Đà Lạt : Thành phố sau 12 giờ đêm ...
Khi màn đêm mỗi ngày buông xuống, giấc ngủ đến như một thói
quen thường nhật đối với mọi người, thì có mấy ai biết, thời điểm sau
12 giờ đêm lại có cuộc sống rất riêng của nó. Ghi chép : Thành phố sau
12 giờ đêm, của Văn Quang :
quen thường nhật đối với mọi người, thì có mấy ai biết, thời điểm sau
12 giờ đêm lại có cuộc sống rất riêng của nó. Ghi chép : Thành phố sau
12 giờ đêm, của Văn Quang :
Thành phố sau 12 giờ đêm, cũng là lúc đôi vợ chồng nghèo ở Đất Mới, phường 7, thành phố Đàlạt chuyền vai nhau đôi quang gánh đầy rau, mùa nào thức ấy, nhọc nhằn từng bước chân hướng ra chợ rau. Đôi vợ chồng này chẳng mua, chẳng bán gì mà bởi phận nghèo nên sau thời gian làm thuê, cuốc mướn - anh chị chịu khó mót lại những cây rau còn sót lại trên những mảnh vườn đã thu hoạch xong mang ra chợ đổi mắm, đổi gạo. Mười mấy năm như thế đã trôi qua, cho dù trời nắng hay mưa, khi thành phố đã lặng im trong giấc ngủ say nồng thì hai vợ chồng nghèo này lại trở giấc sau 12 giờ đêm, nặng nhọc bước chân trên vai đôi quang gánh. Nhờ vậy mà 4 đứa con được đến lớp, được học hành và đều là những đứa con ngoan, trò giỏi.
Thành phố sau 12 giờ đêm, người đàn ông tên Thành lại thức giấc để làm cái công việc mỗi ngày của mình trong suốt hơn 7 năm qua. Cũng là công chức Nhà nước hẳn hoi, nhưng vì đồng lương mỗi tháng ít ỏi nên anh Thành xin nghỉ việc rồi chọn nghề chạy xe ôm để phụ vợ lo cho 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Anh chạy xe ôm vào vào thời điểm sau 12 giờ đêm, bởi theo anh, giờ này ít người làm nghề như anh chịu khó làm, còn ban ngày sau quãng thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức còn giúp vợ chuyện bếp núc, chuyện học hành của bầy con ba đứa. Nhờ ít người chạy xe sau 12 giờ đêm như anh thắng, mà đồng tiền có được mỗi tối cũng khá hơn, rồi thi thoảng cũng có vị khách thương cảm bởi họ nhận ra đôi môi thâm tím, nhận ra chiếc áo lông vịt quá cỡ mặc trên người của người làm nghề chạy xe ôm như anh Thành, rồi bảo : Anh ơi ! khỏi thối.
Thành phố sau 12 giờ đêm, nơi cầu thang lên xuống khu chợ rau Đàlạt – bà Thắm lại lên đèn. Bà Thắm bán bánh mì xíu mại đã hơn chục năm nay nên người buôn, kẻ bán ở khu chợ đêm này đều biết bà. Biết đến nỗi có mấy đêm bà thắm bị nhức đầu, sổ mũi không ra chợ khiến nhiều người thắc mắc và tiếc ngẩn tiếc ngơ. Thắc mắc thì đã có câu trả lời vì bà thắm cảm hàn, còn vì sao tiếc là bởi mấy gánh bánh mỳ xíu mại ở khu chợ này chẳng qua được bánh mì của bà Thắm. Bánh mì thì vẫn lấy chung một lò, nhưng xíu mại của Bà thắm làm vừa mềm, vừa béo, nước màu cay xé miệng lại thêm miếng da heo, có cọng hành ngò tươi rói khiến mọi người hít hà mà nhớ. Có ai biết, hơn chục năm với gánh bánh mì xíu mại, mỗi đêm hơn trăm ổ mà bà Thắm nuôi được thằng con đầu lên tới đại học, còn đứa con gái út của bà Thắm vừa mới lấy chồng ở dưới thành phố, cách đây chưa đầy một tháng.
