10 câu hỏi lớn của khoa học thế kỷ XXI
Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) của Hoa Kỳ vừa công bố danh mục 10 vấn đề chính mà các nhà địa chất học và hành tinh học phải tìm kiếm lời đáp trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI.
Để đạt được mục tiêu này trong một số vấn đề có thể mất hàng thập niên nhưng cũng có thể chỉ mất vài ba năm trong một số vấn đề khác. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu không tìm được lời đáp cho 10 câu hỏi đó, khoa học sẽ bị rơi vào tình cảnh giậm chân tại chỗ.
Danh mục 10 vấn đề đó như sau:
1. Trái đất và các hành tinh khác hình thành ra sao? Hiện nay vẫn đang phổ biến giả thuyết cho rằng, mặt trời và các hành tinh thuộc hệ mặt trời được hình thành khoảng 5 tỷ năm trước, từ một đám bụi mặt trời gồm các chất khí tạo thành mây và các hạt bụi. Đám bụi này tự sụp đổ dưới lực hấp dẫn, đông đặc lại thành mặt trời, các hành tinh và thiên thể khác trong hệ.
Trong khi sụp đổ, đám bụi này đầu tiên hình thành một đĩa tiền - mặt trời, quay nhanh dần ở tâm đĩa. Tại tâm, các hạt va đập nhau mạnh hơn khi bị hút vào nhau, nóng lên đến mức tạo ra phản ứng nhiệt hạch, với áp suất ánh sáng đủ lớn để thổi bay các chất khí nhẹ ra ngoài, để lại các hành tinh đất đá nặng bên trong và các hành tinh khí khổng lồ bên ngoài.
Tuy nhiên, giả thuyết trên lại không giải thích được nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao các hành tinh lại khác nhau đến thế.
2. Điều gì đã xảy trong 500 triệu năm đầu tiên trái đất tồn tại? Theo một giả thuyết đang được phổ biến, trong giai đoạn đó trái đất đã va phải một hành tinh khác và từ đó sinh ra mặt trăng. Lời đáp cho câu hỏi này sẽ giúp hiểu rõ quá trình tiến hoá của hành tinh chúng ta, thí dụ như về việc hình thành không gian và đại dương trên trái đất đã diễn ra như thế nào.
3. Sự sống xuất hiện thế nào? Đây là câu hỏi vào loại hóc búa nhất.
4. Lòng trái đất hoạt động như thế nào và ảnh hưởng như thế nào tới những việc diễn ra trên bề mặt trái đất? Chúng ta đã biết về việc núi lửa phun và quá trình hình thành các ngọn núi. Tuy nhiên, cho tới hôm nay vẫn không nêu rõ được những nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng này và theo dõi tiến trình phát triển của chúng (thí dụ như đánh giá sự khác nhau của chúng thời nay so với những thời đại xa xưa…).
5. Tại sao trên trái đất tồn tại những tầng kiến tạo và các lục địa? Cho tới hôm nay chúng ta vẫn chưa hiểu được: tại sao các lục địa xuất hiện, tại sao chúng vẫn giữ được nguyên vẹn thể trạng của mình trong suốt hàng tỉ năm qua và liệu chúng sẽ thay đổi thế nào trong tương lai?
6. Những quá trình nào trên trái đất phụ thuộc vào vi cấu trúc vật liệu? Hiện nay đã gần như chứng minh được trên thực tế là những quá trình kiến tạo có thể bị quy định bởi kiến trúc nguyên tử của vật liệu đã tạo nên vỏ trái đất. Cần phải hiểu rõ hơn sự phụ thuộc này để hiểu lịch sử trái đất và đưa ra những dự đoán chính xác về tương lai của nó.
7. Những nguyên nhân nào dẫn tới thay đổi khí hậu và liệu khí hậu có thể thay đổi tới đâu?
8. Sự sống ảnh hưởng thế nào tới trái đất và trái đất ảnh hưởng thế nào tới sự sống?
9. Liệu có thể dự báo trước được các trận động đất, các vụ phun núi lửa và hậu quả của chúng? Hiện nay, chúng ta mới chỉ đánh giá được khả năng bắt đầu động đất nhưng không thể nói được địa điểm và thời gian chính xác xảy ra của chúng.
10. Dòng chảy của các chất lỏng ảnh hưởng thế nào tới môi trường sinh thái của con người? Cho tới nay chúng ta vẫn chưa rõ các chất lỏng (như nước chẳng hạn) lưu chuyển thế nào trong lòng đất, hoà tan các chất liệu khác nhau như thế nào và ảnh hưởng thế nào tới các quá trình biến đổi hoá học hay nhiệt độ?
Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) của Hoa Kỳ vừa công bố danh mục 10 vấn đề chính mà các nhà địa chất học và hành tinh học phải tìm kiếm lời đáp trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI.
Để đạt được mục tiêu này trong một số vấn đề có thể mất hàng thập niên nhưng cũng có thể chỉ mất vài ba năm trong một số vấn đề khác. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu không tìm được lời đáp cho 10 câu hỏi đó, khoa học sẽ bị rơi vào tình cảnh giậm chân tại chỗ.
Danh mục 10 vấn đề đó như sau:
1. Trái đất và các hành tinh khác hình thành ra sao? Hiện nay vẫn đang phổ biến giả thuyết cho rằng, mặt trời và các hành tinh thuộc hệ mặt trời được hình thành khoảng 5 tỷ năm trước, từ một đám bụi mặt trời gồm các chất khí tạo thành mây và các hạt bụi. Đám bụi này tự sụp đổ dưới lực hấp dẫn, đông đặc lại thành mặt trời, các hành tinh và thiên thể khác trong hệ.
Trong khi sụp đổ, đám bụi này đầu tiên hình thành một đĩa tiền - mặt trời, quay nhanh dần ở tâm đĩa. Tại tâm, các hạt va đập nhau mạnh hơn khi bị hút vào nhau, nóng lên đến mức tạo ra phản ứng nhiệt hạch, với áp suất ánh sáng đủ lớn để thổi bay các chất khí nhẹ ra ngoài, để lại các hành tinh đất đá nặng bên trong và các hành tinh khí khổng lồ bên ngoài.
Tuy nhiên, giả thuyết trên lại không giải thích được nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao các hành tinh lại khác nhau đến thế.
2. Điều gì đã xảy trong 500 triệu năm đầu tiên trái đất tồn tại? Theo một giả thuyết đang được phổ biến, trong giai đoạn đó trái đất đã va phải một hành tinh khác và từ đó sinh ra mặt trăng. Lời đáp cho câu hỏi này sẽ giúp hiểu rõ quá trình tiến hoá của hành tinh chúng ta, thí dụ như về việc hình thành không gian và đại dương trên trái đất đã diễn ra như thế nào.
3. Sự sống xuất hiện thế nào? Đây là câu hỏi vào loại hóc búa nhất.
4. Lòng trái đất hoạt động như thế nào và ảnh hưởng như thế nào tới những việc diễn ra trên bề mặt trái đất? Chúng ta đã biết về việc núi lửa phun và quá trình hình thành các ngọn núi. Tuy nhiên, cho tới hôm nay vẫn không nêu rõ được những nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng này và theo dõi tiến trình phát triển của chúng (thí dụ như đánh giá sự khác nhau của chúng thời nay so với những thời đại xa xưa…).
5. Tại sao trên trái đất tồn tại những tầng kiến tạo và các lục địa? Cho tới hôm nay chúng ta vẫn chưa hiểu được: tại sao các lục địa xuất hiện, tại sao chúng vẫn giữ được nguyên vẹn thể trạng của mình trong suốt hàng tỉ năm qua và liệu chúng sẽ thay đổi thế nào trong tương lai?
6. Những quá trình nào trên trái đất phụ thuộc vào vi cấu trúc vật liệu? Hiện nay đã gần như chứng minh được trên thực tế là những quá trình kiến tạo có thể bị quy định bởi kiến trúc nguyên tử của vật liệu đã tạo nên vỏ trái đất. Cần phải hiểu rõ hơn sự phụ thuộc này để hiểu lịch sử trái đất và đưa ra những dự đoán chính xác về tương lai của nó.
7. Những nguyên nhân nào dẫn tới thay đổi khí hậu và liệu khí hậu có thể thay đổi tới đâu?
8. Sự sống ảnh hưởng thế nào tới trái đất và trái đất ảnh hưởng thế nào tới sự sống?
9. Liệu có thể dự báo trước được các trận động đất, các vụ phun núi lửa và hậu quả của chúng? Hiện nay, chúng ta mới chỉ đánh giá được khả năng bắt đầu động đất nhưng không thể nói được địa điểm và thời gian chính xác xảy ra của chúng.
10. Dòng chảy của các chất lỏng ảnh hưởng thế nào tới môi trường sinh thái của con người? Cho tới nay chúng ta vẫn chưa rõ các chất lỏng (như nước chẳng hạn) lưu chuyển thế nào trong lòng đất, hoà tan các chất liệu khác nhau như thế nào và ảnh hưởng thế nào tới các quá trình biến đổi hoá học hay nhiệt độ?
nguồn : tin247