Chúng ta không thể đi vào tương lai theo một “chương trình đã được cài đặt sẵn” mà phải học cách “chung sống” với sự biến động và bất định, dù có muốn hay không, và phải tìm cách thích nghi với nó.
Năm 2008 xảy ra nhiều “cơn bão kinh tế” bất ngờ - những biến động lớn bất thường về giá cả, thị trường, sản xuất và xuất khẩu đình đốn - do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và kéo theo cả thế giới; thêm vào đó, là những thiên tai, thời tiết ngày càng khó lường, diễn ra không chỉ tại các địa phương “quen thuộc”, như các tỉnh miền Trung, mà ngay thủ đô Hà Nôi cũng “bất ngờ” bị một trận mưa lịch sử gây ra lụt nặng, làm chết hàng chục người ngay trong nội thành.
Những hiện tượng “bất ngờ” về kinh tế và thiên tai và những hậu quả nặng nề của chúng khiến công tác dự báo trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chính phủ về sự yếu kém của công tác dự báo và yêu cầu cần có biện pháp nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng về dự báo.
Nhưng đến bao giờ mới có dự báo chính xác?
Thực tế cho thấy dự báo kinh tế, cũng như dự báo thời tiết, có lúc đúng có lúc sai. “Đoán nắng thì mưa” và ngược lại, sai đúng trong dự báo rất thất thường, cứ như là “thời tiết vậy”. Ngay ở các nước công nghiệp phát triển, độ chính xác dự báo kinh tế cũng rất thấp.
Chẳng hạn, theo các tài liệu đã công bố, độ chính xác dự báo kinh tế của Cơ quan Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) là dưới 50%, của Hội đồng Cố vấn kinh tế (CEA) là 36%, ở các tổ chức quốc tế lớn, như World Economic Outlook (WEO), IMF, OECD… thì kết quả dự báo cũng không khả quan hơn.
Chính IMF và OECD đã đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng của kinh tế thế giới trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính Mỹ không lâu. Các nhà kinh tế cũng đã dự báo sai trong cả 4 lần xảy ra cuộc suy thoái kinh tế thế giới trong 4 thập kỷ vừa qua, kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 (không kể cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay).
Trong lúc đang diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, các nhà kinh tế đang đua nhau đưa ra nhiều kịch bản dự đoán tương lai kinh tế Mỹ mà giới quan sát gọi là “Dự báo kinh tế kiểu ABC”, nghĩa là chọn ra một chữ cái ABC… để biểu thị diễn biến nền kinh tế Mỹ sắp tới.
Chẳng hạn, chữ V (giảm mạnh theo một cạnh chữ V, rồi tăng nhanh trở lại theo cạnh kia); hoặc chữ U (giảm từ từ rồi tăng lên từ từ); hoặc chữ W (kết hợp hai lần chữ V liên tiếp); hoặc chữ L (giảm mạnh xuống đáy rồi kéo dài); trong khi chưa biết cái nào đúng, thì người dân Mỹ đang mơ ước hình chữ “J” (nghĩa là đang từ đáy hiện nay tăng vọt trở lại).
Trước những kết quả bấp bênh trong dự báo của các nhà kinh tế, đã có người “định nghĩa” mỉa mai, nửa đùa nửa thật như sau: “Nhà kinh tế là một chuyên gia mà phải đến ngày mai anh ta mới biết được vì sao điều anh ta dự đoán ngày hôm qua đã không xảy ra”!
Không phải chỉ có những người “ngoại đạo” chê nhà kinh tế dự báo kém, mà chính người trong cuộc, như nhà kinh tế bậc thầy, Paul Samuelson, từng đoạt giải Nobel Kinh tế, cũng đã nói: “Các nhà kinh tế không thể dự báo chính xác những thời điểm bước ngoặt kinh tế, vì dự báo kinh tế là một trò chơi nhờ may rủi, chứ không phải nhờ vào kỹ năng, không ai có thể vượt qua yếu tố ngẫu nhiên để liên tục đưa ra các dự báo kinh tế chính xác”.
Giải thích lý do không thể dự báo chính xác diễn biến kinh tế trong tương lai, một số nhà khoa học về tương lai học cho rằng tương lai không phải là sự nối dài (theo đường thẳng) của quá khứ mà là chuỗi các gián đoạn phi tuyến. Nói cách khác, tương lai luôn luôn là điều không thể biết chắc chắn, vì thế giới chúng ta đang sống luôn biến động không ngừng theo quy luật ngẫu nhiên. Theo lời Charles Handy (nhà triết lý về kinh doanh Anh): “Đừng đi tìm sự chắc chắn mà chúng ta không thể có được”.
Nếu dự báo kinh tế là không chắc chắn, thì dựa vào đâu để xây dựng chiến lược, chính sách chính xác cho tương lai?
Trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học nói trên cho rằng: muốn thành công trong cái thế giới đầy biến động khó lường của thế kỷ 21, con người phải “tư duy lại tương lai”. Nghĩa là chúng ta không thể đi vào tương lai theo một “chương trình đã được cài đặt sẵn” mà phải học cách “chung sống” với sự biến động và bất định, dù có muốn hay không, và phải tìm cách thích nghi với nó.
Bởi vậy, những nhà lãnh đạo của thế kỷ 21 cần thay đổi tư duy “độc quyền chân lý” ban phát những ý tưởng “tiên tri”, và chuyển sang học cách tạo dựng một môi trường thực sự dân chủ và bình đẳng để mọi người linh hoạt, chủ động đón nhận sự thay đổi như là một cơ hội chứ không phải là mối đe dọa.Từ đó, chính họ sẽ tự tìm ra cách thích hợp để ứng phó với những biến động và tự định hình tương lai của mình.
Bản năng của con người luôn tìm đến sự an toàn, chắc chắc, kể cả cuộc sống trong tương lai, vì khả năng của con người đối phó với sự thay đổi của môi trường sống là rất kém. Vì thế từ xa xưa, con người không ngừng đi tìm và dựa vào các bậc “tiên tri” để nói cho họ “biết trước” về tương lai. Nhưng khi đã xác định trên đời không có cái gì chắc chắn cả (người Mỹ nói chỉ trừ “cái chết và thuế má” là chắc chắn mà thôi), thì để tồn tại và phát triển, con người không có cách nào khác là phải vươn lên để “sống chung” và thích nghi với cái thực tại phũ phàng đó.
Dân tộc Hà Lan đã biết cách thích nghi với cuộc sống trên mảnh đất nằm dưới mực nước biển; các nước Đông Á - Đông Nam Á đã biết cách vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997; người Mỹ đã từng “sống chung” với nhiều cơn bão kinh tế kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929, nên rồi họ sẽ biết cách để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Vậy, thay vì luôn phải bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào các dự báo bấp bênh, phải chăng đã đến lúc nên nghĩ đến cách tiếp cận chủ động hơn, coi những biến động thị trường, giá cả trên thế giới là chuyện không thể tránh khỏi, từ đó các doanh nghiệp và người dân phải sẵn sàng “sống chung” với những cơn “bão kinh tế” - như nông dân ĐBSCL đã và đang “sống chung với lũ”? Và để giúp cho người dân có thể “sống chung” với các loại bão, lũ do thiên nhiên và do chính con người tạo ra, thì nhà nước và các tổ chức xã hội cần làm gì? Phải chăng đó là xây dựng những “con đê” đủ cao để chủ động phòng ngừa các cơn bão, lũ bất ngờ?
Năm 2008 xảy ra nhiều “cơn bão kinh tế” bất ngờ - những biến động lớn bất thường về giá cả, thị trường, sản xuất và xuất khẩu đình đốn - do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và kéo theo cả thế giới; thêm vào đó, là những thiên tai, thời tiết ngày càng khó lường, diễn ra không chỉ tại các địa phương “quen thuộc”, như các tỉnh miền Trung, mà ngay thủ đô Hà Nôi cũng “bất ngờ” bị một trận mưa lịch sử gây ra lụt nặng, làm chết hàng chục người ngay trong nội thành.
Những hiện tượng “bất ngờ” về kinh tế và thiên tai và những hậu quả nặng nề của chúng khiến công tác dự báo trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chính phủ về sự yếu kém của công tác dự báo và yêu cầu cần có biện pháp nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng về dự báo.
Nhưng đến bao giờ mới có dự báo chính xác?
Thực tế cho thấy dự báo kinh tế, cũng như dự báo thời tiết, có lúc đúng có lúc sai. “Đoán nắng thì mưa” và ngược lại, sai đúng trong dự báo rất thất thường, cứ như là “thời tiết vậy”. Ngay ở các nước công nghiệp phát triển, độ chính xác dự báo kinh tế cũng rất thấp.
Chẳng hạn, theo các tài liệu đã công bố, độ chính xác dự báo kinh tế của Cơ quan Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) là dưới 50%, của Hội đồng Cố vấn kinh tế (CEA) là 36%, ở các tổ chức quốc tế lớn, như World Economic Outlook (WEO), IMF, OECD… thì kết quả dự báo cũng không khả quan hơn.
Chính IMF và OECD đã đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng của kinh tế thế giới trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính Mỹ không lâu. Các nhà kinh tế cũng đã dự báo sai trong cả 4 lần xảy ra cuộc suy thoái kinh tế thế giới trong 4 thập kỷ vừa qua, kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 (không kể cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay).
Trong lúc đang diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, các nhà kinh tế đang đua nhau đưa ra nhiều kịch bản dự đoán tương lai kinh tế Mỹ mà giới quan sát gọi là “Dự báo kinh tế kiểu ABC”, nghĩa là chọn ra một chữ cái ABC… để biểu thị diễn biến nền kinh tế Mỹ sắp tới.
