Năm 2009 sẽ là một năm khó khăn hơn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi không quá bi quan trong việc kinh doanh của mình vì đã tìm thấy lối ra.
Thời buổi suy thoái kinh tế toàn cầu không có nghĩa là bế tắc hoàn toàn. Tôi cho rằng bây giờ không phải là lúc bán hàng xa xỉ mà phải bán những gì hợp với túi tiền của khách hàng. Đã có lúc chúng tôi lúng túng không biết phải đi hướng nào ở thị trường nước ngoài với một bên là “nhà hàng phở” sang trọng và một bên là “quán phở” có tính chất “fast-food” (thức ăn nhanh) bình dân hơn. Nhưng nay thì câu trả lời đã rõ ràng.
Phở 24 đã có 10 địa điểm ở nước ngoài, trong số đó Indonesia chiếm đến phân nửa. Kinh nghiệm tại Indonesia đã giúp chúng tôi có lời giải đáp cho bài toán mình sẽ kinh doanh như thế nào trong năm 2009. Doanh nhân nhận nhượng quyền Phở 24 ở Indonesia đã nhanh chóng nhân rộng chuỗi nhà hàng phở của ông ở năm địa điểm chỉ trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, Phở 24 phải chấm dứt hợp đồng nhượng quyền dành cho một đối tác tại Singapore.
Khác với trường hợp Singapore, các nhà hàng Phở 24 ở Indonesia đã giải được bài toán chi phí trong việc thiết kế nội thất. Họ thiết kế với chi phí thấp trong khi vẫn đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Nhờ vậy, nhà doanh nghiệp Indonesia đã mở rộng chuỗi cửa hàng và bán phở với giá rất phải chăng phù hợp với túi tiền của khách. Cho đến giờ, việc kinh doanh của họ diễn ra rất khả quan.
Từ kinh nghiệm này, tôi đã thấy được hướng đi mới cho mảng kinh doanh ở nước ngoài từ năm 2009. Đó là tập trung vào đối tượng khách hàng đông đảo với thu nhập trung bình thay vì khách hàng có thu nhập cao.
Chiến lược mới này sẽ giúp chúng tôi mạnh dạn hơn trong việc tìm đối tác nhượng quyền ở nước ngoài, thay vì ngồi đợi đối tác tìm đến mình như những năm trước.
Thời buổi suy thoái kinh tế toàn cầu không có nghĩa là bế tắc hoàn toàn. Tôi cho rằng bây giờ không phải là lúc bán hàng xa xỉ mà phải bán những gì hợp với túi tiền của khách hàng. Đã có lúc chúng tôi lúng túng không biết phải đi hướng nào ở thị trường nước ngoài với một bên là “nhà hàng phở” sang trọng và một bên là “quán phở” có tính chất “fast-food” (thức ăn nhanh) bình dân hơn. Nhưng nay thì câu trả lời đã rõ ràng.
Phở 24 đã có 10 địa điểm ở nước ngoài, trong số đó Indonesia chiếm đến phân nửa. Kinh nghiệm tại Indonesia đã giúp chúng tôi có lời giải đáp cho bài toán mình sẽ kinh doanh như thế nào trong năm 2009. Doanh nhân nhận nhượng quyền Phở 24 ở Indonesia đã nhanh chóng nhân rộng chuỗi nhà hàng phở của ông ở năm địa điểm chỉ trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, Phở 24 phải chấm dứt hợp đồng nhượng quyền dành cho một đối tác tại Singapore.
Khác với trường hợp Singapore, các nhà hàng Phở 24 ở Indonesia đã giải được bài toán chi phí trong việc thiết kế nội thất. Họ thiết kế với chi phí thấp trong khi vẫn đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Nhờ vậy, nhà doanh nghiệp Indonesia đã mở rộng chuỗi cửa hàng và bán phở với giá rất phải chăng phù hợp với túi tiền của khách. Cho đến giờ, việc kinh doanh của họ diễn ra rất khả quan.
Từ kinh nghiệm này, tôi đã thấy được hướng đi mới cho mảng kinh doanh ở nước ngoài từ năm 2009. Đó là tập trung vào đối tượng khách hàng đông đảo với thu nhập trung bình thay vì khách hàng có thu nhập cao.
Chiến lược mới này sẽ giúp chúng tôi mạnh dạn hơn trong việc tìm đối tác nhượng quyền ở nước ngoài, thay vì ngồi đợi đối tác tìm đến mình như những năm trước.