Năm viên kim cương vô giá và đắt nhất thế giới
Trong số năm viên kim cương trên có những viên đến các tỷ phú USD trên thế giới cũng “không dám mơ” vì giá của chúng là “không xác định”.
Vả lại dù có được trả giá cao đến bao nhiêu cũng không thể mua được bởi lý do đơn giản là chúng không bao giờ được bán. Đứng đầu bảng trong số những “đại kim cương” nói trên phải kể tới viên Koh-i-Noor, theo tiếng Ba Tư có nghĩa là “Núi ánh sáng”. Koh-i-Noor có xuất xứ từ mỏ Kollur, quận Guntur ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ và từng là viên kim cương lớn nhất thế giới. Ban đầu nó có màu vàng nhạt nhưng đã trở thành màu trắng trong sau khi được cắt lại năm 1852 sau đó lọt vào tay Công ty Đông Ấn và được gắn trên vương miện Nữ hoàng Anh Victoria khi bà đăng quang Nữ hoàng Ấn Độ năm 1877.
Hoàng hậu Elizabeth đội chiếc vương miện có gắn Koh-i-Noor đứng bên người con gái lớn
(giờ là Nữ hoàng Anh Elizabeth II, năm 1937)
Có truyền thuyết rằng sau khi đánh bại vua Ibrahim Lodi và chiếm được Delhi, Hoàng đế Babar (triều đại Moghul) bèn cử con trai là Humayun dẫn đội quân tiên phong đánh thành Arga. Đội quân dũng mãnh của Humayun đã hạ thành này, giết vua xứ Gwalior. Các cung phi của vua xứ Gwalior đã đem rất nhiều châu báu, trong số đó có viên kiêm cương Koh-i-noor dâng lên người chiến thắng. Khi Hoàng đế Babur tới thành Agra, Humayun đã mang tặng lại cho cha mình. Tuy nhiên, Babur đã từ chối và nói một chiến binh vĩ đại như Humayun xứng đáng được nhận phần thưởng tuyệt vời này.
Người ta đồn rằng người đàn ông nào sở hữu viên kim cương này sẽ làm chủ thiên hạ song sẽ không gặp may mắn, chỉ có Trời và phụ nữ được làm chủ nó mà không bị trừng phạt. Thoạt đầu Koh-i-noor nặng 186 cara (37.21g), sau đó theo lệnh của Nữ hoàng Victoria viên kim cương này được cắt gọt lại nên giảm trọng lượng xuống còn 105.602 105 cara (21,6g). Đây là viên kim cương được coi là vô giá.
Đứng thứ hai là viên kim cương Sancy. Đây là viên đá quý có màu vàng tuyệt đẹp nặng 55.23 carats (11.05g). Báu vật này được cho là nằm trong số châu báu của các vua chúa triều đại Moghul. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ được cắt gọt theo tiêu chuẩn phương Tây và có hình cái khiên.
Viên đá quý này được đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ tên là Seigneur de Sancy mua từ Constantinople, Hy Lạp. Thời bấy giới Vua Pháp Henry-III bị bệnh hói nên thường đội mũ để che. Thấy viên kim cương của Seigneur de Sancy đẹp nên đã mượn để đính lên mũ với mục đích trang trí.
Vua Henry-IV sau đó cũng mượn viên kim cương này như một vật bảo đảm khả năng tài chính cho quân đội của ông. Sau này, ông de Sancy đã bán báu vật của mình cho vua Anh James I (nối ngôi Nữ hoàng Elizabeth I) vào năm 1605.
Do vua James Iphải chạy sang Pháp nương nhờ vì trong nước biến loạn, nên viên kim cương này sau đó trở thành vật sở hữu của vua Pháp Louis XIV rồi biến mất trong thời gian Cách mạng Pháp. Tiếp đó, nó xuất hiện vào năm 1867 tại một triển lãm tại Paris với giá bán một triệu Franc rồi lại “biến mất tăm” thêm 40 năm nữa mới xuất hiện trở lại vào năm 1906 thuộc sở hữu của gia đình quý tộc Anh-Mỹ dòng họ Astor. Dòng họ này sau đó bán cho Viện bảo tàng Louvre, Pháp, vớí giá một triệu USD hồi năm 1978.
Hiện viên kim cương này được trưng bày tại Apollo Gallery của Viện bảo tàng Louvre. Đây cũng là viên kim cương được coi là vô giá.
Viên kim cương quý thứ ba mang tên Cullinan, nghĩa là “Ngôi sao lớn nhất Châu Phi.”
