“Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng” đi vào tâm tưởng ông kể từ khi tầu ngang qua Palo Alto, ngừng lại đón khách ở khu nhà ga nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ, thả mắt nhìn cảnh vật bên ngoài, ông bắt gặp một vùng trải dài và rộng đầy hoa cúc trắng. Ðấy là cánh đồng không được trồng trọt, nơi cỏ hoang và cúc dại mọc. Bởi đất bỏ phế, có đất là có cỏ. Còn hoa cúc, phải tới mùa cúc, từ hạt vỡ sinh cây, từ cây sinh lá và nụ, từ nụ nở ra hoa, cánh đồng trắng xóa với mầu trắng của cúc trắng. Hoa năm hoặc sáu cánh. Hoa không có mùi thơm. Nhưng cánh đồng cúc trắng mang vẻ huy hoàng rực rỡ, nếu lót nền trong tranh, với một người con gái khỏa thân nằm giữa cái nền lót đó, đề tài cho một bức họa hẳn là tuyệt. Ðấy chính là tâm tưởng ông đã có từ lúc tầu ghé ngang qua Palo Alto, ngừng chốc lát ở nhà ga lẻ để đón và thả khách xuống tầu.
Ông có bốn bức phác thảo vẽ về biển, về cây cầu Golden Gate, về phố núi chưa được quết mầu. Cả bốn mới được hình thành qua những nét phóng sơ sài nguệch ngoạc, đại khái như cất nhà dựng sườn chưa đóng gỗ ván, chưa có cửa ngõ mái che. Khởi đầu bao giờ cũng từ cái khung, từ khung tiến tới sơn tô quét, từ chỗ tô quét chọn mầu sắc thích hợp, bức tranh cứ từng bước mà hiện ra hình thù. Phải một tuần nữa, đáp tầu đi San Francisco, ông mới tạm coi vẽ xong mấy bức dang dở, tạm quên chúng để đi vào những cái khác. Như khởi họa “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”, nơi con tầu ngừng bánh, Palo Alto, một thị trấn nằm gần thiết lộ.
Mùa hạ. Buổi sáng nắng tới sớm trên thành phố vùng ông cư ngụ. San Jose. Ðến nhà ga quận hạt, đợi chuyến xe lửa từ đâu đó đổ về, ông ngồi quan sát cảnh vật, một nơi yên tĩnh và vắng vẻ, một nơi chỉ có những khách đáp Cal Train mua vé đi San Francisco, một nơi xuất nhập người từ xa đến và người khởi hành tới đô thị phố núi nằm cạnh bờ mép biển.
Ði lần này ông không đáp tầu đi San Francisco. Tầu ngừng ở ga lẻ Palo Alto, ông xuống để rồi dựng giá gỗ, bảng vẽ, khung giấy, đem cọ sơn hay nước mầu đứng vẽ tranh. Cánh đồng rộng. Cúc như một tấm thảm trắng trải dài và chỉ khựng lại khi gặp một con đường trải nhựa, ở đó, ông thấy có xe qua lại nhưng không nhiều. Và bên kia dựng lên hình thù những cây cối với tàn lá của chúng đung đưa trên không, nom hệt những cái lọng che, cái dù quạt của một đám rước lễ đi trên cánh đồng. Cũng còn thấy một trang trại nhỏ với nhà kho và nhà ở nằm giữa đám cây ăn quả. Cây được trồng thẳng gốc ngay hàng. Gần nhất, cạnh cánh đồng hoa cúc trắng, đứng như một người rủ đầu với xương khô thân xác, cây thụ già trụ vững gốc, cành nhánh đã sác sơ tơi tả. Chính ở đó, một bầy quạ đen đứng đậu, nghển đầu, ngỏng cổ, kêu khản như tiếng người gào. Những nét ông bắt được trên toàn cảnh thật tuyệt vời, để hình thành bức tranh có cái tựa “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”.
Buổi tối dưới ngọn đèn, ông ngồi tư lự ngắm tranh. Cúc đã lên hình như nở cánh trên một phần giấy vẽ. Sơn được dặm. Từ dưới đường đi của cây cọ, sơn đó đã phết từng mảng, rất từ tốn và thận trọng nơi đầu cọ di động hay vỗ đập sần sùi. Dù sao, ông vẫn thấy thiếu một cái gì đó mà ông chưa nghĩ ra. À, khi vầng trán ông nhăn những nếp nhăn, lúc đó ông mới bắt được cái thiếu mà mình thấy thiếu. Cúc không chưa đủ. Cúc cần có một người con gái nằm khỏa thân. Giữa thảm cúc trắng, người nằm khỏa thân sẽ làm cho bức họa sinh động để lột được cái Ðộng và Tĩnh, cái Sống và Chết của tranh vẽ cảnh thiên nhiên và con người. Nghĩ đến người mẫu khỏa thân, Thúy được ông chọn trong số bạn gái ông quen. Ông chấm Thúy nhưng liệu Thúy có đồng ý nhận làm người mẫu cho ông vẽ không, thì ông không dám chắc Thúy nhận. Thì cứ hỏi. Ðấy là buổi đến nhà gặp Thúy ở căn phòng Thúy cư ngụ. “Sao lâu nay Anh không đến chơi. Bận gì vậy”.
“Vẽ tranh”.
“Vẽ tranh thì cũng có lúc vẽ lúc rảnh chứ bộ vẽ hoài hả anh”.
“Mấy bức dở, một bức đang phác thảo, có hứng thú và say mê, ngưng thì hứng thú say mê sẽ lụi. Làm thơ cũng vậy, khi tư tưởng chợt đến, phải chụp bắt như mình đuổi theo con bướm nó bay vờn trước mặt, nếu không rượt đuổi, nó lẩn vào bụi hồng trốn mất, vần thơ em làm sẽ chẳng có đâu”
“Anh uống cà phê hay trà nói để em pha”.
“Thứ gì cũng được. Miễn là đừng quá lách cách phiền toái. Hay trà đi cho nó tiện”.
Thúy bỏ nhúm trà khô vào bình, đợi nước sôi tới. Ông gợi ý:
“Anh đang vẽ bức “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”. Cúc trắng sáng ngợp một vùng thảo nguyên ở Palo Alto. Nếu chỉ toàn cúc thì cánh đồng cúc không có hồn khi lên khung tranh vì trên tranh, cúc đứng ngay đơ cứng ngắc như cọng sắt thiếu gió không làm cây cúc nghiêng ngả và hoa cúc lao sao. Mà gió thì chẳng người họa sĩ nào vẽ được gió để gió làm rung rinh cánh cúc trên tranh được. Bởi thế, muốn bức họa có linh hồn, anh mới nghĩ ra cần có hình một người con gái. Một người mẫu và người đó có thể là em được không”.
