[color:e635=brown
1. Nói cho đơn giản thì từ vựng học (lexicology) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ.
Vậy, đối tượng nghiên cứu của từ vựng học là từ vựng.
Từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.
Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ. Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay trong bị, con gái rượu, tóc rễ tre, của đáng tội,… trong tiếng Việt; hoặc wolf in sheep's clothing (sói đội lốt cừu), like a bat out of hell (ba chân bốn cẳng)… trong tiếng Anh.
2. Nhiệm vụ và mục đích cơ bản của từ vựng học là phải giải đáp được những vấn đề chính như:
1. Từ là gì? Nó được tạo nên bằng cái gì và như thế nào?
2. Nghĩa của từ là gì? Muốn phân tích cho ra được cái nghĩa đó thì phải làm như thế nào?
3. Thực chất các kiểu tập hợp từ vựng như: đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, các trường từ vựng,… là gì và nghiên cứu nó như thế nào?
4. Phân chia các lớp từ vựng bằng cách nào? Và những con đường phát trỉển của từ vựng ra sao?…
Trong thực tế, nghiên cứu từ vựng có thể xuất phát từ những bình diện khác nhau và dùng những phương pháp khác nhau. Nếu khảo sát những vấn đề chung cho mọi (hoặc nhiều) từ vựng của nhiều ngôn ngữ, là ta nhìn ở bình diện của từ vựng học đại cương. Ngược lại, nếu chỉ quan tâm đến những vấn đề của một từ vựng trong một ngôn ngữ nào đó, là ta đứng trên bình diện nghiên cứu cụ thể. Ví dụ: từ vựng học tiếng Việt, từ vựng học tiếng Hán, từ vựng học tiếng Anh,…
Khi nghiên cứu một từ vựng đương đại (hiện đại) nào đó, người ta phân tích, miêu tả theo cách nhìn đồng đại, và thường gọi tên như: Từ vựng học (tiếng Việt/tiếng Nga/…) hiện đại.
Ngược lại, nghiên cứu từ vựng với cách nhìn lịch đại sẽ xây dựng nên bộ môn từ vựng học lịch sử, khảo sát sự diễn biến của từ vựng trong quá trình phát triển-lịch sử của nó. Ở đây, phương pháp so sánh lịch sử, và các nhân tố ngoài ngôn ngữ, sẽ rất được chú ý khai thác, sử dụng.
3. Như đã nói từ đầu, các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp học là những bộ môn tương đối độc lập. Tuy vậy, chúng không tách biệt nhau hoàn toàn mà vẫn có liên quan đến nhau.
Ngữ pháp học và từ vựng học đều có đối tượng nghiên cứu là từ; đặc biệt, vấn đề cấu tạo từ như là một phần giao giữa hai bộ môn này, khiến cho cả hai đều phải cùng thảo luận. Đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học thì riêng hẳn: chỉ chú ý đến mặt âm thanh của từ. Thế nhưng, ba bộ môn này nhiều khi đã phải sử dụng kết quả nghiên cứu của nhau. Việc phân tích nghĩa của từ bằng phương pháp sử dụng ngữ cảnh, việc phân tích ranh giới từ,… chẳng hạn, không thể bỏ qua việc dựa vào các dấu hiệu và quy tắc ngữ pháp, ngữ âm như: nguyên tắc kết hợp từ, chức năng và trật tự ngữ pháp, hiện tượng chuyển đổi từ loại, các hiện tượng trọng âm (nhất là trọng âm lực – dynamic accent), hiện tượng mất tính thanh của âm cuối… Mặt khác, nghiên cứu các biến thể, biến dạng của từ, nhất là nghiên cứu từ vựng lịch sử và từ nguyên, chắc chắn phải sử dụng những hiểu biết về ngữ âm học, âm vị học. Ngược lại, không hiếm những hiểu biết về ngữ pháp và ngữ âm (nhất là ngữ âm lịch sử) chỉ có thể giải quyết qua những phân tích "một cách từ vựng học" như phân tích về từ cổ, từ lịch sử, từ ngữ địa phương…
Ngoài ra, các bộ môn khác, kể cả trong và ngoài ngôn ngữ học như: phong cách học, từ điển học, lịch sử văn hoá văn minh,… cũng đều ít nhiều liên quan đến từ vựng học.
4. Có những bộ môn hình thành trên cơ sở nghiên cứu những mặt, những bộ phận khác nhau của từ vựng. Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về cách hiểu thì có thể xem như chúng được tách ra từ từ vựng học vậy.
