Có người từng nói: “Trời ơi, cuộc sống đã cơ cực còn bày đặt thơ với thẩn”. Nhưng họ không hiểu, chính thơ đã khiến những con người đó hồi sinh, sống tiếp để là người lương thiện.
Sức mạnh của thơ
Có lẽ với Nguyễn Sỹ Thành, một gã đạp xích lô chuyên nghiệp ở TP Vinh, Nghệ An, tôi phải dùng câu: “Thơ đã cứu Thành, làm bớt đi cái vẻ bụi bặm, nóng nảy của anh và đưa anh về với cuộc sống bình dị với vợ con”.
Chính Thành cũng khẳng định: “Nếu không tìm thấy thơ trong cuộc đời này, chẳng hiểu tôi đã tìm đến cái gì nữa. Chắc là ngoài cái lương thiện…”.
Một lần nữa, ngồi tâm sự với anh trong ngôi nhà còn tuềnh toàng lạnh giá, chẳng có gì đáng tiền ngoài thơ và một đứa cháu nội (lời Sỹ Thành), tôi được chứng kiến sức mạnh của thơ đối với một thân phận, một số kiếp. Thơ đã giúp gia đình Thành vượt qua bao cam go, thử thách, lắm lúc tưởng chừng đứng trên bờ vực thẳm, không lối thoát.
“Thần thơ” đến, mang theo ánh sáng soi đường khiến Thành có niềm tin, niềm vui và tình yêu. Anh Lê Thanh Nga - Tiến sĩ văn học trẻ nhất xứ Nghệ - viết lời giới thiệu cho tập thơ Bức ký họa không màu của Sỹ Thành, đã dùng thơ Thành để vẽ chân dung người bị thơ và rượu hành: Đội Cung có một Sỹ Thành/Ngày thì lam lũ tối dành cho thơ/Rượu ngon uống mấy cũng vừa/Bạn hiền cứ tiếp không chừa một ai. Hoặc: Nhà ở phường Đội Cung/Không ngại chi tiền hết/Ngày rưng và ngày Tết/Chúc nhau chén rượu đầy/Bạn say, ta cùng say…
Như thế là đã khắc họa được một chân dung thơ - gã xích lô sinh sống tại phường Đội Cung.
Đạp xích lô nuôi con, đợi vợ ra tù
Nguyễn Sỹ Thành sinh năm 1954 tại xã Thanh Dương (Thanh Chương, Nghệ An) trong một gia đình đông anh em. Mồ côi mẹ sớm, bố lại bạo bệnh đau yếu quanh năm. Anh trai cả là liệt sĩ, Sỹ Thành là con thứ hai đứng lên gánh vác việc gia đình.
Chính khi đó, Sỹ Thành là người đã tự học cách tiêm và tiêm thuốc cho bố, để ông cụ sống thêm được hơn 10 năm nữa. Học xong cấp 3, Sỹ Thành phải làm bao nhiêu công việc khác nhau để kiếm sống. Từ cày bừa, cửu vạn, đến việc mở một hiệu ảnh để chụp thuê cho người ta.
Lúc đó, anh quen và có cảm tình với một cô gái tên Thu Hường ở Đoàn Cải lương Nghệ An. Thời thanh niên, anh khá đẹp trai nên có rất nhiều cô gái mê. Thu Hường bảo Sỹ Thành: “Em rất yêu anh, nhưng anh ở quê thì chúng mình rất khó có cơ hội gặp nhau. Anh phải làm một việc gì đó ở Vinh”. Vì yêu, Thành quyết định đi học Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Lúc này, anh phải chịu nỗi đau mất cha cũng là lúc anh thấy trách nhiệm lớn lao của mình là phải nuôi các em ăn học. Không thể đi theo tiếng gọi tình yêu, Thành lại về quê, làm một anh thợ ảnh.
Lúc này, nghề chụp ảnh chỉ đủ ăn chứ chẳng có của để dành, nhất là đối với một người có tính nghệ sĩ như Thành. Anh vừa chụp ảnh vừa làm thơ đăng báo. Năm 1981, Thành vào làm ở Công ty đường bộ 471 thuộc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4. Thời gian này, anh quen chị Lê Thị Yến, cũng là một người tốt nghiệp Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An.
Thành đủng đỉnh: “Yến học cùng trường tôi, sau đó vào Đoàn kịch nói Nghệ An, rồi đi bộ đội, hoạt động nghệ thuật trong Sư đoàn 771 ở Tây Nguyên. Năm 1981, Yến xuất ngũ và chúng tôi gặp nhau. Thế là cưới…”.
Cuộc sống của Thành gắn bó với những công trường xây dựng, đêm đến anh lại dành một khoảng thời gian cho thơ. Những vần thơ bụi bặm, có mùi của vôi vữa, sắt thép và đôi khi có cả mùi tanh nồng của đất.
Năm 1987, hai vợ chồng xảy ra xích mích, Thành một mình bỏ vào Đắc Lắc, làm ở Phòng Văn hóa huyện Krông Na. Không “đậu” ở đó, gã lãng du Sỹ Thành lại đi làm cho một nông trường cà-phê.
Lang thang, Thành chẳng thể nguôi nhớ các con. Anh nhận ra mình còn trách nhiệm của một người cha, người chồng, người anh với các em. Thành trở về Vinh đoàn tụ với vợ. Vợ chồng gặp lại nhau. Vợ bỏ quá cho chồng, quyết tâm hàn gắn, nuôi con thơ dại.
Cuộc sống khó khăn quá, năm 1992, chị Yến buôn hàng cấm, bị bắt và chịu án phạt 8 năm tù. Thương con và nhớ chồng, nhưng chẳng còn biết làm gì khác là cải tạo cho tốt chờ ngày ra. Yến nhận thêm việc giặt áo quần trong nhà giam, để khi chồng vào thăm gửi chút tiền dành dụm được đem về thêm thắt nuôi con.
8 năm trời vợ trong tù, 8 năm trời sống cảnh gà trống nuôi con. Nguyễn Sỹ Thành là một anh thợ đạp xích lô khỏe mạnh ở TP Vinh, cả ngày bán sức trên những con phố. Đêm về, lại làm thơ đợi vợ, xua đi những đau khổ cuộc đời trong tiếng léo nhéo của con. Anh đã sống và nuôi con bằng nghị lực của người cha, bằng bàn tay lao động cần cù.
Năm 2000, chị Yến được ra tù. Nhưng chẳng hiểu "ma xui quỷ khiến" thế nào lại bị phường buôn cũ kéo vào làm một “phi vụ” khác. Chị lại bị bắt giam 4 năm nữa. Sỹ Thành muốn ngã qụy.
Những tưởng vợ về đoàn tụ, cùng anh làm lụng nuôi con, nào ngờ chị lại “tặng” anh thêm 4 năm nữa, một mình nuôi con, một mình chong đèn đợi chờ và làm thơ. Thơ cứ trở đi trở lại trong giấc mơ, thơ tiếp sức cho anh chàng đạp xích lô, thơ xoa dịu tính người nóng nảy.
Năm 2004, Yến ra tù. Một niềm vui chan chứa đổ về trong lòng người chồng 12 năm đợi vợ trong tù, đạp xích lô nuôi con. Khi đó, Biên tập viên Kim Ngân ở chương trình Người xây tổ ấm - Đài Truyền hình Việt Nam đã tìm về gia đình của Thành - Yến làm chương trình. Hai vợ chồng được mời ra trường quay.
