Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đấu tranh thống nhất nước nhà, Quảng Trị là tỉnh trực tiếp bị kẻ thù chia cắt, tuyến tiếp giáp giữa 2 miền Nam Bắc, là nơi đụng độ quyết liệt giữa ta và địch. Đây cũng là chiến trường có phong trào tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, mảnh đất cháy bỏng căm thù và rực lửa chiến công. Trước khi cùng với cả nước đi đến chiến thắng lịch sử năm 1972, quân và dân Quảng Trị đã vượt qua một chặng đường đấu tranh đầy hy sinh gian khổ và giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Những địa danh như địa đạo Vĩnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, nghĩa trang liệt sĩ Truờng Sơn, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu và đặc biệt là thành cổ Quảng Trị đã khẳng định sự ngoan cường của mảnh đất này. Trong đó, cuộc chiến đấu anh dũng trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã là trận chiến đấu hào hùng oanh liệt nhất làm sáng ngời một chân lý: Kẻ xâm lược có sức mạnh vũ khí tối tân đã chịu thua những con người có ý chí gang thép vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nhà văn Trần Bạch Đằng đã viết bài thơ về địa danh nổi tiếng này:
"Hễ có Việt Nam có Cổ thành
Kết vòng hoa lửa nối Khe Sanh
Huân chương khó đủ từng viên gạch
Tấc đất từng giây mỗi lá cành".
Thành cổ Quảng Trị là một di tích có giá trị về lịch sử và văn hoá của tỉnh Quảng Trị. Để trấn giữ phía Bắc kinh đô Huế, dưới thời nhà Nguyễn, thành được xây lần đầu tiên bằng đất năm Minh Mạng thứ tư (1823), 4 năm sau, vào năm 1827, thành được xây bằng gạch có 4 cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Thành cổ Quảng Trị có chu vi 2160 mét và tường thành cao 4 mét. Bên ngoài thành có hệ thống hào sâu ngăn cách. Khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ đã xây dựng tại Thành cổ Quảng Trị một nhà lao lớn bằng đá, chiếm diện tích gần 1/4 khu vực thành cổ. Trong suốt thời gian từ năm 1929 đến 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm hàng ngàn sĩ phu yêu nước, chiến sĩ cộng sản và cả những người dân vô tội. Đây cũng chính là trường học chính trị, nơi đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người Việt Nam yêu nước. Với phong trào cả nước lên đường và xung phong tình nguyện, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã ghi thêm những trang sử mới hết sức vẻ vang. Mảnh đất Quảng Trị năm 1972 được xem là chiến trường khốc liệt nhất, nơi xảy ra những cuộc đụng đầu nảy lửa giữa ta và địch, trong đó nơi đặc biệt ác liệt là Thành cổ Quảng Trị. Mỹ-Nguỵ cho rằng chiếm được Thành cổ là cơ bản đã chiếm lại tỉnh Quảng Trị, tạo sức nặng mặc cả với ta tại Hội nghị Paris. Vì vậy chúng đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để chiếm bằng được Thành cổ. Tại công trình kiến trúc cổ này, địch đã dội không biết bao nhiêu bom đạn mỗi ngày, trung bình một chiến sĩ ta ở đây phải hứng chịu trên 100 quả bom và 200 quả đạn pháo. Bốn dãy tường thành của Thành cổ dày đến 12 mét vậy mà bị vỡ dần, không chỉ vỡ vì bom đạn mà còn vì sự chấn động của mặt đất. Nhà lao Quảng Trị trong Thành cổ trở thành Sở Chỉ huy tiền phương của các chiến sĩ giải phóng cũng không tránh khỏi sự tàn phá dữ dội ấy. Những người tham gia chiến đấu giữ thành cổ Quảng Trị năm ấy cho biết: "Đến một viên gạch cũng không còn nguyên vẹn". Cuộc chiến đấu giữ Thành cổ Quảng Trị đã diễn ra như một huyền thoại, các chiến sĩ giải phóng quân đã bám trụ, chiến đấu ở đây hàng tháng trời để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Thành cổ.
