(24h) - [You must be registered and logged in to see this link.] Trên trang web của GS Nguyễn Văn Tuấn (hiện công tác tại trường y thuộc ĐH New South Wales - Úc) vừa có bài viết nhận xét về những sai sót trong đề thi ĐH môn tiếng Anh năm nay.
Nhận thấy những góp ý này thật sự có giá trị cho công tác ra đề thi của Bộ GD-ĐT, chúng tôi xin trích dẫn những ý chính từ bài viết của GS Tuấn.
[You must be registered and logged in to see this link.][/url] Tiếng Anh không chuẩn
Những ý kiến của GS Tuấn tập trung chủ yếu vào 2 bài văn trong phần Reading Comprehension (đọc hiểu).
Theo GS Tuấn: “Nếu đọc kỹ, có thể nói hầu như đoạn văn nào cũng có vấn đề và quan trọng hơn là tiếng Anh không chuẩn, thậm chí sai chính tả”. Ông đưa ra rất nhiều dẫn chứng, và đây là một trong những số đó: Cách hành văn thiếu chuẩn mực và rườm rà. Có câu văn phức tạp một cách không cần thiết. Ví dụ như câu “Today, however, Chinese cartoons have an added part to play in spreading knowledge” có cụm từ “an added part to play” mù mờ. Ngay cả cụm từ “To play in spreading knowledge” tuy không sai về văn phạm, nhưng là cách nói không chuẩn tiếng Anh, mà rất ư... Việt Nam. Ngoài ra, chữ however ở đây rất vô duyên, bởi vì nó chẳng có ý nghĩa transition (sự chuyển tiếp - PV) từ đoạn văn trước nào cả.
Có 2 vấn đề trong câu “The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise which is contained”. Thứ nhất, người đọc kỹ sẽ hỏi “the feature” ở đây là feature gì, bởi vì trước đó chưa có nói đến feature nào cả! Ngoài ra, “the element of surprise” là element nào, vì chưa có yếu tố nào được đề cập trước đó. Thứ hai, về nội dung thì lặp lại ý của câu văn trước, tức là không cung cấp thêm thông tin nào cả. Nói tóm lại, câu này có vấn đề về dùng mạo từ và ý nghĩa thì thiếu tính liên tục cũng như không cho thêm thông tin.
Bạn đọc có thể vào địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] để đọc toàn bộ nhận xét của GS Tuấn. [You must be registered and logged in to see this link.]
Không ghi nguồn trích dẫn
Một vấn đề khá nghiêm trọng là đề thi trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng lại không hề có nguồn trích dẫn. Theo tìm hiểu của GS Tuấn, đề thi tiếng Anh tuyển sinh ĐH từ năm 2006 đến nay lúc nào cũng trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng chưa bao giờ ghi rõ nguồn. Trong khi đó, đây lại là một yêu cầu bắt buộc đối với việc ra đề thi ở các nước.
Cả hai bài đọc hiểu trong đề thi tiếng Anh năm nay đều được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng, tất nhiên là có chỉnh sửa, bổ sung nhưng không ghi rõ nguồn (tham khảo 2 địa chỉ sau: [You must be registered and logged in to see this link.] và [You must be registered and logged in to see this link.]
Vấn đề đặt ra ở đây - theo GS Tuấn - là: “Ngay cả cách sao chép cũng không thể hiện tính nghiêm túc (formality) của một đề thi tiếng Anh. Soạn giả hay người sao chép hình như không phân biệt được văn viết và văn nói, mặc dù có dấu hiệu cố gắng thay đổi câu văn. Chẳng hạn như "at last" thì đổi thành "eventually"; "dull" thành "rusted up"; "when I passed an exam" (văn nói); hay như kiểu viết tắt như "you'll" lại không thay đổi (mà điều này lại là điều cấm kỵ trong cách hành văn viết trong thi cử)”.[You must be registered and logged in to see this link.]
Bảng bên cạnh trình bày 2 đề thi, đề bên trái có từ trang web của Ủy ban Giáo dục TP Thiên Tân (Trung Quốc) và có cả trong phần ngân hàng đề thi thử dành cho học sinh lớp 11 ở Trung Quốc. Tuy giống nhau, nhưng đề thi tiếng Anh tuyển sinh ĐH năm 2010 (bên phải) có sửa chữa chút ít (phần gạch nền màu).
các bạn có thể tham khảo thêm về [You must be registered and logged in to see this link.] tại 24h
Nhận thấy những góp ý này thật sự có giá trị cho công tác ra đề thi của Bộ GD-ĐT, chúng tôi xin trích dẫn những ý chính từ bài viết của GS Tuấn.
