Ngắm bắn:

    1. Khái niệm: là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm cần bắn trê mục tiêu.

    2. định nghĩa về ngắm bắn:

    a. Đường ngắm cơ bản: là một đường thẳng được tính từ mắt người ngắm qua khe thước ngắm đến đỉnh đầu ngắm sao cho đỉnh đầu ngắm cao ngang bằng với hai mép trên của khe thước ngắm và chi khe thước ngắm thành 2 phần ánh sáng bằng nhau.

    b. Điểm ngắm đúng: là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào điểm đó để bắn thì quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm cần bắn trên mục tiêu.

    c. Đường ngắm đúng: là đường ngắm cơ bản đi đúng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện là nòng súng thăng bằng.

    d. Ảnh hưởng của việc ngắm sai đến kết quả bắn:

    - Lấy sai đường ngắm cơ bản: đường ngắm cơ bản sai là hiện tượng khi so với điểm ngắm thì đường đầu ngắm không ở chính giữa và ngang bằng với khe ngắm hoặc không nằm trong khe ngắm.

    - Ảnh hưởng của việc ngắm sai:

    + Nếu đầu ngắm thấp hơn 2 mép trên của khe ngắm thì điểm chạm thấp.

    + Nếu đầu ngắm cao hơn 2 mép trên của khe ngắm thì điểm chạm cao.

    + Nếu đầu ngắm lệch trái thì điểm chạm lệch trái.

    + Nếu đầu ngắm lệch phải thì điểm chạm lệch phải.

    + Nếu đầu ngắm vừa cao (thấp) vừa lệch phải (trái) thì điểm chạm vừa cao (thấp) vừa lệch phải (trái).

    - Sai lệch cơ bản của súng tiểu liên AK: một mm ở cự ly 100m là 0.53m, 1mm ở cự ly 300m là 0.79m.

    - Lấy sai điểm ngắm: có nghĩa là lấy đường ngắm cở bản đúng nhưng không ngắm đúng vào điểm đã định trên mục tiêu. Ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu thì điểm chạm lêch bấy nhiêu.

    - Mặt súng nghiêng: mặt súng nghiêng về một bên nào thì điểm chạm lệch về bên đó và thấp.
    thienlongqtk33
    thienlongqtk33
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 16
    Tuổi : 32
    Cảm ơn : 3

    tài liệu quốc phòng 3 Empty tai lieu QP3

    Bài gửi by thienlongqtk33 2011-03-06, 07:17

    thanks!đang học qp mà ngồi hok biết ghi cái gì nên tìm tài liệu mãi hjhjj

      Hôm nay: 2024-04-26, 20:22