Chiến thắng vẻ vang tại Thành cổ Quảng Trị của quân và dân ta đã kết thúc cách đây vừa đúng 30 năm (1972). 30 năm, một khoảng thời gian khá dài với cuộc đời con người, tuy vậy đối với những người cựu sinh viên từng tham gia chiến đấu tại đây thì những ký ức về một thời đạn bom ấy vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Những ký ức ấy được thổi bùng lên, cháy sáng hơn khi họ có dịp gặp lại nhau, ôn lại kỷ niệm cũ sau bao năm xa cách. Đối với những cựu sinh viên - chiến sĩ năm xưa, trở lại chiến trường cũ, đôi mắt họ vẫn đau đáu dõi tìm những dấu tích đồng đội đang ngủ yên dưới lớp cỏ non Thành cổ. Và đã trở thành một nghĩa cử truyền thống, mỗi dịp trở về Thành cổ, những cựu sinh viên đó đều họp nhau bên bờ sông Thạch Hãn, nơi xuất quân qua tiếp viện cho Thành cổ đã phải hứng chịu bom đạn kẻ địch tàn phá, giết hại. Nhiều chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại bên bờ sông và trong lòng con sông xanh ngắt này.
"Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm".
Sau bao bom đạn khốc liệt của chiến tranh, dòng sông Thạch Hãn giờ đây đã trở về với vẻ hiền hoà và yên bình của nó. Thành cổ Quảng Trị cũng bước sang một trang sử mới với màu xanh hồi sinh của mình và đang trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của tuyến du lịch miền Trung. Ngày nay nhìn những phần tường thành còn lại hằn sâu bom đạn, khách hành hương giàu suy tư có thể nghĩ đây chính là một tượng đài hoành tráng nhất về những con người dũng cảm. Đó chính là các chiến sĩ quân Giải phóng đã kiên cường bám thành chiến đấu liên tục 81 ngày đêm trong điều kiện hết sức khốc liệt. Với những cựu sinh viên đã từng tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng trị năm 1972, giờ đây trở lại chiến trường xưa, tưởng nhớ đến những đồng đội đã từng chiến đấu và hy sinh trên mảnh đất này, nỗi nghẹn ngào xúc động đã không thể giấu nổi trên gương mặt họ. Trong cái nắng chói gắt của Quảng Trị, những cựu sinh viên lại có dịp tề tựu đông đủ trong Thành cổ để chứng kiến lễ khánh thành Đài Chứng tích sinh viên-chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị vào đúng tháng 4 lịch sử này (4/2002), một nén hương trầm nặng tình nghĩa sưởi ấm cho linh hồn những người thanh niên ưu tú đã hy sinh trên mảnh đất này.
"Hễ có Việt Nam có Cổ thành
Kết vòng hoa lửa nối Khe Sanh
Huân chương khó đủ từng viên gạch
Tấc đất từng giây mỗi lá cành".
Thành cổ Quảng Trị là một di tích có giá trị về lịch sử và văn hoá của tỉnh Quảng Trị. Để trấn giữ phía Bắc kinh đô Huế, dưới thời nhà Nguyễn, thành được xây lần đầu tiên bằng đất năm Minh Mạng thứ tư (1823), 4 năm sau, vào năm 1827, thành được xây bằng gạch có 4 cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Thành cổ Quảng Trị có chu vi 2160 mét và tường thành cao 4 mét. Bên ngoài thành có hệ thống hào sâu ngăn cách. Khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ đã xây dựng tại Thành cổ Quảng Trị một nhà lao lớn bằng đá, chiếm diện tích gần 1/4 khu vực thành cổ. Trong suốt thời gian từ năm 1929 đến 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm hàng ngàn sĩ phu yêu nước, chiến sĩ cộng sản và cả những người dân vô tội. Đây cũng chính là trường học chính trị, nơi đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người Việt Nam yêu nước. Với phong trào cả nước lên đường và xung phong tình nguyện, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã ghi thêm những trang sử mới hết sức vẻ vang. Mảnh đất Quảng Trị năm 1972 được xem là chiến trường khốc liệt nhất, nơi xảy ra những cuộc đụng đầu nảy lửa giữa ta và địch, trong đó nơi đặc biệt ác liệt là Thành cổ Quảng Trị. Mỹ-Nguỵ cho rằng chiếm được Thành cổ là cơ bản đã chiếm lại tỉnh Quảng Trị, tạo sức nặng mặc cả với ta tại Hội nghị Paris. Vì vậy chúng đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để chiếm bằng được Thành cổ. Tại công trình kiến trúc cổ này, địch đã dội không biết bao nhiêu bom đạn mỗi ngày, trung bình một chiến sĩ ta ở đây phải hứng chịu trên 100 quả bom và 200 quả đạn pháo. Bốn dãy tường thành của Thành cổ dày đến 12 mét vậy mà bị vỡ dần, không chỉ vỡ vì bom đạn mà còn vì sự chấn động của mặt đất. Nhà lao Quảng Trị trong Thành cổ trở thành Sở Chỉ huy tiền phương của các chiến sĩ giải phóng cũng không tránh khỏi sự tàn phá dữ dội ấy. Những người tham gia chiến đấu giữ thành cổ Quảng Trị năm ấy cho biết: "Đến một viên gạch cũng không còn nguyên vẹn". Cuộc chiến đấu giữ Thành cổ Quảng Trị đã diễn ra như một huyền thoại, các chiến sĩ giải phóng quân đã bám trụ, chiến đấu ở đây hàng tháng trời để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Thành cổ.
Chiến thắng vẻ vang tại Thành cổ Quảng Trị của quân và dân ta đã kết thúc cách đây vừa đúng 30 năm (1972). 30 năm, một khoảng thời gian khá dài với cuộc đời con người, tuy vậy đối với những người cựu sinh viên từng tham gia chiến đấu tại đây thì những ký ức về một thời đạn bom ấy vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Những ký ức ấy được thổi bùng lên, cháy sáng hơn khi họ có dịp gặp lại nhau, ôn lại kỷ niệm cũ sau bao năm xa cách. Đối với những cựu sinh viên - chiến sĩ năm xưa, trở lại chiến trường cũ, đôi mắt họ vẫn đau đáu dõi tìm những dấu tích đồng đội đang ngủ yên dưới lớp cỏ non Thành cổ. Và đã trở thành một nghĩa cử truyền thống, mỗi dịp trở về Thành cổ, những cựu sinh viên đó đều họp nhau bên bờ sông Thạch Hãn, nơi xuất quân qua tiếp viện cho Thành cổ đã phải hứng chịu bom đạn kẻ địch tàn phá, giết hại. Nhiều chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại bên bờ sông và trong lòng con sông xanh ngắt này.
"Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm".
Sau bao bom đạn khốc liệt của chiến tranh, dòng sông Thạch Hãn giờ đây đã trở về với vẻ hiền hoà và yên bình của nó. Thành cổ Quảng Trị cũng bước sang một trang sử mới với màu xanh hồi sinh của mình và đang trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của tuyến du lịch miền Trung. Ngày nay nhìn những phần tường thành còn lại hằn sâu bom đạn, khách hành hương giàu suy tư có thể nghĩ đây chính là một tượng đài hoành tráng nhất về những con người dũng cảm. Đó chính là các chiến sĩ quân Giải phóng đã kiên cường bám thành chiến đấu liên tục 81 ngày đêm trong điều kiện hết sức khốc liệt. Với những cựu sinh viên đã từng tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng trị năm 1972, giờ đây trở lại chiến trường xưa, tưởng nhớ đến những đồng đội đã từng chiến đấu và hy sinh trên mảnh đất này, nỗi nghẹn ngào xúc động đã không thể giấu nổi trên gương mặt họ. Trong cái nắng chói gắt của Quảng Trị, những cựu sinh viên lại có dịp tề tựu đông đủ trong Thành cổ để chứng kiến lễ khánh thành Đài Chứng tích sinh viên-chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị vào đúng tháng 4 lịch sử này (4/2002), một nén hương trầm nặng tình nghĩa sưởi ấm cho linh hồn những người thanh niên ưu tú đã hy sinh trên mảnh đất này.