DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Đi tìm lời giải về hiện tượng người tự bốc cháy

    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    Đi tìm lời giải về hiện tượng người tự bốc cháy Empty Đi tìm lời giải về hiện tượng người tự bốc cháy

    Bài gửi by Admin 2008-12-18, 04:07

    Đi tìm lời giải về hiện tượng người tự bốc cháy

    Đi tìm lời giải về hiện tượng người tự bốc cháy 24_hientuong551

    Hiện tượng người bị bốc cháy vẫn được coi là một bí ẩn của thiên nhiên.
    Hiện tượng người tự bốc cháy - khoa học gọi là Pyrokinesis - đã được nhân loại nhắc tới từ rất lâu. Những bằng chứng đầu tiên liên quan đến sự kiện này được công bố ngay từ đầu thế kỷ XVIII. Có điều, người ta chưa hiểu rõ nguyên nhân vì sao, một con người có thể bốc cháy có vài giây trong ngọn lửa màu xanh, trước khi trở thành một... đống tro.



    Ban đầu, mọi tội lỗi được đổ cho ma quỉ, trước khi cho rằng người bị cháy đã uống quá nhiều rượu cồn. Một lý giải khác có phần "khoa học" hơn là ruột của những người tự bốc cháy đã sản sinh ra quá nhiều khí metan.
    Thời gian gần đây, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và nhận thức, các chuyên gia đã đưa ra một loạt giả thuyết mới, từ việc quá trình oxy hóa trong cơ thể bị bất ngờ đột biến gấp hàng trăm lần, hay hiện tượng tổng hợp hạt nhân diễn ra một cách tự phát trong các tế bào sống v.v... Một số nhà khoa học còn quả quyết, hiện tượng tự bốc cháy là hậu quả của quá trình điện phân bất ngờ khi nước trong cơ thể bị phân tách ra thành hydro và oxy trước khi bốc cháy.
    Nếu nói về các ví dụ của Pyrokinesis thì nhân loại đã thống kê được rất nhiều. Điển hình như vụ bà cụ Mary Riser tại Mỹ đã bất ngờ bốc cháy cùng với chiếc ghế bà đang ngồi hồi năm 1951. Hiện trường còn lại chỉ là một chiếc cẳng chân còn đi chiếc giày màu đen, trong khi những tờ báo bên cạnh không hề cháy. Điều ngạc nhiên là trên tường và sàn nhà không hề có dấu muội của đám cháy, cũng không có mùi khét của một vụ cháy thông thường.
    Nhưng trường hợp tự cháy đầu tiên được chính thức ghi nhận là vào ngày 5/7/1835. Khi đó, Giáo sư toán James Hamilton ở Trường đại học Tổng hợp thành phố Nesville bỗng cảm thấy đau nhói ở chân trái. Chỉ một giây sau, cái chân này... bùng cháy với ngọn lửa cao tới 10 cm. Tuy nhiên, Hamilton đã kịp dập tắt lửa bằng đôi tay trần của mình.
    Năm 1996, người dân gần một khách sạn ở thành phố Brisben (Australia) bất ngờ nghe thấy tiếng hét khủng khiếp, trước khi một cô gái trên người không một mảnh vải lao ra ngoài. Khi hồi tỉnh, cô gái này kể là đang nghỉ cùng với bạn trai trong khách sạn. Tắm xong, anh ta lên nằm cạnh cô và bất ngờ... bốc cháy rồi biến thành tro chỉ sau vài giây.
    Năm 1974, công dân Mỹ Jack Angel ngủ trong chiếc xe hòm của mình trong một chuyến đi cắm trại. Khi tỉnh dậy, anh ta kinh hoàng nhìn thấy tay phải của mình đã bị... cháy hết. Ngọn lửa còn làm cháy một phần da đáng kể trên lưng Jack, trong khi bộ pyjama của anh ta lại không hề hấn gì. Các bác sĩ pháp y sau đó đã chứng minh được rằng, cánh tay của Jack bị cháy từ trong ra.
    Năm 1998, công dân Madrid Roberto Gonzales, trong khi đang nghe những lời chúc tụng đám cưới của mình, bỗng nhiên bùng cháy và biến thành tro chỉ sau một phút. Thảm kịch này diễn ra ngay trước mắt hàng trăm khách dự đám cưới. Tính ra chỉ trong vòng hai thế kỷ qua, thế giới đã ghi nhận gần 100 trường hợp của hiện tượng Pyrokinesis.
    Theo lý giải của nhà khoa học Stanislav Smirnov, thành viên của Hội địa lý nước Nga, loại năng lượng đốt cháy con người trong các trường hợp Pyrokinesis có dạng hình cầu. Bên trong khối cầu có dung tích nhỏ này lại tập trung một năng lượng rất lớn, có khả năng đốt cháy một cơ thể sống có chứa nhiều nước và có khả năng dẫn điện. Trong khi các đồ vật khác ngay cạnh đó (như quần áo hay tiền bạc) lại không mang tính dẫn điện nên không hề bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, những vật kim loại nằm cách xa người bị cháy (ví dụ như các tay nắm cửa) cũng bị cháy theo. Hiện tượng Pyrokinesis thường xảy ra bất ngờ và cũng bất ngờ chấm dứt.
    Cũng theo Smirnov, trong thời gian từ tháng 11/1988 đến tháng 1/1989, tỉnh Quebec của Canada đã diễn ra một loạt trận động đất. Đó cũng là thời điểm mọi người chứng kiến nhiều quả cầu lửa nhỏ từ dưới đất bay lên. Chúng lơ lửng trên không khí ở độ cao tới vài trăm mét. Trên đường di chuyển, chúng có thể xuyên qua các cây cao chắn đường, để lại trên thân những lỗ thủng. Những quả cầu trên là kết quả của những quá trình kiến tạo đặc biệt nào đó, diễn ra bởi những hoạt động bên trong lòng trái đất. Chúng được đánh giá là “những người anh em” với sét hòn, một loại năng lượng đặc biệt được nảy sinh trong những cơn dông. Những quả cầu lửa loại này đôi khi còn có tác dụng ion hóa không khí, khiến cho chúng trở nên không màu, tức là vô hình trước mắt mọi người. Và khi một người bất hạnh va phải một quả cầu vô hình như vậy, anh ta có thể hoàn toàn cháy thành than.
    “Như vậy, hiện tượng con người bốc cháy có thể hoàn toàn do nguyên nhân từ thiên nhiên, liên quan đến những hoạt động trong lòng trái đất - Smirnov kết luận. Chính vì vậy, việc giải thích hiện tượng này không thể biện minh bởi sự có mặt của các thế lực siêu nhiên hay một phản ứng nhiệt hạch nào đó. Dù không thể tránh được những quả cầu vô hình thoát ra từ lòng đất, con người vẫn có thể cần những kiến thức nhất định để có thể tự giải thoát mình hay cho người khác. Ví dụ như khi chứng kiến một người đang bốc cháy, bạn có thể đẩy nhanh anh ta về hướng khác hay xô anh ta xuống đất. Điều này có thể khiến người bị nạn thoát khỏi vùng ảnh hưởng của quả cầu lửa vô hình”


    nguồn : internet

      Hôm nay: 2024-11-07, 19:35