4.a. Trước hết là từ nguyên học. Bộ môn này có mục đích tìm hiểu, giải thích và xác định những hình thức, những ý nghĩa có tính chất cội nguồn của từ. Nó tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng cách nhìn lịch đại là chủ yếu; và nhiều khi còn phải vận dụng cả cứ liệu của những ngành khoa học lân cận như: sử học, dân tộc học, văn hoá và chính trị,…
Một ví dụ: Miền Trung Việt Nam có con sông gọi là "sông Mã". Trong dân gian, người ta giải thích rằng gọi nó là "sông Mã" vì nó chảy xiết, nhanh và mạnh như ngựa phi, và sông Mã nghĩa là "sông Ngựa".
Cách giải thích cảm tính, chủ quan, không chứng cứ như vậy, gọi là từ nguyên học dân gian.
Từ nguyên học khoa học phải tìm những chứng cứ khoa học để giải thích. Thật ra, "sông Mã" là lối nói "trại" đi của cái tên đích thực: sông Mạ, được ghi bằng một chứ Hán, đọc là "mã" (ngựa).
MẠ trong tiếng Việt xưa (nay còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung) vốn có nghĩa là MẸ. Những con sông lớn ở vùng Đông Nam Á thường được gọi bằng cái tên có nghĩa MẸ (với ngụ ý là lớn, lớn nhất) như vậy. Chẳng hạn:
Tiếng Việt có sông CÁI, rào CÁI = sông mẹ
Tiếng Thái Lan có Menam = sông mẹ
Tiếng Môn cổ có Meklong = sông mẹ
(Mô hình tên gọi này còn thể hiện qua cách đặt tên một số sự vật "lớn" khác trong tiếng Việt: ngón tay CÁI, cột CÁI, máy CÁI, ngón chân CÁI, đũa CÁI,…).
Vậy tên gọi "sông Mã" không ngoài quy luật đặt địa danh nêu trên trong toàn vùng, và cần thiết hiểu "sông MÃ" = "sông MẠ" = "sông CÁI" (nghĩa là "sông mẹ, sông lớn") chứ không phải là "sông Ngựa".
Nghiên cứu từ nguyên là công việc đầy khó nhọc, nhưng hết sức thú vị.
4.b. Bộ môn danh học nghiên cứu các quy luật đặt tên: tên người, tên sông, tên núi non, tên vùng đất,… Vì vậy, ở đây có hai phần: nhân danh học và địa danh học.
Ví dụ 1: Nhân danh học có thẻ nghiên cứu các quy luật đặt tên riêng của người Việt, Hán, Khmer, Mường,… và phải gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi đại loại như:
– Tên gọi riêng của từng người trong các dân tộc đó có những yếu tố gì, dùng để biểu thị cái gì?
– Giới tính có được biểu thị trên tên gọi không?
– Tên họ của vợ và chồng có ảnh hưởng gì sau khi lấy nhau không? Các yếu tố tâm lí, thẩm mĩ, kiêng kị,… có ảnh hưởng đến việc đặt tên không, và nếu có thì gây tác động theo xu hướng nào?…
Nhìn lướt qua tên riêng của người Việt trong gần một thế kỉ nay, ta có thể thấy:
Tên nữ giới, trước đây bắt buộc phải là:
Họ + Thị (thể hiện giới tính) + Tên riêng (lúc chưa lấy chồng)
Họ chồng + Thị + Tên chồng (từ khi lấy chồng)
Tên nam giới thường là:
Họ + tên đệm (tuỳ thích, không nhất thiết phải có) + tên riêng
Hiện nay, tên gọi của nữ giới không bắt buộc phải dùng yếu tố THỊ. Ví dụ: Trần Phượng Li, Ngô Việt Hà,… Phụ nữ ngày nay lấy chồng vẫn dùng họ tên mình, không phải gọi theo chồng nữa.
Mặt khác, rất nhiều tên kép đã xuất hiện, dùng cho cả nam lẫn nữ: Kiều Oanh, Hoàng Lan, Tuấn Anh, Diễm Mi,… và thậm chí có cả những tên riêng ít nhiều đặc biệt như: Thanh Thanh, Nôen, Diễm Diễm, Li Li,…
Tên riêng người Việt đang có những biến động rất đa dạng tuỳ theo giới tính, trình độ giáo dục, nghề nghiệp, môi trường sống và sở thích cá nhân. Xu hướng chung là đẹp hoá tên riêng và đa dạng hoá tên riêng. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì người Việt cũng không dùng tên riêng của bố, mẹ, ông, bà, cụ, kị, tên của những người khả kính trong quan hệ với mình để đặt tên cho con cái. Trong quan niệm của học, đó là điều kiêng kị đến mức có thể được xếp vào phạm vi của đạo đức ứng xử.