Chương trình hôm đó BTV Kim Ngân mời ba người đàn ông yêu vợ hết mực, trong đó có Nguyễn Sỹ Thành. Kim Ngân tâm đắc với Sỹ Thành nhất, nhưng anh chàng này đã làm chị một phen “hú vía”. 15 phút trước khi chương trình bắt đầu, Kim Ngân phát hiện Sỹ Thành đang say bét nhè. Vậy là hai vị khách mời trò chuyện cùng MC trên sân khấu, còn phía sau cánh gà mọi người bận chăm sóc vị khách mời say rượu.
Sau một giờ đồng hồ được chăm sóc, với các bài thuốc dân gian và bấm huyệt, Thành đã tỉnh rượu và lên sân khấu. Thật bất ngờ, anh đã lôi cuốn tất cả những người có mặt tại trường quay bằng câu chuyện cảm động của mình.
Sau buổi làm chương trình Người xây tổ ấm, rất nhiều người gặp gỡ vợ chồng Thành - Yến. Một nhà báo hỏi chị Yến: “Sau khi đi tù về chị sẽ làm ăn lương thiện chứ?”. Yến sụt sịt khóc: “Vâng, em sẽ làm ăn lương thiện. Giờ em chỉ ước có được 500 nghìn đồng để sắm đồ, làm một gánh riêu cua đi bán, để làm người lương thiện”. Nhà báo ấy đã rút ra 500 nghìn đồng, trao cho Yến.
Thế là mỗi sáng, chị Yến lại quẩy gánh ra ga Vinh bán cùng chồng chắt chiu nuôi con và xây dựng một căn nhà nhỏ không bao giờ tái phạm nữa. Giờ, 3 con đã trưởng thành, có công việc ổn định, Sỹ Thành đã có cháu để bế ẵm, cuộc sống không còn khó khăn như trước, dù chưa khá giả gì. Nhưng Sỹ Thành thấy thế là mãn nguyện lắm rồi.
“Cũng bõ công những ngày tháng nuôi con đợi vợ tù. Anh nhỉ?” - Sỹ Thành vui vẻ.
Chia tay, Sỹ Thành tặng tôi câu thơ: Bất ngờ anh gặp được em/Hoàng hôn biển biếc sáng lên một vùng/Để rồi lan giữa mênh mông/Xa em anh những nhớ mong… biển chiều.
Sức mạnh của thơ
Có lẽ với Nguyễn Sỹ Thành, một gã đạp xích lô chuyên nghiệp ở TP Vinh, Nghệ An, tôi phải dùng câu: “Thơ đã cứu Thành, làm bớt đi cái vẻ bụi bặm, nóng nảy của anh và đưa anh về với cuộc sống bình dị với vợ con”.
Chính Thành cũng khẳng định: “Nếu không tìm thấy thơ trong cuộc đời này, chẳng hiểu tôi đã tìm đến cái gì nữa. Chắc là ngoài cái lương thiện…”.
Một lần nữa, ngồi tâm sự với anh trong ngôi nhà còn tuềnh toàng lạnh giá, chẳng có gì đáng tiền ngoài thơ và một đứa cháu nội (lời Sỹ Thành), tôi được chứng kiến sức mạnh của thơ đối với một thân phận, một số kiếp. Thơ đã giúp gia đình Thành vượt qua bao cam go, thử thách, lắm lúc tưởng chừng đứng trên bờ vực thẳm, không lối thoát.
“Thần thơ” đến, mang theo ánh sáng soi đường khiến Thành có niềm tin, niềm vui và tình yêu. Anh Lê Thanh Nga - Tiến sĩ văn học trẻ nhất xứ Nghệ - viết lời giới thiệu cho tập thơ Bức ký họa không màu của Sỹ Thành, đã dùng thơ Thành để vẽ chân dung người bị thơ và rượu hành: Đội Cung có một Sỹ Thành/Ngày thì lam lũ tối dành cho thơ/Rượu ngon uống mấy cũng vừa/Bạn hiền cứ tiếp không chừa một ai. Hoặc: Nhà ở phường Đội Cung/Không ngại chi tiền hết/Ngày rưng và ngày Tết/Chúc nhau chén rượu đầy/Bạn say, ta cùng say…
Như thế là đã khắc họa được một chân dung thơ - gã xích lô sinh sống tại phường Đội Cung.
