TTO - “Hoa kiểng, đặc biệt hoa lan là bước đột phá mới trong cơ cấu cây trồng ở TP.HCM, phù hợp đặc điểm nền nông nghiệp ven đô thị, có thu nhập khá cao và ổn định cho nông dân” là một nhận định được đưa ra tại hội thảo “Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp” do Sở Khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM tổ chức hôm nay (30-12).
Thạc sĩ Nguyễn Phước Trung, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết năm 2008, tổng diện tích trồng hoa, cây kiểng ở TP.HCM là 1.324 ha, tăng 11.3% so với năm ngoái, tập trung chủ yếu tại Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức.
Trong nhiều năm qua, nhà nông đã ứng dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trồng hoa cây kiểng, trong đó phổ biến là áp dụng kỹ thuật trồng mai ghép, mang lại giá trị kinh tế cao (diện tích mai ghép là 181,9 ha, chiếm 70,8% diện tích trồng mai toàn thành phố).
Các nhà nghiên cứu cũng triển khai các đề tài mới về giống, chủng loại hoa, cây kiểng đáp ứng nhu cầu thị trường như: mô hình sản xuất nhóm hoa lan Dendrobium, Mokara; ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống lan Hồ điệp lai; phát hiện virus CyMV, ORSV gây bệnh hại cho các loại lan trong nhân giống…
Thạc sĩ Nguyễn Phước Trung, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết năm 2008, tổng diện tích trồng hoa, cây kiểng ở TP.HCM là 1.324 ha, tăng 11.3% so với năm ngoái, tập trung chủ yếu tại Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức.
Trong nhiều năm qua, nhà nông đã ứng dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trồng hoa cây kiểng, trong đó phổ biến là áp dụng kỹ thuật trồng mai ghép, mang lại giá trị kinh tế cao (diện tích mai ghép là 181,9 ha, chiếm 70,8% diện tích trồng mai toàn thành phố).
Các nhà nghiên cứu cũng triển khai các đề tài mới về giống, chủng loại hoa, cây kiểng đáp ứng nhu cầu thị trường như: mô hình sản xuất nhóm hoa lan Dendrobium, Mokara; ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống lan Hồ điệp lai; phát hiện virus CyMV, ORSV gây bệnh hại cho các loại lan trong nhân giống…