Không trừ một ai, cơn bão tài chính và suy thoái kinh tế 2008 quét từ Mỹ sang châu Âu đã khiến tài sản của những người giầu nhất nước Anh “bốc hơi” mất hơn 200 tỷ bảng Anh. Đây có thể là con số lớn nhất trong lịch sử nước này.)
Thống kê từ danh sách những người giầu nhất năm 2009 của Tờ Sunday Times, sẽ được phát hành trong số đầu năm mới, cho thấy tổng tài sản của 1.000 người giầu nhất nước Anh đã giảm tới hơn 50% từ mức 412,8 tỷ bảng Anh theo Danh sách năm 2008 xuống chỉ còn khoảng 200 tỷ bảng.
Con số này cho thấy sức tàn phá ghê gớm của cơn bão tài chính bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ.
Giá trị của một số tài sản, bao gồm các quỹ đầu tư phòng hộ và một số công ty kinh doanh bất động sản thậm chí còn bị mất tới 90%.
Sự tàn phá tài sản và của cải của những người giầu nhất nước Anh năm 2008 lớn và nhanh tới mức được so sánh với vụ nổ bong bóng kinh tế khủng khiếp mang tên South Sea (South Sea Bubble) năm 1720 hoặc với tình trạng đình đốn kinh tế đầu những năm 30 của thế kỷ trước.
Trong số những người mất nhiều nhất phải kể đến ông trùm ngành thép là Lakshmi Mittal, người đứng đầu trong Danh sách những người giầu nhất, suốt trong bốn năm qua và có tới 27,7 tỷ bảng Anh theo số liệu của danh sách năm 2008. Cho tới gần cuối năm nay, tổng tài sản của ông trùm này đã giảm xuống còn 11 tỷ bảng.
Trong khi đó, ông vua khai khoán Anil Agarwal đã chứng kiến giá trị tài sản của mình hiện đang nằm trong Công ty khai thác Vedanta Resources giảm khoảng 1,5 tỷ bảng xuống còn vỏn vẻn dưới 1 tỷ bảng.
Những trường hợp mất tiền lớn khác bao gồm ông trùm sản xuất đồ thể thao Sir Tom Hunter và người sáng lập Hãng hàng không easyJet, Sir Stelios HajiIoannou. Tom Hunter đã mất danh hiệu tỷ phú, trong khi HajiIoannou chứng kiến tài sản của mình giảm từ 812 triệu bảng xuống 500 triệu bảng.
Những doanh nhân ném tiền vào các quỹ đầu tư phòng hộ thì chứng kiến đồng tiền của mình bốc hơi một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Philip Richards, một cựu sỹ quan quân đội và là thành viên sáng lập của Quỹ RAB Capital có cổ phần trong công ty này giờ chỉ còn trị giá khoảng 14 triệu bảng Anh, so 73 triệu trước đó.
William Rubinstein, Giáo sư lịch sử hiện đại tại Trường đại học University of Wales, tại Aberystwyth và là đồng tác giả của Cuốn The Richest of the Rich - cuốn sách thống kê những người giầu nhất nước Anh kể từ Cuộc chinh phục nước Anh của Người Norman cho biết: “Những con số này cho thấy chỉ có cuộc khủng hoảng những năm 30 và vụ nổ bong bóng South Sea mới có thể so sánh được với những gì đang xảy ra năm nay”.
Vào đầu thế kỷ 18, nhiều tầng lớp tại Anh từ giới quý tộc trong nước, tới quý tộc người Tây Ban Nha, giáo sĩ và ngay cả Vua George I đã đổ tiền vào cổ phiếu của Công ty South Sea (Biển Nam). Cùng với thông tin Công ty South Sea sẽ tiếp quản các món nợ quốc gia để đổi lại độc quyền mua bán với các công ty Mỹ và hàng loạt các kế hoạch ảo khác như tìm kiếm kho báu dưới biển, trồng đậu hạt vuông... giới đầu cơ đã nhanh chóng thổi phồng cổ phiếu của South Sea làm giá tăng vọt từ 128 bảng lên 1.000 bảng trong chưa đầy một năm. Khi bong bóng nổ, cổ phiếu này đã sụt giảm suốt 170 bảng trong chưa tới 3 tháng.