“Sao anh không chọn một người khác lại là em. Liệu em có đủ tiêu chuẩn để làm người mẫu cho anh vẽ tranh không”.
“Ðủ. Bởi vì em đẹp. Ðường nét trên thân thể em chắc chắn sẽ thích hợp với bức họa mà anh đang thực hiện. Có điều anh chỉ sợ em không nhận lời vì người mẫu trong bức này phải khỏa thân. Em dám khỏa thân không”.
Nghe ông ta nói, Thúy tỏ ra ngần ngại. Nàng bảo:
“Khỏa thân à. Khỏa thân thì khó đấy. Chắc em không dám đâu”.
Ông cười rất tỉnh:
“Ở đó, một nơi tĩnh mịch vắng vẻ, có ai thấy đâu ngoài anh ra, em khỏa thân như khỏa thân lúc trần truồng tắm”. “Tắm ở trong phòng tắm kín đáo nó khác. Khỏa thân trần truồng ở nơi trống trải, em cảm thấy kỳ kỳ”.
“Kỳ thì thôi. Anh không ép. Mà ép làm sao được, vì đó là cái quyền của em muốn hay không muốn”.
Câu chuyện tới đó thì ngưng. Nhưng lúc ông họa sĩ đứng dậy cáo về, Thúy bỗng thay đổi ý. Nàng đột ngột nhận lời làm người mẫu cho ông vẽ tranh.
2.
Họ ra sân ga đợi tầu. Họ lên tầu khi tầu tới và ngừng để thả và đón khách. Họ xuống lúc đến quận hạt Palo Alto. Họ đi về ngả cánh đồng có hoa cúc trắng. Buổi sáng mùa hạ, vẫn ánh nắng thắp sáng trên những cánh cúc và thân cúc mảnh khảnh. Không khí khô se ấm áp. Thời tiết của một ngày đẹp trời. Rừng thì ở xa. Ðồi mặc áo mầu xanh của cỏ mướt. Cây đại thụ già đứng trơ trơ cô độc trên cánh đồng. Vẫn xương khô thân mộc thảo với nhánh cành sác sơ tiều tụy, vì cây đã chết nhưng không bị đốn chặt. Ở đó, bầy quạ làm tổ. Những cái tổ nom xa như những cái đầu lâu còn dính tóc đen, đu đưa trên nền trời mây mầu kim nhũ. Những cái tổ quạ được quạ tha rơm rác hay cành cây khô, cài thành hình như hình cái giỏ đựng bình chai rượu chát. Chỉ nhìn những cánh quạ đen bay, chỉ nghe tiếng quạ nhả ra tiếng kêu, cái vùng đồng cỏ tiếp giáp thảo nguyên mới thực sự thấy cái Ðộng trong cái Tĩnh, cái Sống trong cái Chết. Cũng như hoa cúc trắng, như tuyết đã nằm yên khi bay bay từ trời xuống, không có gió lao sao lay động, không có sức nóng làm rạn vỡ mặt băng đóng, thì cả hoa lẫn tuyết chỉ là những cái xác khô vụn, những mảnh rác rến bất động vô hồn.
Bắt tay vào công việc, ông chống chân dựng giá vẽ, đặt tấm bảng có giấy họa hình, mở hộp đựng sơn mầu và những cây cọ. Trải xuống nền đất bằng một mảnh vải trắng để Thúy nằm tránh lấm láp người, ông vừa nhìn nàng, vừa gật gật cái đầu, vừa như ra ý nhắc nhở cho Thúy biết tới lượt nàng phải làm gì rồi.
Khi ngón tay đã lần bóc những cái khuy áo, tháo cái “soutien” nịt ngực, bỏ rớt xuống chân rồi, Thúy có thêm nghị lực để sờ tới cạp cái quần, tụt cái quần đó ra. Mảnh vải hình tam giác, mỏng và mền,dính phần dưới thân thể được bỏ ra nốt, nàng trải thân nằm xuống mặt vải giữa một vùng hoa cúc xôn xao.
Ðầu nhọn của cây bút chì được điều khiển dưới bàn tay ông bắt đầu khởi động. Từ mái tóc, từ khuôn mặt, từ ợcổ, từ ngực, từ bụng, đi lần xuống phần thắt, nơi cái ngã ba của đôi chân nối với đoạn thân, nơi cái chạc của một cây ná có dây cao su buộc, thì ông thấy bị kích xúc. Ðè nén kích xúc nhục dục, ông lướt ngọn bút qua khỏi cái vùng đã làm ông lựng khựng để đi nốt xuống phần đôi chân người mẫu. Phác thảo cho bản vẽ kể như đã xong. Bây giờ, ông bắt đầu chọn mầu và dặm sơn từng phần như đắp thịt da trên một bộ xương người. Thịt da bằng lớp bột mầu sền sệt tô phết cho mỗi phần cơ thể đã hình thành dưới cái cọ chổi cà miết, chấm vỗ, lúc đi lướt nhanh vội vã, lúc chậm chạp từ tốn thận trọng. Khuôn mặt với đường nét sống mũi, tóc và cặp mắt của người mẫu là cái khó nhất cho nên ông vẽ hơi lâu. Xuống đến hai gò vú và phần phẳng của bụng, ông thấy óc não không cần phải vận dụng quá nhiều.
Cặp đùi khép tạo ra cái hũm lõm của một hình tam giác. Cái hình tam giác hũm lõm đó bắt buộc phải dùng tới mầu đen của sơn. Phủ lớp sơn đen xuống chỗ cần phủ, lúc đó chính là lúc ông khựng lại để nhìn cái vật thể mà ông đang vẽ nó. Mạch máu trong người ông hình như chảy mạnh bất thường. Tim ông bị ứ thắt làm rối loạn nhịp đập. Ông mất tự chủ trước những đòi hỏi của sự thèm muốn thỏa mãn thể xác. Ông buông rơi cây cọ vẽ để rồi bước những bước vội vã về phía Thúy nằm. Khi hai cái thân thể đã khép lên nhau. Những con quạ đen đảo cánh chợt kêu la quái đản trên bầu trời có hoa cúc trắng. Họ đã xong và buông nhau ra. Gặp tấm mềm vải, ông thấy có máu. Máu nổi giữa nền trắng của tấm “drap” dùng để lót cho người mẫu nằm. Máu đỏ hồng. Máu của một người con gái lần đầu chung đụng.
