3 chàng trai dựng clip 'độc' từ 1.500 bức ảnh
Duy Anh và hai người bạn của mình đã chụp 1.500 bức ảnh từ 3 khung cảnh với kỹ thuật stop motion để dựng nên một clip rất giàu ý nghĩa.
Trong những ngày gần đây, dư luận tỏ ra rất thích thú với bức hình Hà Nội được ghép từ 1.000 bức ảnh bằng kỹ thuật panorama... Nhưng trước đó, tại TP HCM, các chàng trai đang học chuyên ngành thiết kế đồ họa gồm Trần Duy Anh, Trần Huy Hoàng và Phan Công Hiển đã có một clip mà khi xem rất khó phân biệt được rằng nó được chế tác từ các bức ảnh.
Từ trái qua: Trần Duy Anh, Phan Công Hiển và Trần Huy Hoàng
Đó là một clip không lời, có tên là Góc tối với độ dài 3 phút 11 giây. Trên nền nhạc da diết hiện lên hình ảnh một cậu bé nghèo khổ đang đi nhặt rác và khao khát được chơi đàn piano. Càng về cuối, nhạc càng nhanh dần, hiển hiện trên đó là cậu bé ngồi, nằm bó gối trong một góc tối khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy xót xa cho một thân phận mồ côi, nghèo khổ.
Clip Góc tối:
Duy Anh cho biết: 'Khi Trung thu sắp đến thì em ra đường và nhìn thấy rất nhiều em nhỏ mồ côi khổ sở, và em muốn làm một điều gì đó để mọi người có thể hiểu, cảm thông hơn đối với những em nhỏ này. Chính vì thế nên trong suốt những ngày 12-13/8 âm lịch chúng em đã đi chụp các bức ảnh".
Duy Anh cũng chia sẻ thêm nhóm chọn thời điểm gần Trung thu để có thể chụp được hình ảnh ánh trăng tròn như đã hiện lên trong clip.
Nhóm đã sử dụng 2 chiếc máy ảnh, chụp trong 2 ngày ở 3 nơi gồm một bãi rác ở quận 2, một tiệm bán đàn piano và một ngôi nhà hoang ở quận Gò Vấp. Trong tổng số 1500 bức ảnh, có hơn 1000 bức được chụp ở ngôi nhà hoang, bởi đây là bối cảnh chính trong clip.
Một số ảnh trong 1500 tấm được sử dụng để dựng clip Góc tối
[img][/img]
So với kỹ thuật panorama, thì việc sử dụng hình ảnh dựng thành clip khác một chút, bởi với panorama thì sau khi chụp, người thợ chỉ việc ghép các bức ảnh lại với nhau để tạo một hình ảnh lớn, nhưng với stop motion, việc dựng clip thì cần phải chỉnh sửa các hình ảnh sao cho khi ghép vào nhau phải làm nổi bật được sự kiện, hình ảnh muốn hướng đến. Chính vì thế, nhóm của Duy Anh đã mất 3 ngày để xử lý ảnh và sau đó dành thêm một ngày để ghép thành clip.
Sắp tới đây, Duy Anh và các bạn sẽ làm một bộ phim hoạt hình 3D. Duy Anh cho biết cả nhóm sẽ tự làm mọi công đoạn và hoàn tất bộ phim này trong khả năng của mình.
Duy Anh và hai người bạn của mình đã chụp 1.500 bức ảnh từ 3 khung cảnh với kỹ thuật stop motion để dựng nên một clip rất giàu ý nghĩa.
Trong những ngày gần đây, dư luận tỏ ra rất thích thú với bức hình Hà Nội được ghép từ 1.000 bức ảnh bằng kỹ thuật panorama... Nhưng trước đó, tại TP HCM, các chàng trai đang học chuyên ngành thiết kế đồ họa gồm Trần Duy Anh, Trần Huy Hoàng và Phan Công Hiển đã có một clip mà khi xem rất khó phân biệt được rằng nó được chế tác từ các bức ảnh.
Từ trái qua: Trần Duy Anh, Phan Công Hiển và Trần Huy Hoàng
Đó là một clip không lời, có tên là Góc tối với độ dài 3 phút 11 giây. Trên nền nhạc da diết hiện lên hình ảnh một cậu bé nghèo khổ đang đi nhặt rác và khao khát được chơi đàn piano. Càng về cuối, nhạc càng nhanh dần, hiển hiện trên đó là cậu bé ngồi, nằm bó gối trong một góc tối khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy xót xa cho một thân phận mồ côi, nghèo khổ.
Clip Góc tối:
Duy Anh cho biết: 'Khi Trung thu sắp đến thì em ra đường và nhìn thấy rất nhiều em nhỏ mồ côi khổ sở, và em muốn làm một điều gì đó để mọi người có thể hiểu, cảm thông hơn đối với những em nhỏ này. Chính vì thế nên trong suốt những ngày 12-13/8 âm lịch chúng em đã đi chụp các bức ảnh".
Duy Anh cũng chia sẻ thêm nhóm chọn thời điểm gần Trung thu để có thể chụp được hình ảnh ánh trăng tròn như đã hiện lên trong clip.
Nhóm đã sử dụng 2 chiếc máy ảnh, chụp trong 2 ngày ở 3 nơi gồm một bãi rác ở quận 2, một tiệm bán đàn piano và một ngôi nhà hoang ở quận Gò Vấp. Trong tổng số 1500 bức ảnh, có hơn 1000 bức được chụp ở ngôi nhà hoang, bởi đây là bối cảnh chính trong clip.
Một số ảnh trong 1500 tấm được sử dụng để dựng clip Góc tối
[img][/img]
So với kỹ thuật panorama, thì việc sử dụng hình ảnh dựng thành clip khác một chút, bởi với panorama thì sau khi chụp, người thợ chỉ việc ghép các bức ảnh lại với nhau để tạo một hình ảnh lớn, nhưng với stop motion, việc dựng clip thì cần phải chỉnh sửa các hình ảnh sao cho khi ghép vào nhau phải làm nổi bật được sự kiện, hình ảnh muốn hướng đến. Chính vì thế, nhóm của Duy Anh đã mất 3 ngày để xử lý ảnh và sau đó dành thêm một ngày để ghép thành clip.
Sắp tới đây, Duy Anh và các bạn sẽ làm một bộ phim hoạt hình 3D. Duy Anh cho biết cả nhóm sẽ tự làm mọi công đoạn và hoàn tất bộ phim này trong khả năng của mình.