Sinh viên đi học 'cho vui'
Trong khi nhiều sinh viên phấn đấu vào đại học để mong kiếm một công việc ổn định cho tương lai, thì với Sơn, đây là lúc công khai xin tiền bố mẹ và dành toàn bộ thời gian vào việc chơi bời.
Bảo Sang, sinh viên năm cuối ĐH Công nghiệp TP HCM từ Vũng Tàu lên thành phố theo học. Sinh ra trong một gia đình khá giả nên từ những ngày đầu đi học Sơn đã được bố mẹ chuẩn bị mọi điều kiện. Bố là chủ của một đại lý buôn bán lớn ở thành phố Vùng Tàu, nên cả gia đình quan niệm trước sau gì, con trai cũng về phụ trách công việc cho gia đình. Chính quan niệm đó tạo cho chàng trai suy nghĩ, việc có tốt nghiệp đại học hay không không quan trọng.
Thay vì đi học đều đặn như bạn bè, Sơn thường xuyên sử dụng quỹ thời gian vào việc chơi điện tử, nếu không, cậu rủ bạn gái đi chơi cũng hết thì giờ. Cậu bạn ở chung cho biết, vốn quen cảnh sống đầy đủ nên lắm lúc chán cảnh tù túng ở phòng trọ, Sơn lại đánh xe về Vùng Tàu, ở suốt cả tuần mới lên.
Bỏ học nhiều nên mỗi đợt thi học kỳ, Sơn phải thi lại ít nhất 4 môn. Thi lại vẫn rớt, cậu học lại, rồi nợ môn liên miên. Đến năm cuối cấp, số môn học bị nợ tăng đáng kể, cậu sinh viên không đủ tiêu chuẩn thi tốt nghiệp và bị nhà trường cấm thi, đuổi học hẳn. Tuy nhiên, gia đình không hề hay biết vì thấy cậu con trai vẫn ở lại Sài Gòn, hằng tháng vẫn xin tiền gia đình để đóng tiền nhà và sinh hoạt phí.
Bà Mai, chủ nhà trọ cho biết: "Chả biết nó đi đâu mà mỗi tuần ở được 2, 3 buổi rồi lại mất tăm. Cũng không hiểu nổi giới trẻ bây giờ suy nghĩ gì, cứ lấy tiền bố mẹ để ăn chơi mà không thấy xót. Bố mẹ ở nhà cứ tưởng con vẫn đi học, ai ngờ... Chả bù cho những đứa bố mẹ nghèo không có tiền học phải đi làm thêm".
Tương tự là trường hợp cậu sinh viên ĐH Công nghệ TP HCM tên Hoàng. Dù gia đình không khá giả, Hoàng cũng a dua với bạn bè ham chơi hơn học.
Hầu hết thời gian được Hoàng sử dụng để cùng bạn bè đàn đúm, nhậu nhẹt. Có khi đang học, bạn gọi điện rủ đi uống cà phê hay chơi billard là cậu sẵn sàng cúp tiết.
Hoàng cho biết, học đại học rất nhẹ nhàng, không phải điểm danh, kiểm tra bài thường xuyên như hồi phổ thông nên không nhất thiết phải lên lớp, miễn về nhà mượn vở chép bài và đến ngày thi có mặt là được. "Nếu không cúp học đi chơi và thi lại thì đâu phải là sinh viên. Lúc nào cũng chỉ biết học thì làm gì có kỷ niệm", Hoàng nói tỉnh bơ.
Vì ham chơi không để ý đến bài vở, nên cứ mỗi lần đến sát kỳ thi Hoàng mới "vắt chân lên cổ" để học bài, cuối cùng kết quả điểm thi môn nào cũng chỉ lẹt đẹt ở mức 4, 5.
Không phải là người ham chơi, nhưng Quý, sinh viên hệ cao đẳng ĐH Hùng Vương TP HCM đã lỡ một năm học do không xác định rõ mục tiêu của mình.
Vốn thích theo học ngành quản trị kinh doanh đại học Kinh tế, nhưng không đủ điểm nên cậu phải học một ngành khác không theo ý muốn. Do chủ quan năm sau sẽ thi lại kiếm ngành "ngon" hơn nên việc học ở trường bị cậu bỏ bê. Tuy nhiên, cơ hội theo đuổi ngành học yêu thích cũng không thành hiện thực với Quý sau hơn một năm đầu tư. Cuối cùng cậu sinh viên đã làm lỡ cả đôi đường của mình.
Thực tế, không ít sinh viên sau khi vào được đại học, do không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và phương pháp học tốt nên lãng phí nhiều công sức tiền của mà không thu được thành quả gì.
Theo các chuyên gia giáo dục, chương trình đại học không hề nhẹ và phương pháp học cũng hoàn toàn khác với phổ thông. Việc học hoàn toàn do ý thức tự giác của sinh viên, nên nếu chủ quan sẽ bị hỏng kiến thức, không theo kịp chương trình.