Chính tấm vải có dính vết máu đó, một buổi sáng ngồi nghĩ vẩn vơ, ông bỗng nẩy ra ý định căng lên khung vẽ. Rồi hứng thú bất ngờ, ông đem cánh đồng cúc và hình người mẫu chuyển qua bức vải căng có dính máu, dặm sơn mầu và hình thành bức họa ông thực hiện.
Bức vẽ vẽ xong. Dù vậy, ông vẫn cảm thấy có vài chi tiết cần phải đến cánh đồng hoa cúc để bổ túc cho bức tranh được hoàn hảo. Chẳng hạn cái mầu lá ông pha sơn chưa thích hợp, cái cây khô đứng chết thiếu nét oằn oại, cái tổ quạ và những con quạ già trên ngọn nhánh quá nhiều làm tối bức tranh. Hình như ông đã quên vẽ vài con quạ bay đảo cánh dưới nền trời mầu kim nhũ, để lột tả đất nơi đó, vùng tĩnh mịch và vắng vẻ tột cùng của tử địa. Chính mầu trắng của cúc biểu tượng mầu tang của khăn sô hay vải liệm để liệm xác người chết. Mầu sắc đó cũng là mầu của tuyết đã rơi xuống ở vùng Bắc cực, đóng băng lạnh, phủ biển hồ, phủ sông ngòi và phủ đồi núi những ngày lập Ðông.
Trong “Crows in the wheat field” của Van Gogh vẽ, chủ đề của bức tranh là ”Bầy Quạ Trên Cánh Ðồng Lúa Mì”. Xử dụng triệt để mầu sắc tối tăm u ám nhất, Van Gogh đã hình thành họa phẩm này trước khi ông tự sát. Quạ biểu tượng điềm xấu của vận mệnh. Cánh đồng lúa mì xơ xác thân gốc chính là hồi chuông báo tử. Cái chết phủ chùm vây kín bức tranh như bức tranh đó hiện thân nơi một nhà quàn có những cỗ quan tài gỗ mộc. Khi Van Gogh xây dựng bức vẽ quạ và cánh đồng lúa mì, bằng mầu tối đậm của tro than, bằng những đường nét sổ dọc ngang tàn bạo, bằng những cơn lốc xoáy của bão và gió, hình như người họa sĩ vẽ tranh vào lúc đó, lý trí đã mất quân bình, không còn khả năng tự chế được bản thân. Ông Van Gogh mắc chứng điên. Mầm mống điên tiềm ẩn trong con người đó đã có do những chấn động dồn ép bởi cuộc đời và con người trong một xã hội bất ưng. Sự bạo ngược đối đãi và sự tàn nhẫn khinh miệt từ mọi phía đã dồn người họa sĩ đến tận cùng chân tường, để rồi không còn lối thoát ra khỏi. Vây quanh ông những kẻ sống vị kỷ, những kẻ thích xoe xua danh lợi, những kẻ coi nghệ thuật tranh vẽ tầm thường vô ích không cần thiết cho cuộc sống con người. Van Gogh đã có lần đem bán một bức họa phẩm, giá của nó vừa mua đủ một ổ bánh mì. Van Gogh đem tranh tặng cho ông Gachet, người bác sĩ chữa bệnh cho ông, bức tranh đáng nhẽ phải được trân trọng treo lên vách nơi phòng khách, Gachet lại dùng nó để chắn gà trong chuồng nhốt gà ở tư gia. Cuộc đời Van Gogh đầy rẫy những bất hạnh và đen tối như mầu trong tranh ông vẽ. Cũng như Nietzsche mang căn bệnh điên tiềm ẩn trong người, Van Gogh tự hơ lửa đốt bàn tay mình khi si mê người tình quá độ, Nietzsche thì đứng khóc giữa đường lúc ôm hôn con ngựa trong một cơn xúc động bởi thần kinh căng thẳng. Những người cầm viết viết văn và những người họa sĩ vẽ tranh được sinh ra mang vận số không nhiều may mắn. Họ bị ruồng bỏ hắt hủi hay bị khinh bỉ như kẻ mắc bệnh phong cùi giữa một xã hội mà chính họ lại chẳng thể chấp nhận và bị đồng hóa.
Xuống nhà ga lẻ ở quận hạt Palo Alto lúc tầu ngừng bánh, ông ta đi dọc con đường thiết lộ dẫn về hướng cánh đồng. Ðầu óc vẫn miên man nghĩ về Gogh như nghĩ đến thân phận của chính mình. Mùa hạ, ông nghe tiếng gió đùa rỡn trên những ngọn cỏ rối mọc quanh vùng cánh đồng. Những con chim sẻ nhỏ nhận ra ông tới gần đã vù vù với đôi cánh vỗ bay đi. Hoa cúc trắng nom xa trải dài và rộng như một bức thảm mềm phẳng mặt. Dưới con mắt ông, ông vừa thấy cỗ xe có gắn động cơ nổ phành phạch bò từ từ trên cánh đồng hoa cúc trắng. Cỗ xe đó là xe cắt cỏ có gắn guồng cuốn với lưỡi dao bén sắc.. Mỗi phần đất cái xe đi qua, những cây cúc được ngoạm vào lưỡi cắt, bị cái máy nuốt gọn rồi đẩy vào thùng chứa sau xe. Bằng cơ giới, việc khai quang một vùng ruộng rẫy chẳng mất quá nhiều công sức và thời gian. Cho nên, từ lúc ông đến tới lúc ông quay về nhà ga lẻ, cái máy cắt đó đã cắt sạch nhẫn cúc dại mọc trên mảnh đất bao la rộng rãi này rồi. Mầu trắng của hoa cúc đã biến mất để thay vào đó mầu hoàng thổ pha lẫn mầu đen của bùn. Ðồng không mông quạnh, gốc thụ già khẳng khiu đứng trơ trụi với những tổ quạ và đàn quạ táo tác bay quanh.
Tới cánh đồng hoa cúc trắng, lần đó là lần cuối cùng. Sau này, ông không còn đáp tầu xuống nhà ga lẻ ở Palo Alto, để lội bộ đến nơi có hoa cúc mọc. Ðất được khai quang rồi, nông trại xuất hiện nhà ở và kho chứa dụng cụ. Luống rãnh được phân ô, bờ được vạch vẽ, những cây thuộc loại ăn quả được cắm trồng để thu lợi nhuận vào mùa thu hoạch. Cánh đồng hoa cúc trắng kể từ đó bị xóa đi nhưng trong trí nhớ, trên vải tranh ông đã vẽ, hoa cúc và những bóng quạ đen vẫn còn.