Thành phố sau 12 giờ đêm, những người làm đẹp thành phố vẫn cần mẫn với công việc mà ít ai muốn nhận. Chiếc xe rác đêm nào cũng là người bạn đồng hành cùng các chị đi khắp các nẻo đường thành phố để mỗi sáng mai, mọi người được thấy con phố đẹp, được nhẹ nhành bước chân trên những lối cỏ đầy hoa và có chút cảm nhận về một phố núi không có rác. Có mấy ai biết, để có được điều đó – các mẹ, các dì, các chị đành gác lại những toan tính thiệt hơn về một gia đình ấm cúng, hạnh phúc vào lúc nửa đêm, gác lại chút muộn phiền khi người đời bảo làm nghề quét rác. Nhưng thật lòng mà nói, điều đó chẳng làm cho các mẹ, các dì, các chị buồn nhiều, mà điều buồn hơn là tại sao chưa mấy ai có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, trong khi thành phố này đang triển khai cuộc vận động : Thành phố không rác.
Thành phố sau 12 giờ đêm. Vẫn còn nhiều lắm những nét đẹp hiện hữu về cuộc mưu sinh của đôi vợ chồng nghèo mót ra đem ra chợ bán đổi mắm, đổi gạo có tên Thêm – Tam ; của anh Thành thức giấc giữa đêm khuya làm nghề chạy xe ôm phụ vợ lo chuyện học học hành cho bầy con ba đứa ; của bà Thắm bán bánh mỳ xíu mại béo ngậy, có miếng da heo và cọng ngò tươi, cay chảy nước mắt, dành dụm chút tiền còm nuôi con lên đại học. Nhưng thành phố sau 12 giờ đêm vẫn nhiều lắm những cảnh đời ngược ngạo, khi đám thanh niên vô công rỗi nghề lấy ngày làm đêm, rồi khi thành phố sau 12 giờ tụ 5, tụ 7 đua xe lạng lách, bấm còi inh ỏi. Thành phố sau 12 giờ đêm còn có những bữa nhậu quắc cần cầu tới sáng ở các công viên của các cô gái, chàng trai còn rất trẻ, mà ở đó vốn là nơi bình yên của mọi người sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Thành phố sau 12 giờ đêm vẫn chộn rộn, ầm ào trong tiếng nhạc phát hết cỡ từ những vũ trường, có những bước chân liêu xiêu của những cô gái mắt xanh, môi đỏ đói tình chờ khách, tìm chỗ qua đêm. Và thành phố sau 12 giờ đêm còn là nơi dung thân cho những kẻ ham chơi, lười lao động phóng xe không biển số rình rập từng nhà suốt mèo, bắt chó …
Thành phố sau 12 giờ đêm, người đàn ông tên Thành lại thức giấc để làm cái công việc mỗi ngày của mình trong suốt hơn 7 năm qua. Cũng là công chức Nhà nước hẳn hoi, nhưng vì đồng lương mỗi tháng ít ỏi nên anh Thành xin nghỉ việc rồi chọn nghề chạy xe ôm để phụ vợ lo cho 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Anh chạy xe ôm vào vào thời điểm sau 12 giờ đêm, bởi theo anh, giờ này ít người làm nghề như anh chịu khó làm, còn ban ngày sau quãng thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức còn giúp vợ chuyện bếp núc, chuyện học hành của bầy con ba đứa. Nhờ ít người chạy xe sau 12 giờ đêm như anh thắng, mà đồng tiền có được mỗi tối cũng khá hơn, rồi thi thoảng cũng có vị khách thương cảm bởi họ nhận ra đôi môi thâm tím, nhận ra chiếc áo lông vịt quá cỡ mặc trên người của người làm nghề chạy xe ôm như anh Thành, rồi bảo : Anh ơi ! khỏi thối.
