Công việc của tổng giám đốc một tập đoàn lớn làm cho anhkhông dễ dàng về nhà trước nửa đêm, vì vậy một buổi đi côngviên cùng các con vào cuối tuần vẫn mãi là lời hứa. Buổichiêu đãi tối qua làm anh mệt lã người và muốn nằm thêm tínữa, vì dù sao hôm nay cũng là ngày cuối tuần.
Sángnay tụi nhỏ thức dậy sớm và líu lo hơn mọi ngày. Chúng chờmãi mới đến cuối tuần để được bố dẫn đi chơi công viên nhưtuần trước bố hứa: “Ừ, các con ngoan, vâng lời mẹ, học giỏi,bố sẽ cố gắng sắp xếp công việc để đưa các con đi công viên”.Nhưng giờ này bố vẫn chưa dậy, cả hai cứ đùn đẩy nhau vàođánh thức bố.
Rồi cuối cùng thằng anh cũng phảinhường đứa em để rón rén bước vào nhẹ lay vai bố nó và thìthầm vào tai: “Hôm nay mình đi công viên bố nhé!”. Kéo mềm trùmmặt lại, bằng giọng ngái ngủ, anh lại hứa: “Hôm nay bố mệt,để hôm khác nhé!”. Nếu trong lần hứa trước, anh nói: “Bố nhấtđịnh sẽ…” thì anh đã ý thức hơn và có trách nhiệm thu xếp côngviệc để thực hiện lời hứa.
Từ ngữ chúng ta sử dụngđể đáp lại một yêu cầu, một mong đợi hoặc để tự dặn dò thựchiện một việc gì đó thể hiện mức độ cam kết, sự quyết tâm của chúng ta.Vì vậy, cách chúng ta dùng từ ngữ sẽ tác động đến kết quả, thậmchí báo trước kết quả công việc ta sẽ làm.
Hôm qua, trênđường, tình cờ bạn gặp lại một đứa bạn thời sinh viên, saumột vài câu hỏi thăm tình hình và lưu lại số điện thoại, nóvội vã đi cho kịp giờ làm. Nó bảo rằng: “Hôm nào tui với ông sẽđi uống cà phê”, thì rất có thể sẽ không có chầu cà phê đó! Nhưngnếu người bạn nói rằng: “Giờ tui bận quá, thứ Bảy này cà phê nhé.Chiều thứ Sáu tui sẽ gọi ông!” Nếu “không có gì thay đổi vào giờ chót”,bạn sẽ nhận được điện thoại của người bạn ấy vào chiều thứSáu, hẹn địa điểm cà phê hoặc chí ít xin lỗi vì cuối tuần có chuyệnđột xuất.
Qua kinh nghiệm của tôi, những ai đáp “Tôi sẽ cốgắng đến; Tôi sẽ thu xếp để đi nhưng không hứa trước; Để tôi xem lịchlại cái đã...” cho một lời mời tham dự cuộc gặp mặt thì có đến 90% khảnăng người đó vắng mặt.
Ngay cả bản thân khi tự hứa với mìnhcũng dùng những từ xác định, mạnh mẽ như “Mình làm được; Mình sẽ thựchiện ngay; Mình đến đó...” Đừng đồng loã với sự trì hoãn, yếuđuối, sợ sệt hay thiếu nỗ lực bằng cách dùng từ thiếu kiên quyết, dodự, không dứt khoát.
Những từ như “sẽ cố gắng”, “sẽ sắpxếp”, “để thử xem sao”, “để hôm nào”, “khi nào rảnh thì…” làmsuy yếu năng lượng cũng như lòng quyết tâm của bạn trong việc thực hiệncông việc. Chỉ có hai trạng thái: làm hoặc không làm, đến hoặc khôngđến, có hoặc không! Nếu bạn thực sự muốn một kết quả tốt, hãybắt đầu từ việc sử dụng ngôn từ khẳng định, thể hiện cam kết trong lờinói của mình. Sự chần chừ, không dứt khoát, đắn đo chỉ làm bạn mệt mỏithêm, trong khi công việc vẫn chẳng nhích thêm chút nào.
Bấtkỳ một việc gì, trong lần đầu tiên bạn chưa thành công, thìđừng “thử” làm lại mà hãy “nhất định” làm cho bằng được.Hãy ý thức những từ ngữ chúng ta sử dụng, vì chúng thể hiệnsức mạnh của ý chí, mức độ quyết tâm và thái độ cam kết, qua đókết quả công việc của ta đã được định trước từ lúc ta ... mở miệng!