Xâm xẩm tối của buổi chiều nhùng nhằng cơn mưa đổ, ông pha cà phê, ngồi tư lự ngắm tranh. Vẽ thêm phần còn thiếu, dặm xóa chỗ chưa được hài lòng, ông làm nốt công việc cần làm trước khi lên giường đợi giấc ngủ. Nằm, ông mơ mơ, màng màng, tỉnh tỉnh, thức thức. Rõ đấy là tiếng lào sào của gió xao động hoa cúc trên cánh đồng. Rõ đấy là tiếng máy nghiến cây cỏ xèn xẹt của guồng cuốn có gắn lưỡi dao bén cạnh. Rõ đấy là tiếng thét hãi hùng của những cây cúc bị chém đứt lìa thân gốc. Rõ đấy là quạ quang quác kêu khan khản giọng nơi cuối bìa rừng có cây thụ già. Thiếp đi rồi chìm xuống giấc ngủ, ông trốn thoát cơn bạo hành của đầu óc khủng hoảng. Bình thản trong cơn mơ phẳng lặng lúc nửa đêm, ông thấy đứa bé chạy nhẩy tung tăng trên cánh đồng. Ðứa bé như cái bóng con bươm bướm mầu vàng bay phất phơ trên đám hoa cúc trắng. Ðứa bé chỉ biến đi cùng cánh đồng hoa cúc khi trong khu vườn mận, bỗng có tiếng một con chim sáng bay đến bụi cây hồng, hụ lên mấy tiếng nghe sảng.
2.
Khách khứa mãn tiệc đã bỏ về. Duy Hạ, nấn ná ngồi lại chuyện vãn dăm ba câu với chủ nhà ở nơi phòng khách. Ðêm mùa hạ, ngó ra khu vườn tối qua kính cửa sổ, thấy cây cối mù mờ hình dạng, thấy bầu trời bàng bạc ánh sáng của vầng trăng hạ tuần. Bỗng đưa tay chỉ lên bức tranh treo trên vách ván, chủ nhà chợt bảo:
Họa phẩm “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng” của bạn tôi đã vẽ. Khi hoàn thành “Bầy Quạ Trên Cánh Ðồng Lúa Mì ” xong, Van Gogh chọn cho mình cái chết bằng cách tự sát. Ông họa sĩ bạn tôi vẽ bức vẽ này rồi, bỗng trở nên một kẻ khùng điên rất lạ. Một đêm, vâng, một đêm ông nổi cơn điên, dùng mảnh dao lam cứa đứt cổ tay. Ðộng mạch bị cắt cho nên máu ra mà không sao cầm được. Cảnh sát điều tra và lập biên bản những gì họ nhận xét ghi chép lại. Cảnh sát cũng còn lượm được một tờ giấy viết mấy chữ để gần chai rượu uống cạn phân nửa nơi cái bàn nhỏ kê cạnh giường. Không phải là bức thư tuyệt mệnh nhưng đó chính là lời của Van Gogh nói: “Có lẽ, đối với người nghệ sĩ, cái chết không phải là việc khó nhất để chịu”.
3.
Mười năm sau, bức tranh được bạn bè người họa sĩ quá cố đem trưng bầy ở phòng triển lãm. Trong số khách đến coi tranh còn có một người phụ nữ trẻ dẫn theo một đứa bé đứng ngắm bức “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”. Hình cô gái người mẫu nằm khỏa thân giữa đồng cúc mầu của tấm khăn sô, đã là mũi của con dao nhọn khoét một lỗ khoét sâu hoắm trong tim, khơi động vùng tiềm thức vị khách đứng coi tranh. Như con rắn khoanh mình rúc đầu nằm ngủ, bỗng bị một kẻ tinh nghịch dùng cây gậy chọc phá, rắn cựa khúc thân và ngỏng đầu đu đưa bò đi. Tiềm thức giống như con rắn ở thế tĩnh và động khi bị đánh thức dậy. Chính lúc đó, khách nhớ lại con tầu ngừng ở nhà ga thị xã Palo Alto, nhớ cánh đồng hoa cúc trắng, nhớ lúc nằm trần truồng lõa thể làm người mẫu cho ông ta vẽ, nhớ cái đau rát thịt da, nhớ trên tấm vải mầu trắng lót nằm dính vết máu đỏ hồng như bông huyết dụ. Nhớ cho nên khách đứng ngắm tranh đã bần thần xúc động.
Rạt đám đông, nàng dẫn đứa con ra khỏi phòng triển lãm. Ðứa bé chợt nũng nịu hỏi:
”Mẹ. Mẹ bảo mẹ đưa con tới gặp bố. Bố đâu hả mẹ”.
“Thúy Cúc, nàng trả lời, bố con chính là người họa sĩ vẽ ra bức tranh con vừa coi đó”.
“Không. Con chỉ muốn được gặp bố mà không là bức tranh bố vẽ đâu mẹ”.
“Ðiều đó thì mẹ không thể làm được. Bố con đã đi rất xa. Xa đến một nơi mà nơi đó là nơi nào thì không ai biết được. Nhưng con đừng hỏi mẹ về điều đó nữa. Ðể rồi tới mùa cúc nở, mẹ sẽ dẫn con đi Palo Alto, nơi bố con đã vẽ bức tranh trên cánh đồng hoa cúc trắng. Cánh đồng hoa cúc trắng như một tấm khăn sô, có bầy quạ đen đứng cọ mỏ trên cây thụ già, và ở đó, mẹ đã nằm trải thân làm người mẫu cho bố vẽ”.
