Những thuận lợi trước mắt
Theo Thương vụ VN tại Hoa Kỳ thì thuận lợi chung là giới kinh doanh Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường VN. Một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu như Wal-Mart, hay Safeway của Hoa Kỳ trước đây chưa có quan hệ kinh doanh với VN hoặc còn qua trung gian hoặc đang có kế hoạch di chuyển sản xuất ra nước ngoài đã chọn VN là thị trường chiến lược.
DN Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến VN do kinh tế VN vẫn tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định và VN gần như sẽ trở thành thành viên của WTO vào tháng 10 này. Môi trường kinh doanh của VN ngày càng được cải thiện và ngày càng thông thoáng. Trong tháng 8, VN cũng đã chính thức mở thêm một chi nhánh thương vụ tại San Francisco.
Một số DN Hoa Kỳ đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng muốn mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang VN. Nguyên nhân chủ yếu có thể do Trung Quốc đang trở thành đối thủ chiến lược của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục (200 tỉ USD trong năm qua).
Theo báo cáo của Thương vụ VN tại Hoa Kỳ, các DN nhập khẩu Hoa Kỳ đang có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để dễ quản lý chất lượng và tạo ra sức ép giảm giá. Các DN VN cần sớm liên kết sản xuất. Đại đa số các DN nhập khẩu Hoa Kỳ đã quan tâm đến ngành dệt may VN và đánh giá VN có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, nên việc quảng bá và xây dựng hình ảnh ngành dệt may VN tại Hoa Kỳ không còn là vấn đề lớn.
Đối với mặt hàng thủy sản cần dứt điểm vấn đề dư lượng kháng sinh, đa dạng hóa các sản phẩm tôm chế biến để vừa tăng giá trị gia tăng vừa tránh được thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh.
Vẫn còn nhiều việc phải làm
Để đạt được mục tiêu trên hoặc hơn nữa, Tham tán thương mại VN tại Mỹ Nguyễn Duy Khiên nhận xét: khó khăn chung là trừ một số ít mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, hạt điều, hạt tiêu là những mặt hàng VN có quy mô sản xuất gọi là tạm "ra tấm ra món", còn lại các mặt hàng khác hầu hết đều trong tình trạng sản xuất nhỏ và manh mún nên hết sức khó khăn để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Trong khi đây là thị trường đòi hỏi khối lượng quy mô và giá cả cạnh tranh.
Ông Khiên cho biết, đối với ngành dệt may, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng. Trung Quốc bị hạn chế nên sức ép cạnh tranh đối với dệt may VN có phần nào giảm bớt. Một số cat quần áo của VN, kể cả những cat không bị hạn ngạch, có khả năng cạnh tranh tốt. Dự báo mức tăng trưởng trong năm 2006 có thể đạt bằng mức 5 - 7%.
Đối với ngành thủy sản, nhu cầu nhập khẩu tôm và phi lê cá da trơn của Hoa Kỳ năm nay có thể tăng nhiều so với năm ngoái do những vùng cung cấp hai loại sản phẩm này tại Hoa Kỳ bị thiệt hại do cơn bão Katrina vẫn chưa phục hồi. Với mặt hàng giày dép, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ lớn và vẫn tiếp tục tăng. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ vẫn tăng nhưng có thể chậm lại, kim ngạch của các nước khác có thể giảm hoặc tăng thấp. VN đã trở thành nước sản xuất giày dép được các nhà sản xuất và bán lẻ lớn trên thế giới quan tâm.
Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Hoa Kỳ lớn và tiếp tục tăng. Hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ củãa Trung Quốc vẫn tiếp tục bị thuế chống bán phá giá. Năng lực cung của VN tiếp tục tăng.
Về mặt hàng điện tử, kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử của Hoa Kỳ là rất lớn (năm ngoái là 280 tỉ USD). Nhóm hàng này bao gồm máy tính và phụ kiện, máy điện thoại và điện tín, bóng bán dẫn và mạch tích hợp, các thiết bị phát thanh và truyền hình, đồ điện tử tiêu dùng, máy và dụng cụ y tế...
Đối với mặt hàng nhựa, thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu chỉ tính riêng đối với nhựa thành phẩm (bao gồm ống nhựa, vòi nhựa, tấm nhựa trải nền, tấm nhựa dán tường, trần nhà nhựa, mảnh nhựa, băng nhựa, dụng cụ làm bếp, dụng cụ bàn ăn và các sản phẩm gia dụng khác... mỗi năm cũng phải đến 13 - 14 tỉ USD. Việc tăng kim ngạch xuất khẩu của VN sang Hoa Kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cung và cạnh tranh của VN chứ không phải nhu cầu thị trường.