Ví dụ 2: Nghiên cứu quy luật đặt tên sông ở Đông Nam Á, người ta thấy nét nổi bật là chúng thường mang yếu tố chỉ khái niệm NƯỚC hoặc SÔNG. Vùng ngôn ngữ Tày, Thái dùng yếu tố "nặm/nậm": Nậm Tà (sông Hồng), Nặm Tè (sông Đà), Nặm Má (sông Mã), Nặm Khoóng (sông Mê Kông) và các con sông khác như: Nặm Le, Nậm Na, Nậm Rốm,…
Ở Thái Lan có con sông Mê Nam (Mê: mẹ; Nam = nặm), vùng ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer (tiếng Ba Na, Hrê, Xê Đăng,…) người ta dùng yếu tố "đak" (nước): sông Đak Rong, sông Đak Min, hồ Đaklak,…
4.c. Ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu các vấn đề về nghĩa của từ. Nó liên quan trực tiếp nhất đến từ điển học là một bộ môn nghiên cứu những vấn đề lí thuyết và kĩ thuật xây dựng các loại từ điển. Từ điển học liên quan rất chặt chẽ với từ vựng học và ngữ nghĩa học. Có thể phân chi từ điển thành hai loại lớn.
4.c.1. Từ điển bách khoa. Đây là loại từ điển không nhằm xây dựng các từ trong ngôn ngữ nói chung, mà chủ yếu đưa ra và giải thích các khái niệm; trình bày từ lai lịch của nó đến các quan điểm khác nhau, cùng với những thay đổi của nó (nếu có) về mặt nội dung,…
Loại từ điển bách khoa cho tất cả các lĩnh vực được gọi là bách khoa toàn thư, còn loại cho từng lĩnh vực một thì được gọi là từ điển bách khao chuyên ngành. Ví dụ: Từ điển bách khoa nông nghiệp, Từ điển bách khoa y học,…
4.c.2. Từ điển ngôn ngữ. Đây là loại từ điển được xây dựng bằng những con đường "ngôn ngữ học". Chúng được phân ra như sau:
Từ điển một ngôn ngữ: Được biên soạn cho một ngôn ngữ cụ thể nào đó ở từng mặt, từng lĩnh vực. Ví dụ: Từ điển giải thích, Từ điển đồng nghĩa, Từ điển chính tả, Từ điển từ nguyên, Từ điển tần số (chung hoặc cho từng lĩnh vực), Từ điển ngược (Inversal Dictionary),…
Từ điển nhiều ngôn ngữ: Được biên soạn trên cơ sở đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ. Ở đây cũng có thể gồm từ điển đối chiếu phổ thông như: Từ điển Anh – Việt, Từ điển Nga – Việt, Từ điển Việt – Pháp,…; từ điển đối chiếu chuyên ngành như: Từ điển toán học Anh – Việt, Từ điển y học Nga – Việt, Từ điển hoá học Anh – Việt,…
5. Ở Việt Nam, nếu xét một cách nghiêm ngặt thì từ giữa thế kỉ 20 trở về trước, chúng ta chưa hề có bộ môn từ vựng học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung.
Có chăng, chỉ có thể nói, do yêu cầu cụ thể, với những mục đích khác nhau, một số từ điển đã được làm ra ở nước ta nhờ một số người vốn không phải là chuyên nghiên cứu ngôn ngữ học (tiếng Việt và không phải tiếng Việt). Chẳng hạn:
– "Dictionarium Annamiticum – Lasitanum en Latinum" của A. de Rhodes (Roma, 1651).
– "Dictionarie Annamite – Français" của M. Genibrel (Tân Định, 1898).
– "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" của Túc Tăng Pháp Tính (khoảng thế kỉ 16–17), bản dịch của Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985).
– "Đại nam quấc âm tự vị" của Paul Huình Tịnh Của (Sài Gòn, 1825).
Tuy vậy, qua vài thập kỉ gần đây, bộ môn từ vựng học ở nước tra đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đóng góp công sức đáng kể vào công việc nghiên cứu tiếng Việt nói chung.
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 130–135.
