Một điểm khác cần hết sức lưu ý là xuất khẩu. Kinh tế thế giới suy thoái bắt đầu từ Mỹ, lan sang Tây Âu và Nhật Bản. Đây là những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Trong khi đó, trong nhập khẩu, chúng ta lại chủ yếu nhập siêu từ Trung Quốc.
Khi tất cả các thị trường xuất khẩu cạnh tranh chính của ta và Trung Quốc đều giảm cầu thì xu hướng hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam sẽ gia tăng mạnh.
Hiện nay, điều đó đang diễn ra. Đây là áp lực ghê gớm với sản xuất trong nước. Hàng Việt Nam nói chung có sức cạnh tranh kém hàng Trung Quốc. Kích cầu của ta trong điều kiện đó là vô cùng khó. Xuất hiện một khả năng: nếu không có định hướng và giải pháp tốt thì đối tượng được ưu đãi “kích cầu” chủ yếu sẽ chính là hàng Trung Quốc.
Điều này đã từng xẩy ra cách đây 10 năm: trong những năm 1998-1999, khi chúng ta bơm tiền “kích cầu” thì lượng xe máy Trung Quốc tiêu thụ ở Việt Nam tăng lên gấp 3 lần, từ khoảng 500-600 ngàn chiếc/năm tăng lên đến 1,8-2 triệu chiếc/năm.
Xử lý vấn đề này rất không dễ dàng. Về cơ bản, đây là bài toán thị trường, phải được giải chủ yếu theo nguyên lý thị trường. Một khi sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu, ít có khả năng cải thiện nhanh thì sứ mệnh “giảm nhập siêu” một phần đáng kể được trao cho các công cụ hành chính - kỹ thuật, ví dụ hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật hay các đội chống buôn lậu.
Song sử dụng có hiệu quả những công cụ này là không dễ, khó có hiệu quả cao và cũng cần thời gian để chuẩn bị cơ chế, lực lượng. Không ráo riết chuẩn bị để triển khai thì nguy cơ và hậu quả sẽ càng nặng nề.
Tư duy chính sách "mềm" để tính cuộc chơi dài
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra với chúng ta là phải tính đến các biến số tác động tiêu cực, càng đầy đủ càng tốt, để có cách phòng ngừa nghiêm túc. Không thể chỉ nói đến mọi chuyện với tinh thần lạc quan và nhằm mục tiêu cổ động là chính.
Khi kinh tế thế giới gặp khó khăn thì chúng ta càng gặp nhiều khó khăn hơn. Đó là một thực tế không được phép “trừu tượng hóa”.
Điều may mắn đối với chúng ta là trong vài tháng gần đây, đà ổn định vĩ mô đã được khôi phục lại. Điều này sẽ làm cho tác động của cuộc khủng hoảng ít nhiều đỡ đi.
Điểm tiếp theo tôi nghĩ cũng rất quan trọng là Nhà nước, sau bài học kinh nghiệm về chống lạm phát (ít dùng hành chính hơn, kịp thời thay đổi mục tiêu ưu tiên, chọn giải pháp bài bản hơn, phối hợp hành động tốt hơn...) đã trở nên linh hoạt và bài bản hơn trong phản ứng chính sách.
Năm 2008, tăng trưởng kinh tế chỉ hơn 6,5%. Tuy nhiên, không có gì là quá buồn khi tăng trưởng tăng chậm lại. Thực ra trong điều kiện của năm 2008, tăng trưởng ở mức trên cũng đã là rất tốt. Tư duy chính sách cũng cần mềm hơn, nương theo hoàn cảnh để tính đến cuộc chơi dài hơn vì nó giúp chúng ta không bị rối loạn, bất ổn. Và điều quan trọng trong tăng trưởng là giữ được việc làm cho người lao động. Đó mới là điều quan trọng, là gốc cho ổn định xã hội.
Chỉ xin lưu ý một ví dụ: Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Obama, mặc dù chưa nhậm chức, khi đối mặt với khủng hoảng và suy thoái, cam kết đầu tiên ông đưa ra là bảo đảm việc làm, coi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Giữ được việc làm cũng sẽ góp phần tạo niềm tin cho xã hội và nói lên bản chất của chế độ kinh tế mà chúng ta định hướng phát triển tới.
Với những lý lẽ như vậy, có cơ sở để nêu ý kiến rằng trong năm 2009, Việt Nam không nên quá chú trọng vào tốc độ tăng trưởng cao, dù chỉ là 6-6,5%. Nên coi đây quãng thời gian chứa đựng cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách, tạo lập các cơ sở thể chế bền vững cho quá trình tăng trưởng lâu dài. Đó chính là tầm nhìn cho một cuộc chơi lớn.