Chẳng hạn, chữ V (giảm mạnh theo một cạnh chữ V, rồi tăng nhanh trở lại theo cạnh kia); hoặc chữ U (giảm từ từ rồi tăng lên từ từ); hoặc chữ W (kết hợp hai lần chữ V liên tiếp); hoặc chữ L (giảm mạnh xuống đáy rồi kéo dài); trong khi chưa biết cái nào đúng, thì người dân Mỹ đang mơ ước hình chữ “J” (nghĩa là đang từ đáy hiện nay tăng vọt trở lại).
Trước những kết quả bấp bênh trong dự báo của các nhà kinh tế, đã có người “định nghĩa” mỉa mai, nửa đùa nửa thật như sau: “Nhà kinh tế là một chuyên gia mà phải đến ngày mai anh ta mới biết được vì sao điều anh ta dự đoán ngày hôm qua đã không xảy ra”!
Không phải chỉ có những người “ngoại đạo” chê nhà kinh tế dự báo kém, mà chính người trong cuộc, như nhà kinh tế bậc thầy, Paul Samuelson, từng đoạt giải Nobel Kinh tế, cũng đã nói: “Các nhà kinh tế không thể dự báo chính xác những thời điểm bước ngoặt kinh tế, vì dự báo kinh tế là một trò chơi nhờ may rủi, chứ không phải nhờ vào kỹ năng, không ai có thể vượt qua yếu tố ngẫu nhiên để liên tục đưa ra các dự báo kinh tế chính xác”.
Giải thích lý do không thể dự báo chính xác diễn biến kinh tế trong tương lai, một số nhà khoa học về tương lai học cho rằng tương lai không phải là sự nối dài (theo đường thẳng) của quá khứ mà là chuỗi các gián đoạn phi tuyến. Nói cách khác, tương lai luôn luôn là điều không thể biết chắc chắn, vì thế giới chúng ta đang sống luôn biến động không ngừng theo quy luật ngẫu nhiên. Theo lời Charles Handy (nhà triết lý về kinh doanh Anh): “Đừng đi tìm sự chắc chắn mà chúng ta không thể có được”.
Nếu dự báo kinh tế là không chắc chắn, thì dựa vào đâu để xây dựng chiến lược, chính sách chính xác cho tương lai?
Trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học nói trên cho rằng: muốn thành công trong cái thế giới đầy biến động khó lường của thế kỷ 21, con người phải “tư duy lại tương lai”. Nghĩa là chúng ta không thể đi vào tương lai theo một “chương trình đã được cài đặt sẵn” mà phải học cách “chung sống” với sự biến động và bất định, dù có muốn hay không, và phải tìm cách thích nghi với nó.
Bởi vậy, những nhà lãnh đạo của thế kỷ 21 cần thay đổi tư duy “độc quyền chân lý” ban phát những ý tưởng “tiên tri”, và chuyển sang học cách tạo dựng một môi trường thực sự dân chủ và bình đẳng để mọi người linh hoạt, chủ động đón nhận sự thay đổi như là một cơ hội chứ không phải là mối đe dọa.Từ đó, chính họ sẽ tự tìm ra cách thích hợp để ứng phó với những biến động và tự định hình tương lai của mình.
Bản năng của con người luôn tìm đến sự an toàn, chắc chắc, kể cả cuộc sống trong tương lai, vì khả năng của con người đối phó với sự thay đổi của môi trường sống là rất kém. Vì thế từ xa xưa, con người không ngừng đi tìm và dựa vào các bậc “tiên tri” để nói cho họ “biết trước” về tương lai. Nhưng khi đã xác định trên đời không có cái gì chắc chắn cả (người Mỹ nói chỉ trừ “cái chết và thuế má” là chắc chắn mà thôi), thì để tồn tại và phát triển, con người không có cách nào khác là phải vươn lên để “sống chung” và thích nghi với cái thực tại phũ phàng đó.
Dân tộc Hà Lan đã biết cách thích nghi với cuộc sống trên mảnh đất nằm dưới mực nước biển; các nước Đông Á - Đông Nam Á đã biết cách vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997; người Mỹ đã từng “sống chung” với nhiều cơn bão kinh tế kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929, nên rồi họ sẽ biết cách để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Vậy, thay vì luôn phải bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào các dự báo bấp bênh, phải chăng đã đến lúc nên nghĩ đến cách tiếp cận chủ động hơn, coi những biến động thị trường, giá cả trên thế giới là chuyện không thể tránh khỏi, từ đó các doanh nghiệp và người dân phải sẵn sàng “sống chung” với những cơn “bão kinh tế” - như nông dân ĐBSCL đã và đang “sống chung với lũ”? Và để giúp cho người dân có thể “sống chung” với các loại bão, lũ do thiên nhiên và do chính con người tạo ra, thì nhà nước và các tổ chức xã hội cần làm gì? Phải chăng đó là xây dựng những “con đê” đủ cao để chủ động phòng ngừa các cơn bão, lũ bất ngờ?