Tới mùa cúc nở, lời hứa của người mẹ với đứa con được thực hiện. Khi tầu ngừng để hành khách xuống nhà ga ở Palo Alto, đứng nhìn cánh đồng hoa cúc trắng, Thúy không nhận ra cánh đồng hoa cúc trắng đó nữa. Cây thụ già vẫn khô cằn trơ trụi thân gốc ở vùng đất xưa. Những tổ quạ và những con quạ đen hiện lên nền trời lót mầu vàng nhợt nhạt vẫn đấy. Duy cúc thì không còn. Ðất đã được khai khẩn trồng cây trái ăn quả. Apple. Một loại táo xanh mầu của da lươn, vỏ vằn vện trơn bóng. Những trái táo đó đeo lủng lẳng trên nhánh cành, lắc lư đu đưa khi có gió thổi dựng. Ở cuối vườn cây, nhà trại được cất. Ngôi nhà nhỏ. Mái tôn trắng. Sân bãi đậu cơ giới máy móc nông cụ. Hoa cúc trắng trên cánh đồng cúc mọc, không một dấu vết để lại, ngoại trừ trong tiềm thức óc não, trên bức tranh đã được người họa sĩ vẽ ra. Bức tranh đó có hoa cúc, có vết máu khô trên nền vải, chính là bức họa cuối cùng khi người vẽ xong nó đã dùng mảnh dao lam tự cứa đứt động mạch ở cổ tay mình
Ông có bốn bức phác thảo vẽ về biển, về cây cầu Golden Gate, về phố núi chưa được quết mầu. Cả bốn mới được hình thành qua những nét phóng sơ sài nguệch ngoạc, đại khái như cất nhà dựng sườn chưa đóng gỗ ván, chưa có cửa ngõ mái che. Khởi đầu bao giờ cũng từ cái khung, từ khung tiến tới sơn tô quét, từ chỗ tô quét chọn mầu sắc thích hợp, bức tranh cứ từng bước mà hiện ra hình thù. Phải một tuần nữa, đáp tầu đi San Francisco, ông mới tạm coi vẽ xong mấy bức dang dở, tạm quên chúng để đi vào những cái khác. Như khởi họa “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”, nơi con tầu ngừng bánh, Palo Alto, một thị trấn nằm gần thiết lộ.
Mùa hạ. Buổi sáng nắng tới sớm trên thành phố vùng ông cư ngụ. San Jose. Ðến nhà ga quận hạt, đợi chuyến xe lửa từ đâu đó đổ về, ông ngồi quan sát cảnh vật, một nơi yên tĩnh và vắng vẻ, một nơi chỉ có những khách đáp Cal Train mua vé đi San Francisco, một nơi xuất nhập người từ xa đến và người khởi hành tới đô thị phố núi nằm cạnh bờ mép biển.
Ði lần này ông không đáp tầu đi San Francisco. Tầu ngừng ở ga lẻ Palo Alto, ông xuống để rồi dựng giá gỗ, bảng vẽ, khung giấy, đem cọ sơn hay nước mầu đứng vẽ tranh. Cánh đồng rộng. Cúc như một tấm thảm trắng trải dài và chỉ khựng lại khi gặp một con đường trải nhựa, ở đó, ông thấy có xe qua lại nhưng không nhiều. Và bên kia dựng lên hình thù những cây cối với tàn lá của chúng đung đưa trên không, nom hệt những cái lọng che, cái dù quạt của một đám rước lễ đi trên cánh đồng. Cũng còn thấy một trang trại nhỏ với nhà kho và nhà ở nằm giữa đám cây ăn quả. Cây được trồng thẳng gốc ngay hàng. Gần nhất, cạnh cánh đồng hoa cúc trắng, đứng như một người rủ đầu với xương khô thân xác, cây thụ già trụ vững gốc, cành nhánh đã sác sơ tơi tả. Chính ở đó, một bầy quạ đen đứng đậu, nghển đầu, ngỏng cổ, kêu khản như tiếng người gào. Những nét ông bắt được trên toàn cảnh thật tuyệt vời, để hình thành bức tranh có cái tựa “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”.
Buổi tối dưới ngọn đèn, ông ngồi tư lự ngắm tranh. Cúc đã lên hình như nở cánh trên một phần giấy vẽ. Sơn được dặm. Từ dưới đường đi của cây cọ, sơn đó đã phết từng mảng, rất từ tốn và thận trọng nơi đầu cọ di động hay vỗ đập sần sùi. Dù sao, ông vẫn thấy thiếu một cái gì đó mà ông chưa nghĩ ra. À, khi vầng trán ông nhăn những nếp nhăn, lúc đó ông mới bắt được cái thiếu mà mình thấy thiếu. Cúc không chưa đủ. Cúc cần có một người con gái nằm khỏa thân. Giữa thảm cúc trắng, người nằm khỏa thân sẽ làm cho bức họa sinh động để lột được cái Ðộng và Tĩnh, cái Sống và Chết của tranh vẽ cảnh thiên nhiên và con người. Nghĩ đến người mẫu khỏa thân, Thúy được ông chọn trong số bạn gái ông quen. Ông chấm Thúy nhưng liệu Thúy có đồng ý nhận làm người mẫu cho ông vẽ không, thì ông không dám chắc Thúy nhận. Thì cứ hỏi. Ðấy là buổi đến nhà gặp Thúy ở căn phòng Thúy cư ngụ. “Sao lâu nay Anh không đến chơi. Bận gì vậy”.
“Vẽ tranh”.
“Vẽ tranh thì cũng có lúc vẽ lúc rảnh chứ bộ vẽ hoài hả anh”.
“Mấy bức dở, một bức đang phác thảo, có hứng thú và say mê, ngưng thì hứng thú say mê sẽ lụi. Làm thơ cũng vậy, khi tư tưởng chợt đến, phải chụp bắt như mình đuổi theo con bướm nó bay vờn trước mặt, nếu không rượt đuổi, nó lẩn vào bụi hồng trốn mất, vần thơ em làm sẽ chẳng có đâu”
“Anh uống cà phê hay trà nói để em pha”.
“Thứ gì cũng được. Miễn là đừng quá lách cách phiền toái. Hay trà đi cho nó tiện”.
Thúy bỏ nhúm trà khô vào bình, đợi nước sôi tới. Ông gợi ý:
“Anh đang vẽ bức “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”. Cúc trắng sáng ngợp một vùng thảo nguyên ở Palo Alto. Nếu chỉ toàn cúc thì cánh đồng cúc không có hồn khi lên khung tranh vì trên tranh, cúc đứng ngay đơ cứng ngắc như cọng sắt thiếu gió không làm cây cúc nghiêng ngả và hoa cúc lao sao. Mà gió thì chẳng người họa sĩ nào vẽ được gió để gió làm rung rinh cánh cúc trên tranh được. Bởi thế, muốn bức họa có linh hồn, anh mới nghĩ ra cần có hình một người con gái. Một người mẫu và người đó có thể là em được không”.
“Sao anh không chọn một người khác lại là em. Liệu em có đủ tiêu chuẩn để làm người mẫu cho anh vẽ tranh không”.
“Ðủ. Bởi vì em đẹp. Ðường nét trên thân thể em chắc chắn sẽ thích hợp với bức họa mà anh đang thực hiện. Có điều anh chỉ sợ em không nhận lời vì người mẫu trong bức này phải khỏa thân. Em dám khỏa thân không”.