Đạp xích lô nuôi con, đợi vợ ra tù
Nguyễn Sỹ Thành sinh năm 1954 tại xã Thanh Dương (Thanh Chương, Nghệ An) trong một gia đình đông anh em. Mồ côi mẹ sớm, bố lại bạo bệnh đau yếu quanh năm. Anh trai cả là liệt sĩ, Sỹ Thành là con thứ hai đứng lên gánh vác việc gia đình.
Chính khi đó, Sỹ Thành là người đã tự học cách tiêm và tiêm thuốc cho bố, để ông cụ sống thêm được hơn 10 năm nữa. Học xong cấp 3, Sỹ Thành phải làm bao nhiêu công việc khác nhau để kiếm sống. Từ cày bừa, cửu vạn, đến việc mở một hiệu ảnh để chụp thuê cho người ta.
Lúc đó, anh quen và có cảm tình với một cô gái tên Thu Hường ở Đoàn Cải lương Nghệ An. Thời thanh niên, anh khá đẹp trai nên có rất nhiều cô gái mê. Thu Hường bảo Sỹ Thành: “Em rất yêu anh, nhưng anh ở quê thì chúng mình rất khó có cơ hội gặp nhau. Anh phải làm một việc gì đó ở Vinh”. Vì yêu, Thành quyết định đi học Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Lúc này, anh phải chịu nỗi đau mất cha cũng là lúc anh thấy trách nhiệm lớn lao của mình là phải nuôi các em ăn học. Không thể đi theo tiếng gọi tình yêu, Thành lại về quê, làm một anh thợ ảnh.
Lúc này, nghề chụp ảnh chỉ đủ ăn chứ chẳng có của để dành, nhất là đối với một người có tính nghệ sĩ như Thành. Anh vừa chụp ảnh vừa làm thơ đăng báo. Năm 1981, Thành vào làm ở Công ty đường bộ 471 thuộc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4. Thời gian này, anh quen chị Lê Thị Yến, cũng là một người tốt nghiệp Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An.
Thành đủng đỉnh: “Yến học cùng trường tôi, sau đó vào Đoàn kịch nói Nghệ An, rồi đi bộ đội, hoạt động nghệ thuật trong Sư đoàn 771 ở Tây Nguyên. Năm 1981, Yến xuất ngũ và chúng tôi gặp nhau. Thế là cưới…”.
Cuộc sống của Thành gắn bó với những công trường xây dựng, đêm đến anh lại dành một khoảng thời gian cho thơ. Những vần thơ bụi bặm, có mùi của vôi vữa, sắt thép và đôi khi có cả mùi tanh nồng của đất.
Năm 1987, hai vợ chồng xảy ra xích mích, Thành một mình bỏ vào Đắc Lắc, làm ở Phòng Văn hóa huyện Krông Na. Không “đậu” ở đó, gã lãng du Sỹ Thành lại đi làm cho một nông trường cà-phê.
Lang thang, Thành chẳng thể nguôi nhớ các con. Anh nhận ra mình còn trách nhiệm của một người cha, người chồng, người anh với các em. Thành trở về Vinh đoàn tụ với vợ. Vợ chồng gặp lại nhau. Vợ bỏ quá cho chồng, quyết tâm hàn gắn, nuôi con thơ dại.
Cuộc sống khó khăn quá, năm 1992, chị Yến buôn hàng cấm, bị bắt và chịu án phạt 8 năm tù. Thương con và nhớ chồng, nhưng chẳng còn biết làm gì khác là cải tạo cho tốt chờ ngày ra. Yến nhận thêm việc giặt áo quần trong nhà giam, để khi chồng vào thăm gửi chút tiền dành dụm được đem về thêm thắt nuôi con.