Bảo Sang, sinh viên năm cuối ĐH Công nghiệp TP HCM từ Vũng Tàu lên thành phố theo học. Sinh ra trong một gia đình khá giả nên từ những ngày đầu đi học Sơn đã được bố mẹ chuẩn bị mọi điều kiện. Bố là chủ của một đại lý buôn bán lớn ở thành phố Vùng Tàu, nên cả gia đình quan niệm trước sau gì, con trai cũng về phụ trách công việc cho gia đình. Chính quan niệm đó tạo cho chàng trai suy nghĩ, việc có tốt nghiệp đại học hay không không quan trọng.
Thay vì đi học đều đặn như bạn bè, Sơn thường xuyên sử dụng quỹ thời gian vào việc chơi điện tử, nếu không, cậu rủ bạn gái đi chơi cũng hết thì giờ. Cậu bạn ở chung cho biết, vốn quen cảnh sống đầy đủ nên lắm lúc chán cảnh tù túng ở phòng trọ, Sơn lại đánh xe về Vùng Tàu, ở suốt cả tuần mới lên.
Bỏ học nhiều nên mỗi đợt thi học kỳ, Sơn phải thi lại ít nhất 4 môn. Thi lại vẫn rớt, cậu học lại, rồi nợ môn liên miên. Đến năm cuối cấp, số môn học bị nợ tăng đáng kể, cậu sinh viên không đủ tiêu chuẩn thi tốt nghiệp và bị nhà trường cấm thi, đuổi học hẳn. Tuy nhiên, gia đình không hề hay biết vì thấy cậu con trai vẫn ở lại Sài Gòn, hằng tháng vẫn xin tiền gia đình để đóng tiền nhà và sinh hoạt phí.
Bà Mai, chủ nhà trọ cho biết: "Chả biết nó đi đâu mà mỗi tuần ở được 2, 3 buổi rồi lại mất tăm. Cũng không hiểu nổi giới trẻ bây giờ suy nghĩ gì, cứ lấy tiền bố mẹ để ăn chơi mà không thấy xót. Bố mẹ ở nhà cứ tưởng con vẫn đi học, ai ngờ... Chả bù cho những đứa bố mẹ nghèo không có tiền học phải đi làm thêm".
Tương tự là trường hợp cậu sinh viên ĐH Công nghệ TP HCM tên Hoàng. Dù gia đình không khá giả, Hoàng cũng a dua với bạn bè ham chơi hơn học.
Hầu hết thời gian được Hoàng sử dụng để cùng bạn bè đàn đúm, nhậu nhẹt. Có khi đang học, bạn gọi điện rủ đi uống cà phê hay chơi billard là cậu sẵn sàng cúp tiết.
Hoàng cho biết, học đại học rất nhẹ nhàng, không phải điểm danh, kiểm tra bài thường xuyên như hồi phổ thông nên không nhất thiết phải lên lớp, miễn về nhà mượn vở chép bài và đến ngày thi có mặt là được. "Nếu không cúp học đi chơi và thi lại thì đâu phải là sinh viên. Lúc nào cũng chỉ biết học thì làm gì có kỷ niệm", Hoàng nói tỉnh bơ.
Vì ham chơi không để ý đến bài vở, nên cứ mỗi lần đến sát kỳ thi Hoàng mới "vắt chân lên cổ" để học bài, cuối cùng kết quả điểm thi môn nào cũng chỉ lẹt đẹt ở mức 4, 5.
Không phải là người ham chơi, nhưng Quý, sinh viên hệ cao đẳng ĐH Hùng Vương TP HCM đã lỡ một năm học do không xác định rõ mục tiêu của mình.
Vốn thích theo học ngành quản trị kinh doanh đại học Kinh tế, nhưng không đủ điểm nên cậu phải học một ngành khác không theo ý muốn. Do chủ quan năm sau sẽ thi lại kiếm ngành "ngon" hơn nên việc học ở trường bị cậu bỏ bê. Tuy nhiên, cơ hội theo đuổi ngành học yêu thích cũng không thành hiện thực với Quý sau hơn một năm đầu tư. Cuối cùng cậu sinh viên đã làm lỡ cả đôi đường của mình.
Thực tế, không ít sinh viên sau khi vào được đại học, do không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và phương pháp học tốt nên lãng phí nhiều công sức tiền của mà không thu được thành quả gì.
Theo các chuyên gia giáo dục, chương trình đại học không hề nhẹ và phương pháp học cũng hoàn toàn khác với phổ thông. Việc học hoàn toàn do ý thức tự giác của sinh viên, nên nếu chủ quan sẽ bị hỏng kiến thức, không theo kịp chương trình.
Bình Nguyên