Khi tất cả các thị trường xuất khẩu cạnh tranh chính của ta và Trung Quốc đều giảm cầu thì xu hướng hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam sẽ gia tăng mạnh.
Hiện nay, điều đó đang diễn ra. Đây là áp lực ghê gớm với sản xuất trong nước. Hàng Việt Nam nói chung có sức cạnh tranh kém hàng Trung Quốc. Kích cầu của ta trong điều kiện đó là vô cùng khó. Xuất hiện một khả năng: nếu không có định hướng và giải pháp tốt thì đối tượng được ưu đãi “kích cầu” chủ yếu sẽ chính là hàng Trung Quốc.
Điều này đã từng xẩy ra cách đây 10 năm: trong những năm 1998-1999, khi chúng ta bơm tiền “kích cầu” thì lượng xe máy Trung Quốc tiêu thụ ở Việt Nam tăng lên gấp 3 lần, từ khoảng 500-600 ngàn chiếc/năm tăng lên đến 1,8-2 triệu chiếc/năm.
Xử lý vấn đề này rất không dễ dàng. Về cơ bản, đây là bài toán thị trường, phải được giải chủ yếu theo nguyên lý thị trường. Một khi sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu, ít có khả năng cải thiện nhanh thì sứ mệnh “giảm nhập siêu” một phần đáng kể được trao cho các công cụ hành chính - kỹ thuật, ví dụ hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật hay các đội chống buôn lậu.
Song sử dụng có hiệu quả những công cụ này là không dễ, khó có hiệu quả cao và cũng cần thời gian để chuẩn bị cơ chế, lực lượng. Không ráo riết chuẩn bị để triển khai thì nguy cơ và hậu quả sẽ càng nặng nề.
Tư duy chính sách "mềm" để tính cuộc chơi dài
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra với chúng ta là phải tính đến các biến số tác động tiêu cực, càng đầy đủ càng tốt, để có cách phòng ngừa nghiêm túc. Không thể chỉ nói đến mọi chuyện với tinh thần lạc quan và nhằm mục tiêu cổ động là chính.
Khi kinh tế thế giới gặp khó khăn thì chúng ta càng gặp nhiều khó khăn hơn. Đó là một thực tế không được phép “trừu tượng hóa”.
Điều may mắn đối với chúng ta là trong vài tháng gần đây, đà ổn định vĩ mô đã được khôi phục lại. Điều này sẽ làm cho tác động của cuộc khủng hoảng ít nhiều đỡ đi.
Điểm tiếp theo tôi nghĩ cũng rất quan trọng là Nhà nước, sau bài học kinh nghiệm về chống lạm phát (ít dùng hành chính hơn, kịp thời thay đổi mục tiêu ưu tiên, chọn giải pháp bài bản hơn, phối hợp hành động tốt hơn...) đã trở nên linh hoạt và bài bản hơn trong phản ứng chính sách.
Năm 2008, tăng trưởng kinh tế chỉ hơn 6,5%. Tuy nhiên, không có gì là quá buồn khi tăng trưởng tăng chậm lại. Thực ra trong điều kiện của năm 2008, tăng trưởng ở mức trên cũng đã là rất tốt. Tư duy chính sách cũng cần mềm hơn, nương theo hoàn cảnh để tính đến cuộc chơi dài hơn vì nó giúp chúng ta không bị rối loạn, bất ổn. Và điều quan trọng trong tăng trưởng là giữ được việc làm cho người lao động. Đó mới là điều quan trọng, là gốc cho ổn định xã hội.
Chỉ xin lưu ý một ví dụ: Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Obama, mặc dù chưa nhậm chức, khi đối mặt với khủng hoảng và suy thoái, cam kết đầu tiên ông đưa ra là bảo đảm việc làm, coi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Giữ được việc làm cũng sẽ góp phần tạo niềm tin cho xã hội và nói lên bản chất của chế độ kinh tế mà chúng ta định hướng phát triển tới.
Với những lý lẽ như vậy, có cơ sở để nêu ý kiến rằng trong năm 2009, Việt Nam không nên quá chú trọng vào tốc độ tăng trưởng cao, dù chỉ là 6-6,5%. Nên coi đây quãng thời gian chứa đựng cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách, tạo lập các cơ sở thể chế bền vững cho quá trình tăng trưởng lâu dài. Đó chính là tầm nhìn cho một cuộc chơi lớn.