CHẾT PHẢI CHĂNG LÀ HẾT ?
[postted by "Trần Ngọc Đức" on Sat 26 Jan 2008 - 20:42]
[postted by "Trần Ngọc Đức" on Sat 26 Jan 2008 - 20:42]
[Mỗi người trong chúng ta, vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống ắt hẳn đã có lần tự hỏi về những gì sẽ xảy ra sau cái chết về mặt thể chất. Mọi thứ sẽ chấm dứt với hơi thở cuối cùng hay vẫn còn tồn tại một dạng nào đó mà người ta gọi là linh hồn ?]
Ngôn ngữ Nga liên hệ khái niệm linh hồn với từ thở như cả hai có cùng một nguồn gốc. Bởi vì tử thuở xa xưa, khi quan sát kỹ những người sống và người chết trong bộ lạc, người ta đi đến kết luận rằng có một điều gì đó ben trong một con người liên quan đến hơi thở. Họ bắt đầu goiji đó là linh hồn ( hay Dusha trong tiếng Nga ).
Thổ dân châu Úc tin có sự hiện hữu của linh hồn. Họ cho rằng một phụ nữ có thai mà đi ngang một thân cây, một tảng đá hoặc một số con vật nào đó thì linh hồn của những thứ này sẽ xâm nhập vào cơ thể đứa con tương lai của bà ta.
Sự hiện hữu của linh hồn được công nhận bởi hầu hết người châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc... Ở Ai Cập cổ, linh hồn được nghĩ là một phần hợp thành cơ thể con người.
Mỗi tôn giáo phân định một nơi nào đó trong cơ thể để chỉ nơi hiện hữu của linh hồn. Những người sống vào thời Babylon cổ ghĩ rằng linh hồn ở... đôi tai. Người Do Thái cổ thì cho rằng linh hồn ở trong máu của mỗi người.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng linh hồn ở trong toàn bộ cơ thể, không riêng ở bộ phận nào. Một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của nhà thờ Chính thống giáo Nga, Dmitry Rostovsky cũng đồng tình với quan điểm này.
Cách đây không lâu, các nhà tâm lý học người Đức thuộc Đại học Lubeck đã tiến hành một khảo sát rất thú vị. Họ hỏi những thiếu niên từ 7 đến 17 tuổi rằng linh hồn ở đâu trong cơ thể con người. Những em lớn tuổi nhất cho biết linh hồn tìm thấy ở khắp mọi nơi. Một số khác cho rằng linh hồn tồn tại trong đầu, ngụ. Ngoài ra, vài em thì nói mắt và vùng bụng dưới là chỗ của linh hồn.
Trong những năm gần đây, những người nêu giả thuyết về linh hồn chiếm giữ quả tim thấy một vài chứng cứ đáng tin cậy. Nhà tâm lý học, bác sỹ Paul Pearsall thuộc bệnh viện Sinai ở Detroi, viết quyển sách "Mật mã trái tim", dựa trên cơ sở những câu trả lời mà ông ghi nhận được từ 140 bệnh nhân được ghép tim. Qua đó, ông kết luận rằng tính cách con người đã được lập trình sẵn trong tim. Tim điều khiển não và không có chiều ngược lại. Cảm giác, sự sợ hãi, giấc mơ và ý nghĩ.. Đều được giải mã ở các tế bào tim. Các tế bào ký ức này - hay là linh hồn - sẽ chuyển đến một người khác khi họ được ghép tim. Nhiều trường hợp đưa ra trong quyển sách đã hỗ trợ cho lý thuết này. Một người đàn ông 41 tuổi, được ghép quả tim của cô gái 19 tuổi bị chết trong tai nạn đường sắt, đã thay đổi hoàn toàn sau phẫu thuật. Trước đây, ông thường bị lạnh và rất tỉnh táo nhưng sau khi thay tim, ông bỗng trở thành người có tính khí bất thường và cẩu thả...
Một trường hợp khác là của Sliva Clair, huấn luyện viên khiêu vũ ở New York. Bà trải qua một tiến trình ghép tim ở tuổi 50. Sau phẫu thuật, điều đầu tiên mà bà nghĩ đến là... bia. Sau đó, vào ban đêm bà bắt đầu nằm mơ thấy một người đàn ông bí ẩn tên là T.L... Lạ lùng về điều thay đổi này, bà bí mật điều tra và phát hiện rằng quả tim mà bà đang mang trong người là của một chàng trai chết ở tuổi 18. Tên của anh ta đúng là T.L và theo nhân thân của người này kể lại thì khi còn sống, sở thích của anh ta là uống bia lạnh.
Vào cuối năm 1990, nhiều tin giật gân về linh hồn lan khắp thế giới. Các nhà khoa học tại một trong những phòng thí nghiệm của Mỹ đã tìm ra được cách.. cân linh hồn! Họ phát hiện trong lượng của con người nhẹ đi khoảng 2,5 đến 6.5 gram sau khi trút hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, đây không phải là nỗ lực đầu tiên để cân linh hồn. Năm 1915, thí nghiệm tương tự đã từng được thực hiện cũng ở Mỹ. Thời điểm đó, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng linh hồn nặng khoảng 22.4 gram.