Viên kim cương lớn nhất thế giới với trọng lượng 3.106,75 cara (621.35g) này được ông Frederick Wells, Giám đốc mỏ kim cương Premier Mine tìm thấy tại mỏ này vào năm 1905 được đặt theo họ của ông Thomas Cullinan, chủ mỏ. Giữa viên kim cương này có một điểm rất nhỏ màu đen, song phần xung quanh điểm này tỏa ánh sáng rực rỡ và thay đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào. Viên kim cương này sau đó được chính phủ Transvaal mua rồi tặng cho vua Anh Edward VII, nhân dịp sinh nhật ông. Theo các chuyên gia, viên kim cương này trị giá ít nhất 400 triệu USD.
Thứ tư là viên kim cương mang tên Hope (Hy vọng), có màu xanh nước biển đậm tuyệt đẹp, nặng 45.52 carats (9.10g).
Theo lời đồn của các nhà buôn đá quý, viên kim cương này được lấy trộm từ mắt bức tượng thần Sita, vợ của vua Rama (kiếp thứ 7 của thần Vishnu theo truyền thuyết đạo Hindu). Cũng có truyền thuyết nhà buôn đá quý người Pháp Jean-Baptiste Tavernier khi đi qua Mianma tới Ấn Độ được tù trưởng Mine Hsoe Maha Yaza Sawbwar cho xem một viên đá quý nhất trong tài sản của ông ta. Khi thấy Jean tỏ thái độ kinh ngạc và thán phục trước vẻ đẹp và giá trị cao của viên đá, vị tù trưởng nói rằng viên đá của ông chẳng thấm vào đâu so với vẻ đẹp kỳ lạ của viên kim cương màu xanh gắn trứơc trán pho tượng đức Phật ở ngôi chùa Ananda vùng Bagan. Ông Jean bèn tặng rất nhều quà cho vua Myanmar và được nhà vua cho phép tới thăm chùa. Sau khi nhìn thấy viên kim cương tuyệt đẹp, ông ta không nén nổi khát vọng sở hữu nó bèn lập mưu xin xuống tóc ở lại tu hành tại chùa. Sau một thời gian ở chùa, vào một đêm gác, ông ta đã giết hai nhà sư cùng phiên gác với mình, lấy trộm viên kim cương rồi bỏ trốn.
Người ta đồn rằng mặc dù mang tên Hy vọng, song viên ngọc xanh đẹp mê hồn này mang một lời nguyền rủa vì bị lấy trộm từ tượng Phật nên thường mang lại bất hạnh cho người sở hữu nó. Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette thường đeo viên kim cương này sau đó đã bị chặt đầu trong cuộc Cách mạng Pháp, nhiều người giữ nó đều bị chết bất đắc kỳ tử vì tại nạn. Bởi vậy, “Hy vọng” đã bị mua đi bán lại, bị cắt gọt, đánh bóng lại nhiều lần (chắc với mục đích làm cho lời nguyền mất tác dụng).
Năm 1949, nhà buôn đá quý Harry Winston mua viên kim cương này và tăng lại cho viện bảo tàng Smithsonian ở thành phố Washington, Mỹ vào năm 1958. Theo đánh giá của các chuyên gia đá quý, “Hy vọng” trị giá 350 triệu USD. Viên ngọc xanh mang nhiều bí ẩn này hiện được trang trí bằng 16 viên kim cương nhỏ khác viền xung quanh nó và trưng bày tại viện bảo tàng Smithsonian.
Viên kim cương đắt giá thứ 5 mang tên De Beers Centenary. Đây là viên kim cương lớn thứ 3 thế giới được tìm thấy cũng tại mỏ Premier Mine, được đánh gía có chất lượng D, chất lượng cao nhất trong loại đá quý.
Viên kim cương này được đặt tên Centenary (thế kỷ) vì được giới thiệu lần đầu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày hợp nhất các mỏ đá quý ở châu Phi của gia đình dòng họ De Beers (1988). Chỉ riêng việc loại phần sạn ở viên kim cương này, một nhóm chuyên gia đã phải bỏ ra 154 ngày. Tiếp đó nó được cắt, mài thành hình quả trứng sau lại thành hình trái tim, và mãi tới năm 1991 công việc chế tác mới hoàn thành với 247 cạnh, 164 mặt và đỉnh, nặng 273.85 carats (54.77g).