Khái niệm từ vựng hoc...
1. Nói cho đơn giản thì từ vựng học (lexicology) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ.
Vậy, đối tượng nghiên cứu của từ vựng học là từ vựng.
Từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.
Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ. Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay trong bị, con gái rượu, tóc rễ tre, của đáng tội,… trong tiếng Việt; hoặc wolf in sheep's clothing (sói đội lốt cừu), like a bat out of hell (ba chân bốn cẳng)… trong tiếng Anh.
2. Nhiệm vụ và mục đích cơ bản của từ vựng học là phải giải đáp được những vấn đề chính như:
1. Từ là gì? Nó được tạo nên bằng cái gì và như thế nào?
2. Nghĩa của từ là gì? Muốn phân tích cho ra được cái nghĩa đó thì phải làm như thế nào?
3. Thực chất các kiểu tập hợp từ vựng như: đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, các trường từ vựng,… là gì và nghiên cứu nó như thế nào?
4. Phân chia các lớp từ vựng bằng cách nào? Và những con đường phát trỉển của từ vựng ra sao?…
Trong thực tế, nghiên cứu từ vựng có thể xuất phát từ những bình diện khác nhau và dùng những phương pháp khác nhau. Nếu khảo sát những vấn đề chung cho mọi (hoặc nhiều) từ vựng của nhiều ngôn ngữ, là ta nhìn ở bình diện của từ vựng học đại cương. Ngược lại, nếu chỉ quan tâm đến những vấn đề của một từ vựng trong một ngôn ngữ nào đó, là ta đứng trên bình diện nghiên cứu cụ thể. Ví dụ: từ vựng học tiếng Việt, từ vựng học tiếng Hán, từ vựng học tiếng Anh,…
Khi nghiên cứu một từ vựng đương đại (hiện đại) nào đó, người ta phân tích, miêu tả theo cách nhìn đồng đại, và thường gọi tên như: Từ vựng học (tiếng Việt/tiếng Nga/…) hiện đại.
Ngược lại, nghiên cứu từ vựng với cách nhìn lịch đại sẽ xây dựng nên bộ môn từ vựng học lịch sử, khảo sát sự diễn biến của từ vựng trong quá trình phát triển-lịch sử của nó. Ở đây, phương pháp so sánh lịch sử, và các nhân tố ngoài ngôn ngữ, sẽ rất được chú ý khai thác, sử dụng.
3. Như đã nói từ đầu, các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp học là những bộ môn tương đối độc lập. Tuy vậy, chúng không tách biệt nhau hoàn toàn mà vẫn có liên quan đến nhau.
Ngữ pháp học và từ vựng học đều có đối tượng nghiên cứu là từ; đặc biệt, vấn đề cấu tạo từ như là một phần giao giữa hai bộ môn này, khiến cho cả hai đều phải cùng thảo luận. Đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học thì riêng hẳn: chỉ chú ý đến mặt âm thanh của từ. Thế nhưng, ba bộ môn này nhiều khi đã phải sử dụng kết quả nghiên cứu của nhau. Việc phân tích nghĩa của từ bằng phương pháp sử dụng ngữ cảnh, việc phân tích ranh giới từ,… chẳng hạn, không thể bỏ qua việc dựa vào các dấu hiệu và quy tắc ngữ pháp, ngữ âm như: nguyên tắc kết hợp từ, chức năng và trật tự ngữ pháp, hiện tượng chuyển đổi từ loại, các hiện tượng trọng âm (nhất là trọng âm lực – dynamic accent), hiện tượng mất tính thanh của âm cuối… Mặt khác, nghiên cứu các biến thể, biến dạng của từ, nhất là nghiên cứu từ vựng lịch sử và từ nguyên, chắc chắn phải sử dụng những hiểu biết về ngữ âm học, âm vị học. Ngược lại, không hiếm những hiểu biết về ngữ pháp và ngữ âm (nhất là ngữ âm lịch sử) chỉ có thể giải quyết qua những phân tích "một cách từ vựng học" như phân tích về từ cổ, từ lịch sử, từ ngữ địa phương…
Ngoài ra, các bộ môn khác, kể cả trong và ngoài ngôn ngữ học như: phong cách học, từ điển học, lịch sử văn hoá văn minh,… cũng đều ít nhiều liên quan đến từ vựng học.
4. Có những bộ môn hình thành trên cơ sở nghiên cứu những mặt, những bộ phận khác nhau của từ vựng. Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về cách hiểu thì có thể xem như chúng được tách ra từ từ vựng học vậy.