Nghe ông ta nói, Thúy tỏ ra ngần ngại. Nàng bảo:
“Khỏa thân à. Khỏa thân thì khó đấy. Chắc em không dám đâu”.
Ông cười rất tỉnh:
“Ở đó, một nơi tĩnh mịch vắng vẻ, có ai thấy đâu ngoài anh ra, em khỏa thân như khỏa thân lúc trần truồng tắm”. “Tắm ở trong phòng tắm kín đáo nó khác. Khỏa thân trần truồng ở nơi trống trải, em cảm thấy kỳ kỳ”.
“Kỳ thì thôi. Anh không ép. Mà ép làm sao được, vì đó là cái quyền của em muốn hay không muốn”.
Câu chuyện tới đó thì ngưng. Nhưng lúc ông họa sĩ đứng dậy cáo về, Thúy bỗng thay đổi ý. Nàng đột ngột nhận lời làm người mẫu cho ông vẽ tranh.
2.
Họ ra sân ga đợi tầu. Họ lên tầu khi tầu tới và ngừng để thả và đón khách. Họ xuống lúc đến quận hạt Palo Alto. Họ đi về ngả cánh đồng có hoa cúc trắng. Buổi sáng mùa hạ, vẫn ánh nắng thắp sáng trên những cánh cúc và thân cúc mảnh khảnh. Không khí khô se ấm áp. Thời tiết của một ngày đẹp trời. Rừng thì ở xa. Ðồi mặc áo mầu xanh của cỏ mướt. Cây đại thụ già đứng trơ trơ cô độc trên cánh đồng. Vẫn xương khô thân mộc thảo với nhánh cành sác sơ tiều tụy, vì cây đã chết nhưng không bị đốn chặt. Ở đó, bầy quạ làm tổ. Những cái tổ nom xa như những cái đầu lâu còn dính tóc đen, đu đưa trên nền trời mây mầu kim nhũ. Những cái tổ quạ được quạ tha rơm rác hay cành cây khô, cài thành hình như hình cái giỏ đựng bình chai rượu chát. Chỉ nhìn những cánh quạ đen bay, chỉ nghe tiếng quạ nhả ra tiếng kêu, cái vùng đồng cỏ tiếp giáp thảo nguyên mới thực sự thấy cái Ðộng trong cái Tĩnh, cái Sống trong cái Chết. Cũng như hoa cúc trắng, như tuyết đã nằm yên khi bay bay từ trời xuống, không có gió lao sao lay động, không có sức nóng làm rạn vỡ mặt băng đóng, thì cả hoa lẫn tuyết chỉ là những cái xác khô vụn, những mảnh rác rến bất động vô hồn.
Bắt tay vào công việc, ông chống chân dựng giá vẽ, đặt tấm bảng có giấy họa hình, mở hộp đựng sơn mầu và những cây cọ. Trải xuống nền đất bằng một mảnh vải trắng để Thúy nằm tránh lấm láp người, ông vừa nhìn nàng, vừa gật gật cái đầu, vừa như ra ý nhắc nhở cho Thúy biết tới lượt nàng phải làm gì rồi.
Khi ngón tay đã lần bóc những cái khuy áo, tháo cái “soutien” nịt ngực, bỏ rớt xuống chân rồi, Thúy có thêm nghị lực để sờ tới cạp cái quần, tụt cái quần đó ra. Mảnh vải hình tam giác, mỏng và mền,dính phần dưới thân thể được bỏ ra nốt, nàng trải thân nằm xuống mặt vải giữa một vùng hoa cúc xôn xao.
Ðầu nhọn của cây bút chì được điều khiển dưới bàn tay ông bắt đầu khởi động. Từ mái tóc, từ khuôn mặt, từ ợcổ, từ ngực, từ bụng, đi lần xuống phần thắt, nơi cái ngã ba của đôi chân nối với đoạn thân, nơi cái chạc của một cây ná có dây cao su buộc, thì ông thấy bị kích xúc. Ðè nén kích xúc nhục dục, ông lướt ngọn bút qua khỏi cái vùng đã làm ông lựng khựng để đi nốt xuống phần đôi chân người mẫu. Phác thảo cho bản vẽ kể như đã xong. Bây giờ, ông bắt đầu chọn mầu và dặm sơn từng phần như đắp thịt da trên một bộ xương người. Thịt da bằng lớp bột mầu sền sệt tô phết cho mỗi phần cơ thể đã hình thành dưới cái cọ chổi cà miết, chấm vỗ, lúc đi lướt nhanh vội vã, lúc chậm chạp từ tốn thận trọng. Khuôn mặt với đường nét sống mũi, tóc và cặp mắt của người mẫu là cái khó nhất cho nên ông vẽ hơi lâu. Xuống đến hai gò vú và phần phẳng của bụng, ông thấy óc não không cần phải vận dụng quá nhiều.
Cặp đùi khép tạo ra cái hũm lõm của một hình tam giác. Cái hình tam giác hũm lõm đó bắt buộc phải dùng tới mầu đen của sơn. Phủ lớp sơn đen xuống chỗ cần phủ, lúc đó chính là lúc ông khựng lại để nhìn cái vật thể mà ông đang vẽ nó. Mạch máu trong người ông hình như chảy mạnh bất thường. Tim ông bị ứ thắt làm rối loạn nhịp đập. Ông mất tự chủ trước những đòi hỏi của sự thèm muốn thỏa mãn thể xác. Ông buông rơi cây cọ vẽ để rồi bước những bước vội vã về phía Thúy nằm. Khi hai cái thân thể đã khép lên nhau. Những con quạ đen đảo cánh chợt kêu la quái đản trên bầu trời có hoa cúc trắng. Họ đã xong và buông nhau ra. Gặp tấm mềm vải, ông thấy có máu. Máu nổi giữa nền trắng của tấm “drap” dùng để lót cho người mẫu nằm. Máu đỏ hồng. Máu của một người con gái lần đầu chung đụng.
Chính tấm vải có dính vết máu đó, một buổi sáng ngồi nghĩ vẩn vơ, ông bỗng nẩy ra ý định căng lên khung vẽ. Rồi hứng thú bất ngờ, ông đem cánh đồng cúc và hình người mẫu chuyển qua bức vải căng có dính máu, dặm sơn mầu và hình thành bức họa ông thực hiện.