Vua George I đã mất 56.000 bảng (tương đương với 800 triệu bảng quy ra đồng tiền hiện nay). Tuy nhiên, số tiền vị vua này mất rất nhỏ bé so với khoảng 300.000-800.000 bảng mà Công tước Chandos đã mất khi đó.
Theo giáo sư Rubinstein, thảm hoạ trên thị trường chứng khoán và tình trạng đình đốn năm 1928-1933 có thể so sánh với hiện nay về góc độ giá trị tài sản mất đi. Khi đó, tài sản trong ngành công nghiệp ở phía Bắc, Trung và khu vực xứ Wales bị ảnh hưởng nặng nề nhất, còn khu vực thành phố và các tài sản liên quan tới bất động sản bị ảnh hưởng ít hơn.
Còn trong cuộc khủng hoảng và suy thoái năm nay, sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu, sự tuột dốc của thị trường chứng khoán (tại London giảm 34% kể từ đầu năm) và mất giá trị của các loại tài sản từ cổ phiếu cho tới bất động sản… đã ảnh hưởng tới tất cả trong Danh sách những người giầu nhất.
Một trong 75 tỷ phú trong Danh sách những người giầu nhất 2008 cho biết “chỉ có những người có tài sản chủ yếu là tiền mới không ảnh hưởng bởi cơn bão”.
Thống kê cho thấy, cứ 6 người trong Danh sách những người giầu nhất năm 2008 có một người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính và tài sản của họ cho tới nay giảm hơn 70%. Nhưng những người bị ảnh nặng nhất là 50 triệu phú ngành xây dựng với tài sản giảm tới 90%. Cũng trong danh sách này 25% những người giầu nhất có tham gia vào lĩnh vực bất động sản trong khi các tài sản này giảm khoảng 30% kể từ đầu năm.
Thống kê từ danh sách những người giầu nhất năm 2009 của Tờ Sunday Times, sẽ được phát hành trong số đầu năm mới, cho thấy tổng tài sản của 1.000 người giầu nhất nước Anh đã giảm tới hơn 50% từ mức 412,8 tỷ bảng Anh theo Danh sách năm 2008 xuống chỉ còn khoảng 200 tỷ bảng.
Con số này cho thấy sức tàn phá ghê gớm của cơn bão tài chính bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ.
Giá trị của một số tài sản, bao gồm các quỹ đầu tư phòng hộ và một số công ty kinh doanh bất động sản thậm chí còn bị mất tới 90%.
Sự tàn phá tài sản và của cải của những người giầu nhất nước Anh năm 2008 lớn và nhanh tới mức được so sánh với vụ nổ bong bóng kinh tế khủng khiếp mang tên South Sea (South Sea Bubble) năm 1720 hoặc với tình trạng đình đốn kinh tế đầu những năm 30 của thế kỷ trước.
Trong số những người mất nhiều nhất phải kể đến ông trùm ngành thép là Lakshmi Mittal, người đứng đầu trong Danh sách những người giầu nhất, suốt trong bốn năm qua và có tới 27,7 tỷ bảng Anh theo số liệu của danh sách năm 2008. Cho tới gần cuối năm nay, tổng tài sản của ông trùm này đã giảm xuống còn 11 tỷ bảng.
Trong khi đó, ông vua khai khoán Anil Agarwal đã chứng kiến giá trị tài sản của mình hiện đang nằm trong Công ty khai thác Vedanta Resources giảm khoảng 1,5 tỷ bảng xuống còn vỏn vẻn dưới 1 tỷ bảng.