4.a. Trước hết là từ nguyên học. Bộ môn này có mục đích tìm hiểu, giải thích và xác định những hình thức, những ý nghĩa có tính chất cội nguồn của từ. Nó tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng cách nhìn lịch đại là chủ yếu; và nhiều khi còn phải vận dụng cả cứ liệu của những ngành khoa học lân cận như: sử học, dân tộc học, văn hoá và chính trị,…
Một ví dụ: Miền Trung Việt Nam có con sông gọi là "sông Mã". Trong dân gian, người ta giải thích rằng gọi nó là "sông Mã" vì nó chảy xiết, nhanh và mạnh như ngựa phi, và sông Mã nghĩa là "sông Ngựa".
Cách giải thích cảm tính, chủ quan, không chứng cứ như vậy, gọi là từ nguyên học dân gian.
Từ nguyên học khoa học phải tìm những chứng cứ khoa học để giải thích. Thật ra, "sông Mã" là lối nói "trại" đi của cái tên đích thực: sông Mạ, được ghi bằng một chứ Hán, đọc là "mã" (ngựa).
MẠ trong tiếng Việt xưa (nay còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung) vốn có nghĩa là MẸ. Những con sông lớn ở vùng Đông Nam Á thường được gọi bằng cái tên có nghĩa MẸ (với ngụ ý là lớn, lớn nhất) như vậy. Chẳng hạn:
Tiếng Việt có sông CÁI, rào CÁI = sông mẹ
Tiếng Thái Lan có Menam = sông mẹ
Tiếng Môn cổ có Meklong = sông mẹ
(Mô hình tên gọi này còn thể hiện qua cách đặt tên một số sự vật "lớn" khác trong tiếng Việt: ngón tay CÁI, cột CÁI, máy CÁI, ngón chân CÁI, đũa CÁI,…).
Vậy tên gọi "sông Mã" không ngoài quy luật đặt địa danh nêu trên trong toàn vùng, và cần thiết hiểu "sông MÃ" = "sông MẠ" = "sông CÁI" (nghĩa là "sông mẹ, sông lớn") chứ không phải là "sông Ngựa".
Nghiên cứu từ nguyên là công việc đầy khó nhọc, nhưng hết sức thú vị.
4.b. Bộ môn danh học nghiên cứu các quy luật đặt tên: tên người, tên sông, tên núi non, tên vùng đất,… Vì vậy, ở đây có hai phần: nhân danh học và địa danh học.
Ví dụ 1: Nhân danh học có thẻ nghiên cứu các quy luật đặt tên riêng của người Việt, Hán, Khmer, Mường,… và phải gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi đại loại như:
– Tên gọi riêng của từng người trong các dân tộc đó có những yếu tố gì, dùng để biểu thị cái gì?
– Giới tính có được biểu thị trên tên gọi không?
– Tên họ của vợ và chồng có ảnh hưởng gì sau khi lấy nhau không? Các yếu tố tâm lí, thẩm mĩ, kiêng kị,… có ảnh hưởng đến việc đặt tên không, và nếu có thì gây tác động theo xu hướng nào?…
Nhìn lướt qua tên riêng của người Việt trong gần một thế kỉ nay, ta có thể thấy:
Tên nữ giới, trước đây bắt buộc phải là:
Họ + Thị (thể hiện giới tính) + Tên riêng (lúc chưa lấy chồng)
Họ chồng + Thị + Tên chồng (từ khi lấy chồng)
Tên nam giới thường là:
Họ + tên đệm (tuỳ thích, không nhất thiết phải có) + tên riêng
Hiện nay, tên gọi của nữ giới không bắt buộc phải dùng yếu tố THỊ. Ví dụ: Trần Phượng Li, Ngô Việt Hà,… Phụ nữ ngày nay lấy chồng vẫn dùng họ tên mình, không phải gọi theo chồng nữa.
Mặt khác, rất nhiều tên kép đã xuất hiện, dùng cho cả nam lẫn nữ: Kiều Oanh, Hoàng Lan, Tuấn Anh, Diễm Mi,… và thậm chí có cả những tên riêng ít nhiều đặc biệt như: Thanh Thanh, Nôen, Diễm Diễm, Li Li,…
Tên riêng người Việt đang có những biến động rất đa dạng tuỳ theo giới tính, trình độ giáo dục, nghề nghiệp, môi trường sống và sở thích cá nhân. Xu hướng chung là đẹp hoá tên riêng và đa dạng hoá tên riêng. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì người Việt cũng không dùng tên riêng của bố, mẹ, ông, bà, cụ, kị, tên của những người khả kính trong quan hệ với mình để đặt tên cho con cái. Trong quan niệm của học, đó là điều kiêng kị đến mức có thể được xếp vào phạm vi của đạo đức ứng xử.