Bức vẽ vẽ xong. Dù vậy, ông vẫn cảm thấy có vài chi tiết cần phải đến cánh đồng hoa cúc để bổ túc cho bức tranh được hoàn hảo. Chẳng hạn cái mầu lá ông pha sơn chưa thích hợp, cái cây khô đứng chết thiếu nét oằn oại, cái tổ quạ và những con quạ già trên ngọn nhánh quá nhiều làm tối bức tranh. Hình như ông đã quên vẽ vài con quạ bay đảo cánh dưới nền trời mầu kim nhũ, để lột tả đất nơi đó, vùng tĩnh mịch và vắng vẻ tột cùng của tử địa. Chính mầu trắng của cúc biểu tượng mầu tang của khăn sô hay vải liệm để liệm xác người chết. Mầu sắc đó cũng là mầu của tuyết đã rơi xuống ở vùng Bắc cực, đóng băng lạnh, phủ biển hồ, phủ sông ngòi và phủ đồi núi những ngày lập Ðông.
Trong “Crows in the wheat field” của Van Gogh vẽ, chủ đề của bức tranh là ”Bầy Quạ Trên Cánh Ðồng Lúa Mì”. Xử dụng triệt để mầu sắc tối tăm u ám nhất, Van Gogh đã hình thành họa phẩm này trước khi ông tự sát. Quạ biểu tượng điềm xấu của vận mệnh. Cánh đồng lúa mì xơ xác thân gốc chính là hồi chuông báo tử. Cái chết phủ chùm vây kín bức tranh như bức tranh đó hiện thân nơi một nhà quàn có những cỗ quan tài gỗ mộc. Khi Van Gogh xây dựng bức vẽ quạ và cánh đồng lúa mì, bằng mầu tối đậm của tro than, bằng những đường nét sổ dọc ngang tàn bạo, bằng những cơn lốc xoáy của bão và gió, hình như người họa sĩ vẽ tranh vào lúc đó, lý trí đã mất quân bình, không còn khả năng tự chế được bản thân. Ông Van Gogh mắc chứng điên. Mầm mống điên tiềm ẩn trong con người đó đã có do những chấn động dồn ép bởi cuộc đời và con người trong một xã hội bất ưng. Sự bạo ngược đối đãi và sự tàn nhẫn khinh miệt từ mọi phía đã dồn người họa sĩ đến tận cùng chân tường, để rồi không còn lối thoát ra khỏi. Vây quanh ông những kẻ sống vị kỷ, những kẻ thích xoe xua danh lợi, những kẻ coi nghệ thuật tranh vẽ tầm thường vô ích không cần thiết cho cuộc sống con người. Van Gogh đã có lần đem bán một bức họa phẩm, giá của nó vừa mua đủ một ổ bánh mì. Van Gogh đem tranh tặng cho ông Gachet, người bác sĩ chữa bệnh cho ông, bức tranh đáng nhẽ phải được trân trọng treo lên vách nơi phòng khách, Gachet lại dùng nó để chắn gà trong chuồng nhốt gà ở tư gia. Cuộc đời Van Gogh đầy rẫy những bất hạnh và đen tối như mầu trong tranh ông vẽ. Cũng như Nietzsche mang căn bệnh điên tiềm ẩn trong người, Van Gogh tự hơ lửa đốt bàn tay mình khi si mê người tình quá độ, Nietzsche thì đứng khóc giữa đường lúc ôm hôn con ngựa trong một cơn xúc động bởi thần kinh căng thẳng. Những người cầm viết viết văn và những người họa sĩ vẽ tranh được sinh ra mang vận số không nhiều may mắn. Họ bị ruồng bỏ hắt hủi hay bị khinh bỉ như kẻ mắc bệnh phong cùi giữa một xã hội mà chính họ lại chẳng thể chấp nhận và bị đồng hóa.
Xuống nhà ga lẻ ở quận hạt Palo Alto lúc tầu ngừng bánh, ông ta đi dọc con đường thiết lộ dẫn về hướng cánh đồng. Ðầu óc vẫn miên man nghĩ về Gogh như nghĩ đến thân phận của chính mình. Mùa hạ, ông nghe tiếng gió đùa rỡn trên những ngọn cỏ rối mọc quanh vùng cánh đồng. Những con chim sẻ nhỏ nhận ra ông tới gần đã vù vù với đôi cánh vỗ bay đi. Hoa cúc trắng nom xa trải dài và rộng như một bức thảm mềm phẳng mặt. Dưới con mắt ông, ông vừa thấy cỗ xe có gắn động cơ nổ phành phạch bò từ từ trên cánh đồng hoa cúc trắng. Cỗ xe đó là xe cắt cỏ có gắn guồng cuốn với lưỡi dao bén sắc.. Mỗi phần đất cái xe đi qua, những cây cúc được ngoạm vào lưỡi cắt, bị cái máy nuốt gọn rồi đẩy vào thùng chứa sau xe. Bằng cơ giới, việc khai quang một vùng ruộng rẫy chẳng mất quá nhiều công sức và thời gian. Cho nên, từ lúc ông đến tới lúc ông quay về nhà ga lẻ, cái máy cắt đó đã cắt sạch nhẫn cúc dại mọc trên mảnh đất bao la rộng rãi này rồi. Mầu trắng của hoa cúc đã biến mất để thay vào đó mầu hoàng thổ pha lẫn mầu đen của bùn. Ðồng không mông quạnh, gốc thụ già khẳng khiu đứng trơ trụi với những tổ quạ và đàn quạ táo tác bay quanh.
Tới cánh đồng hoa cúc trắng, lần đó là lần cuối cùng. Sau này, ông không còn đáp tầu xuống nhà ga lẻ ở Palo Alto, để lội bộ đến nơi có hoa cúc mọc. Ðất được khai quang rồi, nông trại xuất hiện nhà ở và kho chứa dụng cụ. Luống rãnh được phân ô, bờ được vạch vẽ, những cây thuộc loại ăn quả được cắm trồng để thu lợi nhuận vào mùa thu hoạch. Cánh đồng hoa cúc trắng kể từ đó bị xóa đi nhưng trong trí nhớ, trên vải tranh ông đã vẽ, hoa cúc và những bóng quạ đen vẫn còn.