Sángnay tụi nhỏ thức dậy sớm và líu lo hơn mọi ngày. Chúng chờmãi mới đến cuối tuần để được bố dẫn đi chơi công viên nhưtuần trước bố hứa: “Ừ, các con ngoan, vâng lời mẹ, học giỏi,bố sẽ cố gắng sắp xếp công việc để đưa các con đi công viên”.Nhưng giờ này bố vẫn chưa dậy, cả hai cứ đùn đẩy nhau vàođánh thức bố.
Rồi cuối cùng thằng anh cũng phảinhường đứa em để rón rén bước vào nhẹ lay vai bố nó và thìthầm vào tai: “Hôm nay mình đi công viên bố nhé!”. Kéo mềm trùmmặt lại, bằng giọng ngái ngủ, anh lại hứa: “Hôm nay bố mệt,để hôm khác nhé!”. Nếu trong lần hứa trước, anh nói: “Bố nhấtđịnh sẽ…” thì anh đã ý thức hơn và có trách nhiệm thu xếp côngviệc để thực hiện lời hứa.
Từ ngữ chúng ta sử dụngđể đáp lại một yêu cầu, một mong đợi hoặc để tự dặn dò thựchiện một việc gì đó thể hiện mức độ cam kết, sự quyết tâm của chúng ta.Vì vậy, cách chúng ta dùng từ ngữ sẽ tác động đến kết quả, thậmchí báo trước kết quả công việc ta sẽ làm.
Hôm qua, trênđường, tình cờ bạn gặp lại một đứa bạn thời sinh viên, saumột vài câu hỏi thăm tình hình và lưu lại số điện thoại, nóvội vã đi cho kịp giờ làm. Nó bảo rằng: “Hôm nào tui với ông sẽđi uống cà phê”, thì rất có thể sẽ không có chầu cà phê đó! Nhưngnếu người bạn nói rằng: “Giờ tui bận quá, thứ Bảy này cà phê nhé.Chiều thứ Sáu tui sẽ gọi ông!” Nếu “không có gì thay đổi vào giờ chót”,bạn sẽ nhận được điện thoại của người bạn ấy vào chiều thứSáu, hẹn địa điểm cà phê hoặc chí ít xin lỗi vì cuối tuần có chuyệnđột xuất.
Qua kinh nghiệm của tôi, những ai đáp “Tôi sẽ cốgắng đến; Tôi sẽ thu xếp để đi nhưng không hứa trước; Để tôi xem lịchlại cái đã...” cho một lời mời tham dự cuộc gặp mặt thì có đến 90% khảnăng người đó vắng mặt.
Ngay cả bản thân khi tự hứa với mìnhcũng dùng những từ xác định, mạnh mẽ như “Mình làm được; Mình sẽ thựchiện ngay; Mình đến đó...” Đừng đồng loã với sự trì hoãn, yếuđuối, sợ sệt hay thiếu nỗ lực bằng cách dùng từ thiếu kiên quyết, dodự, không dứt khoát.
Những từ như “sẽ cố gắng”, “sẽ sắpxếp”, “để thử xem sao”, “để hôm nào”, “khi nào rảnh thì…” làmsuy yếu năng lượng cũng như lòng quyết tâm của bạn trong việc thực hiệncông việc. Chỉ có hai trạng thái: làm hoặc không làm, đến hoặc khôngđến, có hoặc không! Nếu bạn thực sự muốn một kết quả tốt, hãybắt đầu từ việc sử dụng ngôn từ khẳng định, thể hiện cam kết trong lờinói của mình. Sự chần chừ, không dứt khoát, đắn đo chỉ làm bạn mệt mỏithêm, trong khi công việc vẫn chẳng nhích thêm chút nào.
Bấtkỳ một việc gì, trong lần đầu tiên bạn chưa thành công, thìđừng “thử” làm lại mà hãy “nhất định” làm cho bằng được.Hãy ý thức những từ ngữ chúng ta sử dụng, vì chúng thể hiệnsức mạnh của ý chí, mức độ quyết tâm và thái độ cam kết, qua đókết quả công việc của ta đã được định trước từ lúc ta ... mở miệng!