Ví dụ 2: Nghiên cứu quy luật đặt tên sông ở Đông Nam Á, người ta thấy nét nổi bật là chúng thường mang yếu tố chỉ khái niệm NƯỚC hoặc SÔNG. Vùng ngôn ngữ Tày, Thái dùng yếu tố "nặm/nậm": Nậm Tà (sông Hồng), Nặm Tè (sông Đà), Nặm Má (sông Mã), Nặm Khoóng (sông Mê Kông) và các con sông khác như: Nặm Le, Nậm Na, Nậm Rốm,…
Ở Thái Lan có con sông Mê Nam (Mê: mẹ; Nam = nặm), vùng ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer (tiếng Ba Na, Hrê, Xê Đăng,…) người ta dùng yếu tố "đak" (nước): sông Đak Rong, sông Đak Min, hồ Đaklak,…
4.c. Ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu các vấn đề về nghĩa của từ. Nó liên quan trực tiếp nhất đến từ điển học là một bộ môn nghiên cứu những vấn đề lí thuyết và kĩ thuật xây dựng các loại từ điển. Từ điển học liên quan rất chặt chẽ với từ vựng học và ngữ nghĩa học. Có thể phân chi từ điển thành hai loại lớn.
4.c.1. Từ điển bách khoa. Đây là loại từ điển không nhằm xây dựng các từ trong ngôn ngữ nói chung, mà chủ yếu đưa ra và giải thích các khái niệm; trình bày từ lai lịch của nó đến các quan điểm khác nhau, cùng với những thay đổi của nó (nếu có) về mặt nội dung,…
Loại từ điển bách khoa cho tất cả các lĩnh vực được gọi là bách khoa toàn thư, còn loại cho từng lĩnh vực một thì được gọi là từ điển bách khao chuyên ngành. Ví dụ: Từ điển bách khoa nông nghiệp, Từ điển bách khoa y học,…
4.c.2. Từ điển ngôn ngữ. Đây là loại từ điển được xây dựng bằng những con đường "ngôn ngữ học". Chúng được phân ra như sau:
Từ điển một ngôn ngữ: Được biên soạn cho một ngôn ngữ cụ thể nào đó ở từng mặt, từng lĩnh vực. Ví dụ: Từ điển giải thích, Từ điển đồng nghĩa, Từ điển chính tả, Từ điển từ nguyên, Từ điển tần số (chung hoặc cho từng lĩnh vực), Từ điển ngược (Inversal Dictionary),…
Từ điển nhiều ngôn ngữ: Được biên soạn trên cơ sở đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ. Ở đây cũng có thể gồm từ điển đối chiếu phổ thông như: Từ điển Anh – Việt, Từ điển Nga – Việt, Từ điển Việt – Pháp,…; từ điển đối chiếu chuyên ngành như: Từ điển toán học Anh – Việt, Từ điển y học Nga – Việt, Từ điển hoá học Anh – Việt,…
5. Ở Việt Nam, nếu xét một cách nghiêm ngặt thì từ giữa thế kỉ 20 trở về trước, chúng ta chưa hề có bộ môn từ vựng học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung.
Có chăng, chỉ có thể nói, do yêu cầu cụ thể, với những mục đích khác nhau, một số từ điển đã được làm ra ở nước ta nhờ một số người vốn không phải là chuyên nghiên cứu ngôn ngữ học (tiếng Việt và không phải tiếng Việt). Chẳng hạn:
– "Dictionarium Annamiticum – Lasitanum en Latinum" của A. de Rhodes (Roma, 1651).
– "Dictionarie Annamite – Français" của M. Genibrel (Tân Định, 1898).
– "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" của Túc Tăng Pháp Tính (khoảng thế kỉ 16–17), bản dịch của Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985).
– "Đại nam quấc âm tự vị" của Paul Huình Tịnh Của (Sài Gòn, 1825).
Tuy vậy, qua vài thập kỉ gần đây, bộ môn từ vựng học ở nước tra đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đóng góp công sức đáng kể vào công việc nghiên cứu tiếng Việt nói chung.
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 130–135.