Đột nhiên, ngọn lửa bùng lên và chỉ trong vài phút ngắn ngủi, nạn nhân cháy tan thành tro, để lại lớp khói mịt mù, muội đen và những phần thân thể còn vương vãi. Đôi khi, sự việc xảy ra quá nhanh đến nỗi những vật thể chung quanh còn chưa kịp bắt nhiệt, thậm chí quần áo nạn nhân vẫn còn vẹn nguyên.
Cho đến nay vẫn chưa có nhà khoa học, nhà nghiên cứu bệnh học hay chuyên viên pháp y nào đưa ra được lời giải thích thỏa đáng. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng chính các thế lực siêu nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người là thủ phạm gây ra những vụ “bốc hỏa” kì bí này.
Tàn tích còn sót lại
Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể những người tự bốc hỏa bị cháy xém và hủy hoại tệ hại hơn nhiều so với các nạn nhân chết cháy thông thường. Ngọn lửa không phân tán đều khắp mà chỉ tập trung đốt cháy ở một vùng nhất định, thường là giữa thân người, sau đó xương tan thành tro. Trong khi đó, những bộ phận ở xa như cánh tay, ngón chân, có thể cả đầu... thậm chí còn được để lại nguyên vẹn.
Chỉ những vật dụng gắn liền với cơ thể nạn nhân may ra mới bắt lửa cháy theo - mà thường thì ngọn lửa không bao giờ lan rộng ra vùng lân cận. Có trường hợp nạn nhân bốc cháy khi đang nằm trên giường nhưng ga đệm vẫn y nguyên, quần áo vẫn không hề xém lửa, mấy thứ đồ dễ cháy nằm cách đó vài phân cũng không hề hấn gì... Tuy nhiên lại có dấu hiệu của sự hủy hoại do sức nóng: nến tan chảy, gương bị rạn nứt...
Tàn tích dễ thấy nhất sau những vụ phát hỏa kiểu này là muội đen và hồ bóng - chúng bám chặt xung quanh tường và trần nhà trong phạm vi bán kính 1 mét.
Những lời giải thích chưa thỏa đáng
Khi chứng kiến những hiện tượng người tự bốc hỏa kinh hoàng đầu tiên, nhân loại có niềm tin rất giản đơn rằng: đó là hiện thân sự trừng phạt của Chúa. Nhưng dần dần khoa học phát triển đã khiến người ta phải nghĩ tới nhiều cách giải thích khác thực tế và hợp lý hơn.
Liệu con người có thể bốc cháy được không? Chắc chắn là có, nhưng bắt buộc phải kèm theo một số điều kiện tác động nhất định từ phía bên ngoài; ví dụ như nhiệt độ cực nóng (ngồi trên lò lửa hoặc trên một thiết bị đang bốc cháy chẳng hạn), hoặc là sử dụng chất xúc tác kích nhiệt (xăng, dầu lửa...). Tuy nhiên ở các trường hợp người tự bốc cháy kì bí, mồi lửa đột nhiên xuất hiện từ chính cơ thể nạn nhân và một phần hoặc toàn bộ cơ thể nhanh chóng tan thành tro bụi chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Vào thế kỉ thứ 17 và 18, hầu hết mọi người tin rằng hiện tượng này là hậu quả của việc nạn nhân lưu trữ trong người một lượng quá lớn bia rượu hoặc chất có nồng độ cồn cao, và chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng khiến cho cơ thể bốc cháy. Tuy vậy kết quả điều tra cho thấy nhiều nạn nhân không hề có thói quen uống bia rượu; hơn nữa với lượng chất cồn lớn tới mức bão hòa thì có lẽ họ đã chết vì ngộ độc chứ chẳng chờ đến khi bốc cháy.
Một cách giải thích khác thì cho rằng: những luồng điện sinh học trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra vụ “chập mạch”. Có nghĩa là, phản ứng dây chuyền của một loại nguyên tử nào đó đã đẩy thân nhiệt lên mức đỉnh điểm, kết hợp với dao động từ tính trái đất để bùng phát thành ngọn lửa.