Viên “Centenary” được bảo hiểm với giá 100 triệu USD và hiện được lưu giữ tại tháp Tower London, Anh.
Vả lại dù có được trả giá cao đến bao nhiêu cũng không thể mua được bởi lý do đơn giản là chúng không bao giờ được bán. Đứng đầu bảng trong số những “đại kim cương” nói trên phải kể tới viên Koh-i-Noor, theo tiếng Ba Tư có nghĩa là “Núi ánh sáng”. Koh-i-Noor có xuất xứ từ mỏ Kollur, quận Guntur ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ và từng là viên kim cương lớn nhất thế giới. Ban đầu nó có màu vàng nhạt nhưng đã trở thành màu trắng trong sau khi được cắt lại năm 1852 sau đó lọt vào tay Công ty Đông Ấn và được gắn trên vương miện Nữ hoàng Anh Victoria khi bà đăng quang Nữ hoàng Ấn Độ năm 1877.
Hoàng hậu Elizabeth đội chiếc vương miện có gắn Koh-i-Noor đứng bên người con gái lớn
(giờ là Nữ hoàng Anh Elizabeth II, năm 1937)
Có truyền thuyết rằng sau khi đánh bại vua Ibrahim Lodi và chiếm được Delhi, Hoàng đế Babar (triều đại Moghul) bèn cử con trai là Humayun dẫn đội quân tiên phong đánh thành Arga. Đội quân dũng mãnh của Humayun đã hạ thành này, giết vua xứ Gwalior. Các cung phi của vua xứ Gwalior đã đem rất nhiều châu báu, trong số đó có viên kiêm cương Koh-i-noor dâng lên người chiến thắng. Khi Hoàng đế Babur tới thành Agra, Humayun đã mang tặng lại cho cha mình. Tuy nhiên, Babur đã từ chối và nói một chiến binh vĩ đại như Humayun xứng đáng được nhận phần thưởng tuyệt vời này.
Người ta đồn rằng người đàn ông nào sở hữu viên kim cương này sẽ làm chủ thiên hạ song sẽ không gặp may mắn, chỉ có Trời và phụ nữ được làm chủ nó mà không bị trừng phạt. Thoạt đầu Koh-i-noor nặng 186 cara (37.21g), sau đó theo lệnh của Nữ hoàng Victoria viên kim cương này được cắt gọt lại nên giảm trọng lượng xuống còn 105.602 105 cara (21,6g). Đây là viên kim cương được coi là vô giá.
Đứng thứ hai là viên kim cương Sancy. Đây là viên đá quý có màu vàng tuyệt đẹp nặng 55.23 carats (11.05g). Báu vật này được cho là nằm trong số châu báu của các vua chúa triều đại Moghul. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ được cắt gọt theo tiêu chuẩn phương Tây và có hình cái khiên.
Viên đá quý này được đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ tên là Seigneur de Sancy mua từ Constantinople, Hy Lạp. Thời bấy giới Vua Pháp Henry-III bị bệnh hói nên thường đội mũ để che. Thấy viên kim cương của Seigneur de Sancy đẹp nên đã mượn để đính lên mũ với mục đích trang trí.
Vua Henry-IV sau đó cũng mượn viên kim cương này như một vật bảo đảm khả năng tài chính cho quân đội của ông. Sau này, ông de Sancy đã bán báu vật của mình cho vua Anh James I (nối ngôi Nữ hoàng Elizabeth I) vào năm 1605.
Do vua James Iphải chạy sang Pháp nương nhờ vì trong nước biến loạn, nên viên kim cương này sau đó trở thành vật sở hữu của vua Pháp Louis XIV rồi biến mất trong thời gian Cách mạng Pháp. Tiếp đó, nó xuất hiện vào năm 1867 tại một triển lãm tại Paris với giá bán một triệu Franc rồi lại “biến mất tăm” thêm 40 năm nữa mới xuất hiện trở lại vào năm 1906 thuộc sở hữu của gia đình quý tộc Anh-Mỹ dòng họ Astor. Dòng họ này sau đó bán cho Viện bảo tàng Louvre, Pháp, vớí giá một triệu USD hồi năm 1978.
Hiện viên kim cương này được trưng bày tại Apollo Gallery của Viện bảo tàng Louvre. Đây cũng là viên kim cương được coi là vô giá.
Viên kim cương quý thứ ba mang tên Cullinan, nghĩa là “Ngôi sao lớn nhất Châu Phi.”