Những trường hợp mất tiền lớn khác bao gồm ông trùm sản xuất đồ thể thao Sir Tom Hunter và người sáng lập Hãng hàng không easyJet, Sir Stelios HajiIoannou. Tom Hunter đã mất danh hiệu tỷ phú, trong khi HajiIoannou chứng kiến tài sản của mình giảm từ 812 triệu bảng xuống 500 triệu bảng.
Những doanh nhân ném tiền vào các quỹ đầu tư phòng hộ thì chứng kiến đồng tiền của mình bốc hơi một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Philip Richards, một cựu sỹ quan quân đội và là thành viên sáng lập của Quỹ RAB Capital có cổ phần trong công ty này giờ chỉ còn trị giá khoảng 14 triệu bảng Anh, so 73 triệu trước đó.
William Rubinstein, Giáo sư lịch sử hiện đại tại Trường đại học University of Wales, tại Aberystwyth và là đồng tác giả của Cuốn The Richest of the Rich - cuốn sách thống kê những người giầu nhất nước Anh kể từ Cuộc chinh phục nước Anh của Người Norman cho biết: “Những con số này cho thấy chỉ có cuộc khủng hoảng những năm 30 và vụ nổ bong bóng South Sea mới có thể so sánh được với những gì đang xảy ra năm nay”.
Vào đầu thế kỷ 18, nhiều tầng lớp tại Anh từ giới quý tộc trong nước, tới quý tộc người Tây Ban Nha, giáo sĩ và ngay cả Vua George I đã đổ tiền vào cổ phiếu của Công ty South Sea (Biển Nam). Cùng với thông tin Công ty South Sea sẽ tiếp quản các món nợ quốc gia để đổi lại độc quyền mua bán với các công ty Mỹ và hàng loạt các kế hoạch ảo khác như tìm kiếm kho báu dưới biển, trồng đậu hạt vuông... giới đầu cơ đã nhanh chóng thổi phồng cổ phiếu của South Sea làm giá tăng vọt từ 128 bảng lên 1.000 bảng trong chưa đầy một năm. Khi bong bóng nổ, cổ phiếu này đã sụt giảm suốt 170 bảng trong chưa tới 3 tháng.
Vua George I đã mất 56.000 bảng (tương đương với 800 triệu bảng quy ra đồng tiền hiện nay). Tuy nhiên, số tiền vị vua này mất rất nhỏ bé so với khoảng 300.000-800.000 bảng mà Công tước Chandos đã mất khi đó.
Theo giáo sư Rubinstein, thảm hoạ trên thị trường chứng khoán và tình trạng đình đốn năm 1928-1933 có thể so sánh với hiện nay về góc độ giá trị tài sản mất đi. Khi đó, tài sản trong ngành công nghiệp ở phía Bắc, Trung và khu vực xứ Wales bị ảnh hưởng nặng nề nhất, còn khu vực thành phố và các tài sản liên quan tới bất động sản bị ảnh hưởng ít hơn.
Còn trong cuộc khủng hoảng và suy thoái năm nay, sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu, sự tuột dốc của thị trường chứng khoán (tại London giảm 34% kể từ đầu năm) và mất giá trị của các loại tài sản từ cổ phiếu cho tới bất động sản… đã ảnh hưởng tới tất cả trong Danh sách những người giầu nhất.
Một trong 75 tỷ phú trong Danh sách những người giầu nhất 2008 cho biết “chỉ có những người có tài sản chủ yếu là tiền mới không ảnh hưởng bởi cơn bão”.
Thống kê cho thấy, cứ 6 người trong Danh sách những người giầu nhất năm 2008 có một người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính và tài sản của họ cho tới nay giảm hơn 70%. Nhưng những người bị ảnh nặng nhất là 50 triệu phú ngành xây dựng với tài sản giảm tới 90%. Cũng trong danh sách này 25% những người giầu nhất có tham gia vào lĩnh vực bất động sản trong khi các tài sản này giảm khoảng 30% kể từ đầu năm.