8 năm trời vợ trong tù, 8 năm trời sống cảnh gà trống nuôi con. Nguyễn Sỹ Thành là một anh thợ đạp xích lô khỏe mạnh ở TP Vinh, cả ngày bán sức trên những con phố. Đêm về, lại làm thơ đợi vợ, xua đi những đau khổ cuộc đời trong tiếng léo nhéo của con. Anh đã sống và nuôi con bằng nghị lực của người cha, bằng bàn tay lao động cần cù.
Năm 2000, chị Yến được ra tù. Nhưng chẳng hiểu "ma xui quỷ khiến" thế nào lại bị phường buôn cũ kéo vào làm một “phi vụ” khác. Chị lại bị bắt giam 4 năm nữa. Sỹ Thành muốn ngã qụy.
Những tưởng vợ về đoàn tụ, cùng anh làm lụng nuôi con, nào ngờ chị lại “tặng” anh thêm 4 năm nữa, một mình nuôi con, một mình chong đèn đợi chờ và làm thơ. Thơ cứ trở đi trở lại trong giấc mơ, thơ tiếp sức cho anh chàng đạp xích lô, thơ xoa dịu tính người nóng nảy.
Năm 2004, Yến ra tù. Một niềm vui chan chứa đổ về trong lòng người chồng 12 năm đợi vợ trong tù, đạp xích lô nuôi con. Khi đó, Biên tập viên Kim Ngân ở chương trình Người xây tổ ấm - Đài Truyền hình Việt Nam đã tìm về gia đình của Thành - Yến làm chương trình. Hai vợ chồng được mời ra trường quay.
Chương trình hôm đó BTV Kim Ngân mời ba người đàn ông yêu vợ hết mực, trong đó có Nguyễn Sỹ Thành. Kim Ngân tâm đắc với Sỹ Thành nhất, nhưng anh chàng này đã làm chị một phen “hú vía”. 15 phút trước khi chương trình bắt đầu, Kim Ngân phát hiện Sỹ Thành đang say bét nhè. Vậy là hai vị khách mời trò chuyện cùng MC trên sân khấu, còn phía sau cánh gà mọi người bận chăm sóc vị khách mời say rượu.
Sau một giờ đồng hồ được chăm sóc, với các bài thuốc dân gian và bấm huyệt, Thành đã tỉnh rượu và lên sân khấu. Thật bất ngờ, anh đã lôi cuốn tất cả những người có mặt tại trường quay bằng câu chuyện cảm động của mình.
Sau buổi làm chương trình Người xây tổ ấm, rất nhiều người gặp gỡ vợ chồng Thành - Yến. Một nhà báo hỏi chị Yến: “Sau khi đi tù về chị sẽ làm ăn lương thiện chứ?”. Yến sụt sịt khóc: “Vâng, em sẽ làm ăn lương thiện. Giờ em chỉ ước có được 500 nghìn đồng để sắm đồ, làm một gánh riêu cua đi bán, để làm người lương thiện”. Nhà báo ấy đã rút ra 500 nghìn đồng, trao cho Yến.
Thế là mỗi sáng, chị Yến lại quẩy gánh ra ga Vinh bán cùng chồng chắt chiu nuôi con và xây dựng một căn nhà nhỏ không bao giờ tái phạm nữa. Giờ, 3 con đã trưởng thành, có công việc ổn định, Sỹ Thành đã có cháu để bế ẵm, cuộc sống không còn khó khăn như trước, dù chưa khá giả gì. Nhưng Sỹ Thành thấy thế là mãn nguyện lắm rồi.
“Cũng bõ công những ngày tháng nuôi con đợi vợ tù. Anh nhỉ?” - Sỹ Thành vui vẻ.
Chia tay, Sỹ Thành tặng tôi câu thơ: Bất ngờ anh gặp được em/Hoàng hôn biển biếc sáng lên một vùng/Để rồi lan giữa mênh mông/Xa em anh những nhớ mong… biển chiều.