DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


2 posters

    Nghề PR - một vài tâm sự

    perfect
    perfect
    Điều hành viên
    Điều hành viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 127
    Tuổi : 34
    Cảm ơn : 19

    Nghề PR - một vài tâm sự  Empty Nghề PR - một vài tâm sự

    Bài gửi by perfect 2010-09-04, 03:50

    Nghề
    PR giống như một cô gái gai góc nhưng đầy sức lôi cuốn, hấp dẫn khiến
    nhiều người muốn chinh phục. Không nhất thiết cứ phải muốn dấn thân vào
    nghề PR mới cần tìm hiểu về PR. Tôi nghĩ mọi người đều có thể ứng dụng
    PR trong cuộc sống và trong công việc.

    Nghề PR - một vài tâm sự  Pr


    Đó
    là những chia sẻ của chị Thanh Hà – Đại diện chính thức của hiệp hội
    các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia tại VN, giảng viên chính của
    các khóa đào tạo PR – Events của công ty cổ phần Megalink. Chị đã dành
    cho phóng viên của nội san Sức Trẻ một cuộc trò chuyện hết sức cởi mở về
    nghề PR với tư cách là một người lâu năm và thành công trong nghề.


    PR làm gì?
    Chị chia sẻ rằng về mặt tổng quát thì công việc đó bao gồm:
    -
    Các công việc liên quan tới viết và biên tập các văn bản, tài liệu như:
    thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, brochure, diễn văn…

    - Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho công ty
    - Phối
    hợp và tư vấn cho các phòng ban khác nhằm tạo dựng và phát triển các
    mối quan hệ với các nhóm đối tượng theo mức độ ưu tiên của từng công ty
    như: nhân viên công ty, đối tác, khách hàng, truyền thông, các cấp chính
    quyền, chính phủ…

    - Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra ý kiến tư vẫn cho cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan tới hình ảnh công ty
    - Dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng cho công ty.
    Một
    nhân viên PR thường chỉ chuyên về một mảng trong số các công việc trên,
    song anh ta hoặc chị ta phải nắm vững các công việc còn lại. Ví dụ: khi
    công ty A muốn tổ chức một chương trình tại tỉnh X, trừ trường hợp
    chương trình đó là sự kiện lớn còn nếu không công ty có thể chỉ cử duy
    nhất một nhân viên đến tỉnh X. Nhân viên đó sẽ phải tìm kiếm và phối hợp
    với các đơn vị địa phương để tổ chức được sự kiện, do đó anh ta cần nắm
    vững được mọi công việc của PR.


    Có mấy kiểu PR?
    Chị
    cho biết, có hai kiểu nhân viên PR đó là PR in house – nhân viên trong
    phòng PR của các công ty và PR agency – nhân viên của các công ty PR.

    Những
    người trẻ thường xin làm việc trong PR agency bởi ở đó họ được đi nhiều
    nơi, tiếp xúc và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, tuy nhiên làm
    việc trong PR agency cũng đồng nghĩa với việc rất khó để cân bằng cuộc
    sống. Bởi vậy, khi đến tuổi lập gia đình, các bạn nữ làm PR thường
    chuyển về làm việc ở PR in house, khi đó với kinh nghiệm làm PR agency,
    bạn đó có thể nhanh chóng thăng tiến lên cấp quản lý, hơn nữa với công
    việc của PR in house thì cân bằng cuộc sống cũng không quá khó. Chị
    Thanh Hà cũng cho biết, nghề PR là một nghề có thu nhập cao. Công việc
    PR in house mang lại thu nhập tương đối ổn định, trong khi PR agency có
    thể có nhiều khoản thưởng theo chương trình, tuy nhiên các vị trí quản
    lý của PR in house thường có thu nhập cao hơn, đặc biệt là trong các
    công ty niêm yết bạn còn có cơ hội được chia cổ phiếu.


    Bắt đầu với PR như thế nào
    Đối
    với các bạn sắp ra trường chị Hà cho biết một người mới bắt đầu vào
    nghề PR nhìn chung sẽ đảm nhận những công việc đầu tiên như là: phụ tá,
    liên lạc, chuẩn bị thư mời, lên danh sách báo chí, khách mời, tìm chỗ in
    ấn tốt, văn phòng phẩm… tóm lại là những công việc nhỏ sau đó có thể
    tiến tới những bước cao hơn như viết dự thảo chương trình lần một. Trong
    thời gian đó, anh ta nên chú ý quan sát công việc của tất cả các bộ
    phận. Theo chị Hà nếu chăm chỉ và có óc quan sát một người cần khoảng 1 –
    2 năm để học hỏi những kiến thức cần thiết.


    Quan hệ với báo chí - một vài lời khuyên cho sinh viên
    Đối
    với sinh viên FTU đặc biệt là các thành viên của các câu lạc bộ việc tổ
    chức các hội thảo, liên lạc với các báo chí có lẽ không phải công việc
    xa lạ. Dù vậy, nhiều người còn băn khoăn nên làm thế nào để tận dụng
    được các mối quan hệ đó? Chị Hà chia sẻ rằng :

    Các
    mối quan hệ với báo chí là một tài sản rất quý của nhân viên PR. Tuy
    nhiên, với chị Thanh Hà, chị không cần phải dành nhiều thời gian hay
    tiền bạc cho việc mời các phóng viên đi ăn, uống nước… Chủ yếu chị chăm
    sóc các phóng viên bằng cách cung cấp các thông tin, đề tài hấp dẫn, bởi
    phóng viên luôn cần thông tin và đề tài để viết bài. Theo chị, các bạn
    chỉ cần duy trì quan hệ với một vài phóng viên có quan hệ rộng, khi cần
    có thể thông qua các phóng viên đó để tìm các contact cần thiết.

    Chị
    cho biết với sinh viên, có thể chăm sóc và duy trì mối quan hệ với
    phóng viên bằng cách cung cấp thông tin, đề tài viết, và tới các dịp lễ
    như 8-3 hay ngày nhà báo thì gửi tin chúc mừng, như thế là đủ.


    Kết
    Năng
    động, quan hệ rộng, nhiều thách thức PR luôn là một nghề hấp dẫn nên đã
    có rất nhiều người chọn PR làm hướng đi cho mình. Chính điều này đã
    khiến PR là một trong những ngành nghề có mức độ cạnh tranh gay gắt
    nhất, bởi vậy, nếu bạn quyết tâm dấn thân vào lĩnh vực đầy sức hấp dẫn
    này, tốt hơn hết bạn nên tự chuẩn bị cho mình ngay từ bây giờ.



    [You must be registered and logged in to see this link.]
    cutele
    cutele
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 23
    Cảm ơn : 8

    Nghề PR - một vài tâm sự  Empty Re: Nghề PR - một vài tâm sự

    Bài gửi by cutele 2010-09-07, 11:00

    hì đó là tính cách vốn có của pr mà,nếu mà hok phải thế làm sao mà gọi 2 chứ pr được

      Hôm nay: 2024-11-15, 11:35