Đây là những hình ảnh được các binh sĩ Mỹ ghi lại trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 về nghi lễ tự sát bằng cách mổ bụng của một sĩ quan của quân đội Nhật Bản - một nghi thức bảo vệ danh dự của những võ sĩ samurai huyền thoại.
Tự mổ bụng là một nghi thức cổ xưa có từ thời Edo của Nhật Bản. Nó còn được gọi là harakiri - một trong số những quy tắc võ sĩ đạo được các samurai đặc biệt coi trọng. Nó cho phép một samurai bị hạ nhục hoặc khi bị thất thủ, khi muốn tránh bị rơi vào tay quân địch và bị làm nhục có thể phục hồi danh dự bằng cái chết.
Đúng theo nghi thức, việc tự mổ bụng được tiến hành với trình tự nghi lễ trang trọng trong một căn phòng riêng. Theo nghi lễ, samurai sẽ tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn những món ăn mình yêu thích và sau đó các dụng cụ thực hiện nghi lễ sẽ được đặt lên trên đĩa của ông. Samurai sẽ đặt cây kiếm trước mặt và ngồi trên một tấm vải đặc biệt viết một bài thơ trước khi chết.
Sau khi áo kimono được cởi ra, người võ sĩ sẽ lấy thanh kiếm ngắn được gọi là wakizashi hay con dao nhỏ, dài (tanto) dâm vào bên trái bụng, rồi cắt theo một đường từ trái sang phải.
Trong nghi thức cổ xưa, đứng bên cạnh người võ sĩ samurai trong lúc thực hiện luật tự mổ bụng còn có một người được gọi là kaishakunin (giới tá nhân), là người sẽ chém đầu người samurai khi ông thực hiện xong nghi lễ tự rạch bụng.
Người kaishakunin sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai (vẫn còn 1 dải thịt mỏng gắn đầu với thân thể). Do đây là một kĩ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nên người làm việc này thường là 1 kiếm sĩ lão luyện. Thường 1 nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai.
Tuy nhiên, người làm việc chém đầu một samurai không phải luôn luôn là một người bạn. Nếu một samurai bại trận được ai đó tôn sùng, người đó có thể tình nguyện trở thành kaishakunin cho người samurai với mong muốn được thể hiện niềm kính trọng của họ với người samurai đó.
Một số Samurai lựa chọn cách chết đau đớn hơn trong nghi lễ này gọi là jūmonji-giri, nghĩa là "Cắt hình chữ thập". Khi đó, trong nghi lễ sẽ không có Kaishakunin để kết thúc nhanh chóng nỗi đau của người Samurai. Trong cách tự tử này, sau vết cắt đầu tiên, Samurai sẽ cắt vết thứ 2, đau đớn hơn nhiều, cắt dọc theo dạ dày. Một Samurai chấp nhận trở thành jumonji-giri sẽ phải chịu đựng một cái chết trong sự yên lặng bằng việc bị mất máu dần dần, đôi bàn tay ông ta sẽ che lấy khuôn mặt và ra đi một cách từ từ.
Nghi lễ tự rạch bụng của một sĩ quan Nhật:
Nguyễn Hường (Theo Xinhua, Wikipedia)
Tự mổ bụng là một nghi thức cổ xưa có từ thời Edo của Nhật Bản. Nó còn được gọi là harakiri - một trong số những quy tắc võ sĩ đạo được các samurai đặc biệt coi trọng. Nó cho phép một samurai bị hạ nhục hoặc khi bị thất thủ, khi muốn tránh bị rơi vào tay quân địch và bị làm nhục có thể phục hồi danh dự bằng cái chết.
Đúng theo nghi thức, việc tự mổ bụng được tiến hành với trình tự nghi lễ trang trọng trong một căn phòng riêng. Theo nghi lễ, samurai sẽ tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn những món ăn mình yêu thích và sau đó các dụng cụ thực hiện nghi lễ sẽ được đặt lên trên đĩa của ông. Samurai sẽ đặt cây kiếm trước mặt và ngồi trên một tấm vải đặc biệt viết một bài thơ trước khi chết.
Sau khi áo kimono được cởi ra, người võ sĩ sẽ lấy thanh kiếm ngắn được gọi là wakizashi hay con dao nhỏ, dài (tanto) dâm vào bên trái bụng, rồi cắt theo một đường từ trái sang phải.
Trong nghi thức cổ xưa, đứng bên cạnh người võ sĩ samurai trong lúc thực hiện luật tự mổ bụng còn có một người được gọi là kaishakunin (giới tá nhân), là người sẽ chém đầu người samurai khi ông thực hiện xong nghi lễ tự rạch bụng.
Người kaishakunin sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai (vẫn còn 1 dải thịt mỏng gắn đầu với thân thể). Do đây là một kĩ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nên người làm việc này thường là 1 kiếm sĩ lão luyện. Thường 1 nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai.
Tuy nhiên, người làm việc chém đầu một samurai không phải luôn luôn là một người bạn. Nếu một samurai bại trận được ai đó tôn sùng, người đó có thể tình nguyện trở thành kaishakunin cho người samurai với mong muốn được thể hiện niềm kính trọng của họ với người samurai đó.
Một số Samurai lựa chọn cách chết đau đớn hơn trong nghi lễ này gọi là jūmonji-giri, nghĩa là "Cắt hình chữ thập". Khi đó, trong nghi lễ sẽ không có Kaishakunin để kết thúc nhanh chóng nỗi đau của người Samurai. Trong cách tự tử này, sau vết cắt đầu tiên, Samurai sẽ cắt vết thứ 2, đau đớn hơn nhiều, cắt dọc theo dạ dày. Một Samurai chấp nhận trở thành jumonji-giri sẽ phải chịu đựng một cái chết trong sự yên lặng bằng việc bị mất máu dần dần, đôi bàn tay ông ta sẽ che lấy khuôn mặt và ra đi một cách từ từ.
Nghi lễ tự rạch bụng của một sĩ quan Nhật:
Người Kaishakunin là một binh lính Mỹ giúp người sĩ quan Nhật kết thúc đau đớn nhanh chóng bằng một phát súng nhân đạo vào gáy |
Nguyễn Hường (Theo Xinhua, Wikipedia)