...Thế là chỉ trong bảy ngày, tôi không nói “Mình phải làm” nữa, và tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn với những quyết định của mình. Tôi học được rằng trong cuộc sống, hóa ra có rất ít việc mà tôi thực sự PHẢI làm. Bởi vì tôi, cũng như bạn, quyết định làm những việc nhất định vì chúng ta tin rằng như thế là tốt nhất, như thế là quan trọng hơn, ý nghĩa hơn… Khi bạn bỏ cụm từ “Mình phải làm”, thì bạn nắm quyền kiểm soát...
Một người đàn ông kể lại rằng trong khi anh ta đang lái xe trên một con đường dài và vắng tanh, chẳng có ai, thì gặp một đoạn đường dài khoảng 65 dặm vẫn còn chưa lát. Nhưng anh ta vẫn muốn đi tiếp để xem buổi lễ hội khiêu vũ của người da đỏ Hopi ở bang Arizona. Thế nhưng thật không may, sau khi xem xong lễ hội, anh quay lại lấy ô tô để ra về thì thấy một bánh xe bị xịt. Anh lắp chiếc bánh xe dự trữ vào, và vì không yên tâm với chặng đường gập ghềnh sắp phải đi, nên anh lái tới trạm sửa xe duy nhất ở khu sinh sống của người Hopi.
- Các anh có sửa bánh xe bị xịt không? – Anh ta hỏi một nhân viên ở đó.
- Có, chúng tôi sửa được – Nhân viên trả lời.
- Các anh lấy bao nhiêu tiền? – Du khách hỏi.
Anh nhân viên nháy mắt, đáp:
- Bao nhiêu tiền thì có khác gì không?
Tình huống này được gọi là “sự lựa chọn của Hobson”. Lựa chọn của Hobson là tình cảnh mà người ta buộc phải chấp nhận bất kỳ điều gì mà đối phương đưa ra, hoặc là chẳng được gì cả.
Theo Barbara Berliner (Cuốn sách của những lời giải đáp), thì cụm từ này sinh ra theo trường hợp của doanh nhân Thomas Hobson từ thế kỷ thứ 16. Ông này phải thuê ngựa theo vòng luân phiên nghiêm ngặt, mà theo đó, khách không được chọn ngựa – đó là “lựa chọn của Hobson”.
Thế nhưng, trong thực tế, ở hầu hết các trường hợp, thì chúng ta đều có lựa chọn, và lựa chọn của chúng ta có tạo nên sự khác biệt. Có thể không phải lúc nào bạn cũng tin như thế. Nhiều người có thể cảm thấy, hoặc cứ cố cảm thấy rằng mình chẳng có lựa chọn nào khác (như thế cũng dễ đổ lỗi cho hoàn cảnh hơn), nhưng hầu như luôn luôn có lựa chọn cho mỗi vấn đề. Và khi chúng ta nhận ra rằng, hầu hết mọi thứ chúng ta làm, là do chính chúng ta chọn, thì chúng ta có thể kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn, theo cách tích cực hơn.
Một người bạn còn “thách thức” tôi thử làm một thí nghiệm để hoàn toàn thay đổi cách nhìn của tôi đối với cuộc sống. “Trong bảy ngày tới” – Anh ấy nói – “Cậu hãy bỏ cụm từ “mình phải làm”, và thay bằng cụm từ “mình chọn cách làm”. Đừng nói là “Đêm nay mình phải làm việc khuya”, mà thay vì thế, hãy nói: “Hôm nay mình chọn cách làm việc khuya”. Khi cậu tự chọn làm gì đó, cậu kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. Thay vì nói: “Mình phải ở nhà”, hãy thử nói “Mình chọn cách ở nhà”. Cách mà cậu sử dụng thời gian của mình là lựa chọn của chính cậu cơ mà. Chính cậu đặt các ưu tiên cho mình cơ mà. Cậu đã tự chọn, cậu có trách nhiệm, cậu có khả năng kiểm soát tất cả”.
Thế là chỉ trong bảy ngày, tôi không nói “Mình phải làm” nữa, và tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn với những quyết định của mình. Tôi học được rằng trong cuộc sống, hóa ra có rất ít việc mà tôi thực sự PHẢI làm. Bởi vì tôi, cũng như bạn, quyết định làm những việc nhất định vì chúng ta tin rằng như thế là tốt nhất, như thế là quan trọng hơn, ý nghĩa hơn… Khi bạn bỏ cụm từ “Mình phải làm”, thì bạn nắm quyền kiểm soát.