Xâm xẩm tối của buổi chiều nhùng nhằng cơn mưa đổ, ông pha cà phê, ngồi tư lự ngắm tranh. Vẽ thêm phần còn thiếu, dặm xóa chỗ chưa được hài lòng, ông làm nốt công việc cần làm trước khi lên giường đợi giấc ngủ. Nằm, ông mơ mơ, màng màng, tỉnh tỉnh, thức thức. Rõ đấy là tiếng lào sào của gió xao động hoa cúc trên cánh đồng. Rõ đấy là tiếng máy nghiến cây cỏ xèn xẹt của guồng cuốn có gắn lưỡi dao bén cạnh. Rõ đấy là tiếng thét hãi hùng của những cây cúc bị chém đứt lìa thân gốc. Rõ đấy là quạ quang quác kêu khan khản giọng nơi cuối bìa rừng có cây thụ già. Thiếp đi rồi chìm xuống giấc ngủ, ông trốn thoát cơn bạo hành của đầu óc khủng hoảng. Bình thản trong cơn mơ phẳng lặng lúc nửa đêm, ông thấy đứa bé chạy nhẩy tung tăng trên cánh đồng. Ðứa bé như cái bóng con bươm bướm mầu vàng bay phất phơ trên đám hoa cúc trắng. Ðứa bé chỉ biến đi cùng cánh đồng hoa cúc khi trong khu vườn mận, bỗng có tiếng một con chim sáng bay đến bụi cây hồng, hụ lên mấy tiếng nghe sảng.
2.
Khách khứa mãn tiệc đã bỏ về. Duy Hạ, nấn ná ngồi lại chuyện vãn dăm ba câu với chủ nhà ở nơi phòng khách. Ðêm mùa hạ, ngó ra khu vườn tối qua kính cửa sổ, thấy cây cối mù mờ hình dạng, thấy bầu trời bàng bạc ánh sáng của vầng trăng hạ tuần. Bỗng đưa tay chỉ lên bức tranh treo trên vách ván, chủ nhà chợt bảo:
Họa phẩm “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng” của bạn tôi đã vẽ. Khi hoàn thành “Bầy Quạ Trên Cánh Ðồng Lúa Mì ” xong, Van Gogh chọn cho mình cái chết bằng cách tự sát. Ông họa sĩ bạn tôi vẽ bức vẽ này rồi, bỗng trở nên một kẻ khùng điên rất lạ. Một đêm, vâng, một đêm ông nổi cơn điên, dùng mảnh dao lam cứa đứt cổ tay. Ðộng mạch bị cắt cho nên máu ra mà không sao cầm được. Cảnh sát điều tra và lập biên bản những gì họ nhận xét ghi chép lại. Cảnh sát cũng còn lượm được một tờ giấy viết mấy chữ để gần chai rượu uống cạn phân nửa nơi cái bàn nhỏ kê cạnh giường. Không phải là bức thư tuyệt mệnh nhưng đó chính là lời của Van Gogh nói: “Có lẽ, đối với người nghệ sĩ, cái chết không phải là việc khó nhất để chịu”.
3.
Mười năm sau, bức tranh được bạn bè người họa sĩ quá cố đem trưng bầy ở phòng triển lãm. Trong số khách đến coi tranh còn có một người phụ nữ trẻ dẫn theo một đứa bé đứng ngắm bức “Cánh Ðồng Hoa Cúc Trắng”. Hình cô gái người mẫu nằm khỏa thân giữa đồng cúc mầu của tấm khăn sô, đã là mũi của con dao nhọn khoét một lỗ khoét sâu hoắm trong tim, khơi động vùng tiềm thức vị khách đứng coi tranh. Như con rắn khoanh mình rúc đầu nằm ngủ, bỗng bị một kẻ tinh nghịch dùng cây gậy chọc phá, rắn cựa khúc thân và ngỏng đầu đu đưa bò đi. Tiềm thức giống như con rắn ở thế tĩnh và động khi bị đánh thức dậy. Chính lúc đó, khách nhớ lại con tầu ngừng ở nhà ga thị xã Palo Alto, nhớ cánh đồng hoa cúc trắng, nhớ lúc nằm trần truồng lõa thể làm người mẫu cho ông ta vẽ, nhớ cái đau rát thịt da, nhớ trên tấm vải mầu trắng lót nằm dính vết máu đỏ hồng như bông huyết dụ. Nhớ cho nên khách đứng ngắm tranh đã bần thần xúc động.
Rạt đám đông, nàng dẫn đứa con ra khỏi phòng triển lãm. Ðứa bé chợt nũng nịu hỏi:
”Mẹ. Mẹ bảo mẹ đưa con tới gặp bố. Bố đâu hả mẹ”.
“Thúy Cúc, nàng trả lời, bố con chính là người họa sĩ vẽ ra bức tranh con vừa coi đó”.
“Không. Con chỉ muốn được gặp bố mà không là bức tranh bố vẽ đâu mẹ”.
“Ðiều đó thì mẹ không thể làm được. Bố con đã đi rất xa. Xa đến một nơi mà nơi đó là nơi nào thì không ai biết được. Nhưng con đừng hỏi mẹ về điều đó nữa. Ðể rồi tới mùa cúc nở, mẹ sẽ dẫn con đi Palo Alto, nơi bố con đã vẽ bức tranh trên cánh đồng hoa cúc trắng. Cánh đồng hoa cúc trắng như một tấm khăn sô, có bầy quạ đen đứng cọ mỏ trên cây thụ già, và ở đó, mẹ đã nằm trải thân làm người mẫu cho bố vẽ”.
Tới mùa cúc nở, lời hứa của người mẹ với đứa con được thực hiện. Khi tầu ngừng để hành khách xuống nhà ga ở Palo Alto, đứng nhìn cánh đồng hoa cúc trắng, Thúy không nhận ra cánh đồng hoa cúc trắng đó nữa. Cây thụ già vẫn khô cằn trơ trụi thân gốc ở vùng đất xưa. Những tổ quạ và những con quạ đen hiện lên nền trời lót mầu vàng nhợt nhạt vẫn đấy. Duy cúc thì không còn. Ðất đã được khai khẩn trồng cây trái ăn quả. Apple. Một loại táo xanh mầu của da lươn, vỏ vằn vện trơn bóng. Những trái táo đó đeo lủng lẳng trên nhánh cành, lắc lư đu đưa khi có gió thổi dựng. Ở cuối vườn cây, nhà trại được cất. Ngôi nhà nhỏ. Mái tôn trắng. Sân bãi đậu cơ giới máy móc nông cụ. Hoa cúc trắng trên cánh đồng cúc mọc, không một dấu vết để lại, ngoại trừ trong tiềm thức óc não, trên bức tranh đã được người họa sĩ vẽ ra. Bức tranh đó có hoa cúc, có vết máu khô trên nền vải, chính là bức họa cuối cùng khi người vẽ xong nó đã dùng mảnh dao lam tự cứa đứt động mạch ở cổ tay mình