[You must be registered and logged in to see this link.][/url] Tiếng Anh không chuẩn
Những ý kiến của GS Tuấn tập trung chủ yếu vào 2 bài văn trong phần Reading Comprehension (đọc hiểu).
Theo GS Tuấn: “Nếu đọc kỹ, có thể nói hầu như đoạn văn nào cũng có vấn đề và quan trọng hơn là tiếng Anh không chuẩn, thậm chí sai chính tả”. Ông đưa ra rất nhiều dẫn chứng, và đây là một trong những số đó: Cách hành văn thiếu chuẩn mực và rườm rà. Có câu văn phức tạp một cách không cần thiết. Ví dụ như câu “Today, however, Chinese cartoons have an added part to play in spreading knowledge” có cụm từ “an added part to play” mù mờ. Ngay cả cụm từ “To play in spreading knowledge” tuy không sai về văn phạm, nhưng là cách nói không chuẩn tiếng Anh, mà rất ư... Việt Nam. Ngoài ra, chữ however ở đây rất vô duyên, bởi vì nó chẳng có ý nghĩa transition (sự chuyển tiếp - PV) từ đoạn văn trước nào cả.
Có 2 vấn đề trong câu “The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise which is contained”. Thứ nhất, người đọc kỹ sẽ hỏi “the feature” ở đây là feature gì, bởi vì trước đó chưa có nói đến feature nào cả! Ngoài ra, “the element of surprise” là element nào, vì chưa có yếu tố nào được đề cập trước đó. Thứ hai, về nội dung thì lặp lại ý của câu văn trước, tức là không cung cấp thêm thông tin nào cả. Nói tóm lại, câu này có vấn đề về dùng mạo từ và ý nghĩa thì thiếu tính liên tục cũng như không cho thêm thông tin.
Bạn đọc có thể vào địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] để đọc toàn bộ nhận xét của GS Tuấn. [You must be registered and logged in to see this link.]
Không ghi nguồn trích dẫn
Một vấn đề khá nghiêm trọng là đề thi trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng lại không hề có nguồn trích dẫn. Theo tìm hiểu của GS Tuấn, đề thi tiếng Anh tuyển sinh ĐH từ năm 2006 đến nay lúc nào cũng trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng chưa bao giờ ghi rõ nguồn. Trong khi đó, đây lại là một yêu cầu bắt buộc đối với việc ra đề thi ở các nước.
Cả hai bài đọc hiểu trong đề thi tiếng Anh năm nay đều được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng, tất nhiên là có chỉnh sửa, bổ sung nhưng không ghi rõ nguồn (tham khảo 2 địa chỉ sau: [You must be registered and logged in to see this link.] và [You must be registered and logged in to see this link.]
Vấn đề đặt ra ở đây - theo GS Tuấn - là: “Ngay cả cách sao chép cũng không thể hiện tính nghiêm túc (formality) của một đề thi tiếng Anh. Soạn giả hay người sao chép hình như không phân biệt được văn viết và văn nói, mặc dù có dấu hiệu cố gắng thay đổi câu văn. Chẳng hạn như "at last" thì đổi thành "eventually"; "dull" thành "rusted up"; "when I passed an exam" (văn nói); hay như kiểu viết tắt như "you'll" lại không thay đổi (mà điều này lại là điều cấm kỵ trong cách hành văn viết trong thi cử)”.[You must be registered and logged in to see this link.]
Bảng bên cạnh trình bày 2 đề thi, đề bên trái có từ trang web của Ủy ban Giáo dục TP Thiên Tân (Trung Quốc) và có cả trong phần ngân hàng đề thi thử dành cho học sinh lớp 11 ở Trung Quốc. Tuy giống nhau, nhưng đề thi tiếng Anh tuyển sinh ĐH năm 2010 (bên phải) có sửa chữa chút ít (phần gạch nền màu).
các bạn có thể tham khảo thêm về [You must be registered and logged in to see this link.] tại 24h