Viên kim cương lớn nhất thế giới với trọng lượng 3.106,75 cara (621.35g) này được ông Frederick Wells, Giám đốc mỏ kim cương Premier Mine tìm thấy tại mỏ này vào năm 1905 được đặt theo họ của ông Thomas Cullinan, chủ mỏ. Giữa viên kim cương này có một điểm rất nhỏ màu đen, song phần xung quanh điểm này tỏa ánh sáng rực rỡ và thay đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu vào. Viên kim cương này sau đó được chính phủ Transvaal mua rồi tặng cho vua Anh Edward VII, nhân dịp sinh nhật ông. Theo các chuyên gia, viên kim cương này trị giá ít nhất 400 triệu USD.
Thứ tư là viên kim cương mang tên Hope (Hy vọng), có màu xanh nước biển đậm tuyệt đẹp, nặng 45.52 carats (9.10g).
Theo lời đồn của các nhà buôn đá quý, viên kim cương này được lấy trộm từ mắt bức tượng thần Sita, vợ của vua Rama (kiếp thứ 7 của thần Vishnu theo truyền thuyết đạo Hindu). Cũng có truyền thuyết nhà buôn đá quý người Pháp Jean-Baptiste Tavernier khi đi qua Mianma tới Ấn Độ được tù trưởng Mine Hsoe Maha Yaza Sawbwar cho xem một viên đá quý nhất trong tài sản của ông ta. Khi thấy Jean tỏ thái độ kinh ngạc và thán phục trước vẻ đẹp và giá trị cao của viên đá, vị tù trưởng nói rằng viên đá của ông chẳng thấm vào đâu so với vẻ đẹp kỳ lạ của viên kim cương màu xanh gắn trứơc trán pho tượng đức Phật ở ngôi chùa Ananda vùng Bagan. Ông Jean bèn tặng rất nhều quà cho vua Myanmar và được nhà vua cho phép tới thăm chùa. Sau khi nhìn thấy viên kim cương tuyệt đẹp, ông ta không nén nổi khát vọng sở hữu nó bèn lập mưu xin xuống tóc ở lại tu hành tại chùa. Sau một thời gian ở chùa, vào một đêm gác, ông ta đã giết hai nhà sư cùng phiên gác với mình, lấy trộm viên kim cương rồi bỏ trốn.
Người ta đồn rằng mặc dù mang tên Hy vọng, song viên ngọc xanh đẹp mê hồn này mang một lời nguyền rủa vì bị lấy trộm từ tượng Phật nên thường mang lại bất hạnh cho người sở hữu nó. Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette thường đeo viên kim cương này sau đó đã bị chặt đầu trong cuộc Cách mạng Pháp, nhiều người giữ nó đều bị chết bất đắc kỳ tử vì tại nạn. Bởi vậy, “Hy vọng” đã bị mua đi bán lại, bị cắt gọt, đánh bóng lại nhiều lần (chắc với mục đích làm cho lời nguyền mất tác dụng).
Năm 1949, nhà buôn đá quý Harry Winston mua viên kim cương này và tăng lại cho viện bảo tàng Smithsonian ở thành phố Washington, Mỹ vào năm 1958. Theo đánh giá của các chuyên gia đá quý, “Hy vọng” trị giá 350 triệu USD. Viên ngọc xanh mang nhiều bí ẩn này hiện được trang trí bằng 16 viên kim cương nhỏ khác viền xung quanh nó và trưng bày tại viện bảo tàng Smithsonian.
Viên kim cương đắt giá thứ 5 mang tên De Beers Centenary. Đây là viên kim cương lớn thứ 3 thế giới được tìm thấy cũng tại mỏ Premier Mine, được đánh gía có chất lượng D, chất lượng cao nhất trong loại đá quý.
Viên kim cương này được đặt tên Centenary (thế kỷ) vì được giới thiệu lần đầu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày hợp nhất các mỏ đá quý ở châu Phi của gia đình dòng họ De Beers (1988). Chỉ riêng việc loại phần sạn ở viên kim cương này, một nhóm chuyên gia đã phải bỏ ra 154 ngày. Tiếp đó nó được cắt, mài thành hình quả trứng sau lại thành hình trái tim, và mãi tới năm 1991 công việc chế tác mới hoàn thành với 247 cạnh, 164 mặt và đỉnh, nặng 273.85 carats (54.77g).
Viên “Centenary” được bảo hiểm với giá 100 triệu USD và hiện được lưu giữ tại tháp Tower London, Anh.
[You must be registered and logged in to see this link.] - Nguồn Vietnam+