Theo Thương vụ VN tại Hoa Kỳ thì thuận lợi chung là giới kinh doanh Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường VN. Một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu như Wal-Mart, hay Safeway của Hoa Kỳ trước đây chưa có quan hệ kinh doanh với VN hoặc còn qua trung gian hoặc đang có kế hoạch di chuyển sản xuất ra nước ngoài đã chọn VN là thị trường chiến lược.
DN Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến VN do kinh tế VN vẫn tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định và VN gần như sẽ trở thành thành viên của WTO vào tháng 10 này. Môi trường kinh doanh của VN ngày càng được cải thiện và ngày càng thông thoáng. Trong tháng 8, VN cũng đã chính thức mở thêm một chi nhánh thương vụ tại San Francisco.
Một số DN Hoa Kỳ đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng muốn mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang VN. Nguyên nhân chủ yếu có thể do Trung Quốc đang trở thành đối thủ chiến lược của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục (200 tỉ USD trong năm qua).
Theo báo cáo của Thương vụ VN tại Hoa Kỳ, các DN nhập khẩu Hoa Kỳ đang có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để dễ quản lý chất lượng và tạo ra sức ép giảm giá. Các DN VN cần sớm liên kết sản xuất. Đại đa số các DN nhập khẩu Hoa Kỳ đã quan tâm đến ngành dệt may VN và đánh giá VN có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, nên việc quảng bá và xây dựng hình ảnh ngành dệt may VN tại Hoa Kỳ không còn là vấn đề lớn.
Đối với mặt hàng thủy sản cần dứt điểm vấn đề dư lượng kháng sinh, đa dạng hóa các sản phẩm tôm chế biến để vừa tăng giá trị gia tăng vừa tránh được thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh.
Vẫn còn nhiều việc phải làm
Để đạt được mục tiêu trên hoặc hơn nữa, Tham tán thương mại VN tại Mỹ Nguyễn Duy Khiên nhận xét: khó khăn chung là trừ một số ít mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, hạt điều, hạt tiêu là những mặt hàng VN có quy mô sản xuất gọi là tạm "ra tấm ra món", còn lại các mặt hàng khác hầu hết đều trong tình trạng sản xuất nhỏ và manh mún nên hết sức khó khăn để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Trong khi đây là thị trường đòi hỏi khối lượng quy mô và giá cả cạnh tranh.
Ông Khiên cho biết, đối với ngành dệt may, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng. Trung Quốc bị hạn chế nên sức ép cạnh tranh đối với dệt may VN có phần nào giảm bớt. Một số cat quần áo của VN, kể cả những cat không bị hạn ngạch, có khả năng cạnh tranh tốt. Dự báo mức tăng trưởng trong năm 2006 có thể đạt bằng mức 5 - 7%.
Đối với ngành thủy sản, nhu cầu nhập khẩu tôm và phi lê cá da trơn của Hoa Kỳ năm nay có thể tăng nhiều so với năm ngoái do những vùng cung cấp hai loại sản phẩm này tại Hoa Kỳ bị thiệt hại do cơn bão Katrina vẫn chưa phục hồi. Với mặt hàng giày dép, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ lớn và vẫn tiếp tục tăng. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ vẫn tăng nhưng có thể chậm lại, kim ngạch của các nước khác có thể giảm hoặc tăng thấp. VN đã trở thành nước sản xuất giày dép được các nhà sản xuất và bán lẻ lớn trên thế giới quan tâm.
Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Hoa Kỳ lớn và tiếp tục tăng. Hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ củãa Trung Quốc vẫn tiếp tục bị thuế chống bán phá giá. Năng lực cung của VN tiếp tục tăng.
Về mặt hàng điện tử, kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử của Hoa Kỳ là rất lớn (năm ngoái là 280 tỉ USD). Nhóm hàng này bao gồm máy tính và phụ kiện, máy điện thoại và điện tín, bóng bán dẫn và mạch tích hợp, các thiết bị phát thanh và truyền hình, đồ điện tử tiêu dùng, máy và dụng cụ y tế...
Đối với mặt hàng nhựa, thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu chỉ tính riêng đối với nhựa thành phẩm (bao gồm ống nhựa, vòi nhựa, tấm nhựa trải nền, tấm nhựa dán tường, trần nhà nhựa, mảnh nhựa, băng nhựa, dụng cụ làm bếp, dụng cụ bàn ăn và các sản phẩm gia dụng khác... mỗi năm cũng phải đến 13 - 14 tỉ USD. Việc tăng kim ngạch xuất khẩu của VN sang Hoa Kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cung và cạnh tranh của VN chứ không phải nhu cầu thị trường.