Bạn hãy thử như thế trong một tuần xem (mà dù sao, đó cũng là lựa chọn của bạn), và nếu bạn thử, hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi gần như chắc chắn rằng bạn sẽ thấy mọi việc, và bản thân mình, thay đổi theo cách tốt đẹp hơn nhiều.
Một người đàn ông kể lại rằng trong khi anh ta đang lái xe trên một con đường dài và vắng tanh, chẳng có ai, thì gặp một đoạn đường dài khoảng 65 dặm vẫn còn chưa lát. Nhưng anh ta vẫn muốn đi tiếp để xem buổi lễ hội khiêu vũ của người da đỏ Hopi ở bang Arizona. Thế nhưng thật không may, sau khi xem xong lễ hội, anh quay lại lấy ô tô để ra về thì thấy một bánh xe bị xịt. Anh lắp chiếc bánh xe dự trữ vào, và vì không yên tâm với chặng đường gập ghềnh sắp phải đi, nên anh lái tới trạm sửa xe duy nhất ở khu sinh sống của người Hopi.
- Các anh có sửa bánh xe bị xịt không? – Anh ta hỏi một nhân viên ở đó.
- Có, chúng tôi sửa được – Nhân viên trả lời.
- Các anh lấy bao nhiêu tiền? – Du khách hỏi.
Anh nhân viên nháy mắt, đáp:
- Bao nhiêu tiền thì có khác gì không?
Tình huống này được gọi là “sự lựa chọn của Hobson”. Lựa chọn của Hobson là tình cảnh mà người ta buộc phải chấp nhận bất kỳ điều gì mà đối phương đưa ra, hoặc là chẳng được gì cả.
Theo Barbara Berliner (Cuốn sách của những lời giải đáp), thì cụm từ này sinh ra theo trường hợp của doanh nhân Thomas Hobson từ thế kỷ thứ 16. Ông này phải thuê ngựa theo vòng luân phiên nghiêm ngặt, mà theo đó, khách không được chọn ngựa – đó là “lựa chọn của Hobson”.
Thế nhưng, trong thực tế, ở hầu hết các trường hợp, thì chúng ta đều có lựa chọn, và lựa chọn của chúng ta có tạo nên sự khác biệt. Có thể không phải lúc nào bạn cũng tin như thế. Nhiều người có thể cảm thấy, hoặc cứ cố cảm thấy rằng mình chẳng có lựa chọn nào khác (như thế cũng dễ đổ lỗi cho hoàn cảnh hơn), nhưng hầu như luôn luôn có lựa chọn cho mỗi vấn đề. Và khi chúng ta nhận ra rằng, hầu hết mọi thứ chúng ta làm, là do chính chúng ta chọn, thì chúng ta có thể kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn, theo cách tích cực hơn.
Một người bạn còn “thách thức” tôi thử làm một thí nghiệm để hoàn toàn thay đổi cách nhìn của tôi đối với cuộc sống. “Trong bảy ngày tới” – Anh ấy nói – “Cậu hãy bỏ cụm từ “mình phải làm”, và thay bằng cụm từ “mình chọn cách làm”. Đừng nói là “Đêm nay mình phải làm việc khuya”, mà thay vì thế, hãy nói: “Hôm nay mình chọn cách làm việc khuya”. Khi cậu tự chọn làm gì đó, cậu kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. Thay vì nói: “Mình phải ở nhà”, hãy thử nói “Mình chọn cách ở nhà”. Cách mà cậu sử dụng thời gian của mình là lựa chọn của chính cậu cơ mà. Chính cậu đặt các ưu tiên cho mình cơ mà. Cậu đã tự chọn, cậu có trách nhiệm, cậu có khả năng kiểm soát tất cả”.
Thế là chỉ trong bảy ngày, tôi không nói “Mình phải làm” nữa, và tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn với những quyết định của mình. Tôi học được rằng trong cuộc sống, hóa ra có rất ít việc mà tôi thực sự PHẢI làm. Bởi vì tôi, cũng như bạn, quyết định làm những việc nhất định vì chúng ta tin rằng như thế là tốt nhất, như thế là quan trọng hơn, ý nghĩa hơn… Khi bạn bỏ cụm từ “Mình phải làm”, thì bạn nắm quyền kiểm soát.
Bạn hãy thử như thế trong một tuần xem (mà dù sao, đó cũng là lựa chọn của bạn), và nếu bạn thử, hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi gần như chắc chắn rằng bạn sẽ thấy mọi việc, và bản thân mình, thay đổi theo cách tốt đẹp hơn nhiều.
Dịch từ : Steve Goodie