DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Môi giới thương mại

    thulen2000
    thulen2000
    Lao công tạp vụ
    Lao công tạp vụ


    Tổng số bài gửi : 21
    Cảm ơn : 1

    Môi giới thương mại Empty Môi giới thương mại

    Bài gửi by thulen2000 2010-08-03, 16:47

    [You must be registered and logged in to see this link.]
    là việc một “thương nhân” làm trung gian giới thiệu bên bán hàng hóa
    (hoặc cung ứng dịch vụ) với bên mua hàng hóa (hoặc thuê dịch vụ đó) và
    được hưởng “hoa hồng” (“phí môi giới”).
    [You must be registered and logged in to see this link.]
    được xác định là một “hoạt động thương mại”. Điều này có nghĩa là
    “thương nhân” hoạt động trong lĩnh vực môi giới phải đăng ký kinh doanh
    đàng hoàng. Có như vậy thì mới “hoạt động thương mại” một cách hợp pháp
    và chuyên nghiệp được. Còn nếu làm nghề môi giới mà không đăng ký kinh
    doanh thì chỉ là dạng “cò”, với nhiều bất trắc về mặt pháp lý. Thuật
    ngữ tiếng Anh gọi người môi giới là “Broker”.

    Môi giới thương mại Moigioithuongmai Theo qui định, bên [You must be registered and logged in to see this link.] có các nghĩa vụ cơ bản như sau:
    -
    Bảo quản hàng hoá, tài liệu được bên nhờ môi giới giao để thực hiện
    việc môi giới và hoàn trả lại sau khi hoàn thành việc môi giới. Ví dụ :
    Ông K là một nhà tư sản nổi tiếng nhưng đang lâm vào hoàn cảnh rất khó
    khăn, sắp phá sản. Ông K nhờ công ty A làm môi giới bán một bức tranh
    quí để lấy tiền trả nợ. Ông K giao bức tranh cho công ty A và nhân viên
    của công ty A mang ra nước ngoài giới thiệu. Hai bên ký hợp đồng môi
    giới, giao hẹn sau 1 tháng, dù có môi giới được hay không thì công ty A
    vẫn phải trả lại bức tranh cho ông K.
    - Không được tiết lộ,
    cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên nhờ môi giới. Ví
    dụ : cũng trường hợp trên, công ty A không được làm lộ những thông tin
    về hoàn cảnh khó khăn của ông K ( ngoại trừ trường hợp ông K đồng ý).
    -
    Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng
    không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ. Ví dụ : cũng
    trường hợp trên, công ty A phải chịu trách nhiệm sao cho trong trường
    hợp giả sự có công ty B đồng ý mua tranh. Thì hai bên : ông K và công
    ty B phải có thể gặp được nhau và rõ ràng với nhau về mọi mặt. Không để
    có cảnh khi hai bên chuẩn bị ký hợp đồng bán tranh thì mới bật ngửa ra
    rằng công ty B là công ty …”ma”! Trong trường hợp này, công ty A phải
    chịu trách nhiệm về việc giới thiệu “bậy bạ” của mình và ông K có quyền
    kiện công ty A, yêu cầu xin lỗi, bồi thường thiệt hại.
    -
    Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ
    trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới. Ví dụ : cũng trường hợp
    trên, công ty A không được tham gia vào việc mua, bán bức tranh ( chẳng
    hạn là góp vốn mua chung bức tranh với công ty B).
    Tất
    nhiên, vì việc môi giới là hoạt động kinh doanh nên bên môi giới có
    quyền được hưởng tiền hoa hồng (commission) hay còn gọi là “thù lao môi
    giới” Quyền được hưởng thù lao môi giới của bên môi
    giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới ký hợp đồng với nhau.
    Ví dụ : cũng trường hợp trên, khi ông K và công ty B ký hợp đồng mua
    bán tranh thì kể từ lúc đó, xem như công ty A “có” tiền hoa hồng.
    Một
    điều cần đặc biệt lưu ý là trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được
    môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến
    việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên
    được môi giới.Theo: [You must be registered and logged in to see this link.]Tags: [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.]

      Hôm nay: 2024-11-07, 22:39