Thành phố sau 12 giờ đêm, nơi cầu thang lên xuống khu chợ rau Đàlạt – bà Thắm lại lên đèn. Bà Thắm bán bánh mì xíu mại đã hơn chục năm nay nên người buôn, kẻ bán ở khu chợ đêm này đều biết bà. Biết đến nỗi có mấy đêm bà thắm bị nhức đầu, sổ mũi không ra chợ khiến nhiều người thắc mắc và tiếc ngẩn tiếc ngơ. Thắc mắc thì đã có câu trả lời vì bà thắm cảm hàn, còn vì sao tiếc là bởi mấy gánh bánh mỳ xíu mại ở khu chợ này chẳng qua được bánh mì của bà Thắm. Bánh mì thì vẫn lấy chung một lò, nhưng xíu mại của Bà thắm làm vừa mềm, vừa béo, nước màu cay xé miệng lại thêm miếng da heo, có cọng hành ngò tươi rói khiến mọi người hít hà mà nhớ. Có ai biết, hơn chục năm với gánh bánh mì xíu mại, mỗi đêm hơn trăm ổ mà bà Thắm nuôi được thằng con đầu lên tới đại học, còn đứa con gái út của bà Thắm vừa mới lấy chồng ở dưới thành phố, cách đây chưa đầy một tháng.
Thành phố sau 12 giờ đêm, những người làm đẹp thành phố vẫn cần mẫn với công việc mà ít ai muốn nhận. Chiếc xe rác đêm nào cũng là người bạn đồng hành cùng các chị đi khắp các nẻo đường thành phố để mỗi sáng mai, mọi người được thấy con phố đẹp, được nhẹ nhành bước chân trên những lối cỏ đầy hoa và có chút cảm nhận về một phố núi không có rác. Có mấy ai biết, để có được điều đó – các mẹ, các dì, các chị đành gác lại những toan tính thiệt hơn về một gia đình ấm cúng, hạnh phúc vào lúc nửa đêm, gác lại chút muộn phiền khi người đời bảo làm nghề quét rác. Nhưng thật lòng mà nói, điều đó chẳng làm cho các mẹ, các dì, các chị buồn nhiều, mà điều buồn hơn là tại sao chưa mấy ai có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, trong khi thành phố này đang triển khai cuộc vận động : Thành phố không rác.
Thành phố sau 12 giờ đêm. Vẫn còn nhiều lắm những nét đẹp hiện hữu về cuộc mưu sinh của đôi vợ chồng nghèo mót ra đem ra chợ bán đổi mắm, đổi gạo có tên Thêm – Tam ; của anh Thành thức giấc giữa đêm khuya làm nghề chạy xe ôm phụ vợ lo chuyện học học hành cho bầy con ba đứa ; của bà Thắm bán bánh mỳ xíu mại béo ngậy, có miếng da heo và cọng ngò tươi, cay chảy nước mắt, dành dụm chút tiền còm nuôi con lên đại học. Nhưng thành phố sau 12 giờ đêm vẫn nhiều lắm những cảnh đời ngược ngạo, khi đám thanh niên vô công rỗi nghề lấy ngày làm đêm, rồi khi thành phố sau 12 giờ tụ 5, tụ 7 đua xe lạng lách, bấm còi inh ỏi. Thành phố sau 12 giờ đêm còn có những bữa nhậu quắc cần cầu tới sáng ở các công viên của các cô gái, chàng trai còn rất trẻ, mà ở đó vốn là nơi bình yên của mọi người sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Thành phố sau 12 giờ đêm vẫn chộn rộn, ầm ào trong tiếng nhạc phát hết cỡ từ những vũ trường, có những bước chân liêu xiêu của những cô gái mắt xanh, môi đỏ đói tình chờ khách, tìm chỗ qua đêm. Và thành phố sau 12 giờ đêm còn là nơi dung thân cho những kẻ ham chơi, lười lao động phóng xe không biển số rình rập từng nhà suốt mèo, bắt chó …
Thành phố sau 12 giờ đêm …
Văn Quang