Năm 2001, sự kiện này lại gây xôn xao hơn nữa. Đầu năm đó, hai nhà khoa học người Anh là Sam Parnia và Peter Fenwich đưa ra giả thuyết rằng ý thức có thể vẫn tiếp tục tồn tại sau khi não đã ngưng các chức năng hoạt động. Cuộc nghiên cứu có liên quan đến 63 bệnh nhân trải qua cái chết lâm sàng. Kết quả cho thấy 56 người không nhớ gì trong thời điểm đó; 7 người nhớ rất rõ về mọi thứ mà họ cảm nhận ddwocjw khi thân thể được xem đã chết. Có 4 người trong số này cho biết họ tràn ngập niềm vui và sự an bình, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn. Sau đó họ nhìn thấy một ánh sáng lấp lánh và thấy các sinh vật huyền thoại giống như các thiên thần hay các vị thánh. Họ nói đã ở trong một khoảnh khắc nào đó, trước khi tỉnh lại.
Một điều đáng quan tâm là không ai trong các đối tượng thuộc nghiên cứu này là người mộ đạo. Họ thú nhận rằng trước đây chưa hề đi nhà thờ. Do đó, nhưngx gì mà họ kể lại trong thời điểm chết lâm sàng không thể giải thích là do niềm tin tôn giáo.
Các nhà khoa học người Anh này đã bác bỏ ý kiến trước đây cho rằng não ngưng các chức năng là do thiếu Oxygen, bởi vì không có ai trong số cá bệnh nhân cho thấy một sự suy sụp đáng kể về Oxygen chứa trong các mô thuộc hệ thần kinh trung ương.
Có một giả thuyết cho rằng những ảo tưởng mà những người đã trải qua cái chết lâm sàng kể lại có thể là do tác dụng không thuận lợi của các biệt dược trong nỗ lực làm bệnh nhân hồi tỉnh trước đó.
Cuối năm 2001, ba nhà khoa học người Hà Lan, dưới sự giám sát của chuyên gia nỗi tiếng Van Lommel, đã tiến hành cuộc nghiên cứu lớn nhất có liên quan đến những người đã trải qua cái chết lâm sàng. Các kết quả được đăng trên tờ báo y học Lancet và cho thấy nó cũng tương tự nghiên cứu của các nhà khoa học người Anh kể trên. Van Lommel và các đồng nghiệp cho rằng những ảo ảnh sẽ đến trong mỗi khoảnh khắc khi hệ thống thần kinh trung ương ngưng hoạt động. Điều này có nghĩa là ý thức được tách rời với hoạt động của não. Van Lommel cung cấp một trường hợp đáng quan tâm về "Trải nghiệm cận kề cái chết". Một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê được chuyển đến khu cấp cứu hồi sức. Tại đây, những nỗ lực làm cho ông ta hồi tỉnh đều thất bại. Não của người này đã ngưng hoạt động và điện não đồ đã thể hiện một đường thẳng. Còn nước, còn tát, các bác sỹ quyết định luồn một cái ống vào thanh quản và khí quản để giúp bệnh nhân duy trì hơi thở.Trong khi thực hiện tiến trình này, các y tá đã lấy hàm răng giả của bệnh nhân ra để thông ống dễ dàng hơn. Một giờ sau, tim của ông ta bắt đầu đập trở lại và huyết áp về mức bình thường... Một tuần lễ sau, người bệnh được cải tử hoàn sinh nói với một y tá : " Cô hãy trả lại hàm răng giả cho tôi. Cô đã lấy nó ra và để trong ngăn của chiếc xe đẩy". Trước sự ngạc nhiên của các nhân viên trong bệnh viện, ông kể rằng ông đã quan sát từ bên trên trong khoảnh khắc cái chết đến với ông. Ông mô tả từng chi tiết của phòng hồi sức và các hoạt động của bác sỹ trong nỗ lực cứu sống ông. Lúc đó ông sợ rằng các bác sỹ sẽ từ bỏ công việc hồi sinh cho ông và cố gắng ra hiệu cho mọi người vẫn thấy ông còn sống, nhưng hầu như không ai nhìn thấy ông đang lơ lửng trên thân thể bất động của mình.
Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực trên, các nhà khoa học Hà Lan còn phát hiện rằng phụ nữ có những cảm xúc mạnh hơn đàn ông, những gì họ thấy trong khi chết lâm sàng nhiều chi tiết hơn. Hầu hết các bệnh nhân trải qua cái chết lâm sàng sâu thường chết thật vào tháng sau, sau khi được hồi sinh. Các ảo giác của người mù thì không khác với người sáng mắt.
Càng ngày càng có nhiều tường trình về những trải nghiệm cận kề cái chết với nhiều tình tiết ly kì. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những giải thích thoả đáng và xem ra họ vẫn còn nhiều việc phải làm để chứng minh sự bất tử của linh hồn !
--//-- THE END --//--
Nguồn : Pravda.