Tháng 1/1982, nhà nghiên cứu Larry Arnold đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa hiện tượng người bốc cháy và “đường lửa”. Trên lý thuyết, đây là những đường từ lực của trái đất chạy ngang dọc khắp hành tinh; và theo phát hiện của Arnold, các đường này đều chạy qua những nơi xảy ra vụ “phát hỏa” kì bí - trong đó có đường dài hơn 400 dặm, nối liền 5 địa điểm có 10 trường hợp người bốc cháy liên tiếp suốt từ năm 1852 đến 1908.
Một số người khác thì cho rằng hiện tượng này có liên quan tới trạng thái tâm lý siêu nhiên, ví dụ như thần giao cách cảm, lên đồng, ảo giác...
Tuy vậy, những giả thuyết trên mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học vững chắc cũng như chứng cứ xác thực. Cho đến nay, hiện tượng người bốc cháy vẫn là dấu hỏi lớn trong kho tàng bí ẩn về loài người.
Cho đến nay vẫn chưa có nhà khoa học, nhà nghiên cứu bệnh học hay chuyên viên pháp y nào đưa ra được lời giải thích thỏa đáng. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng chính các thế lực siêu nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người là thủ phạm gây ra những vụ “bốc hỏa” kì bí này.
Tàn tích còn sót lại
Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể những người tự bốc hỏa bị cháy xém và hủy hoại tệ hại hơn nhiều so với các nạn nhân chết cháy thông thường. Ngọn lửa không phân tán đều khắp mà chỉ tập trung đốt cháy ở một vùng nhất định, thường là giữa thân người, sau đó xương tan thành tro. Trong khi đó, những bộ phận ở xa như cánh tay, ngón chân, có thể cả đầu... thậm chí còn được để lại nguyên vẹn.
Chỉ những vật dụng gắn liền với cơ thể nạn nhân may ra mới bắt lửa cháy theo - mà thường thì ngọn lửa không bao giờ lan rộng ra vùng lân cận. Có trường hợp nạn nhân bốc cháy khi đang nằm trên giường nhưng ga đệm vẫn y nguyên, quần áo vẫn không hề xém lửa, mấy thứ đồ dễ cháy nằm cách đó vài phân cũng không hề hấn gì... Tuy nhiên lại có dấu hiệu của sự hủy hoại do sức nóng: nến tan chảy, gương bị rạn nứt...
Tàn tích dễ thấy nhất sau những vụ phát hỏa kiểu này là muội đen và hồ bóng - chúng bám chặt xung quanh tường và trần nhà trong phạm vi bán kính 1 mét.
Những lời giải thích chưa thỏa đáng
Khi chứng kiến những hiện tượng người tự bốc hỏa kinh hoàng đầu tiên, nhân loại có niềm tin rất giản đơn rằng: đó là hiện thân sự trừng phạt của Chúa. Nhưng dần dần khoa học phát triển đã khiến người ta phải nghĩ tới nhiều cách giải thích khác thực tế và hợp lý hơn.
Liệu con người có thể bốc cháy được không? Chắc chắn là có, nhưng bắt buộc phải kèm theo một số điều kiện tác động nhất định từ phía bên ngoài; ví dụ như nhiệt độ cực nóng (ngồi trên lò lửa hoặc trên một thiết bị đang bốc cháy chẳng hạn), hoặc là sử dụng chất xúc tác kích nhiệt (xăng, dầu lửa...). Tuy nhiên ở các trường hợp người tự bốc cháy kì bí, mồi lửa đột nhiên xuất hiện từ chính cơ thể nạn nhân và một phần hoặc toàn bộ cơ thể nhanh chóng tan thành tro bụi chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Vào thế kỉ thứ 17 và 18, hầu hết mọi người tin rằng hiện tượng này là hậu quả của việc nạn nhân lưu trữ trong người một lượng quá lớn bia rượu hoặc chất có nồng độ cồn cao, và chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng khiến cho cơ thể bốc cháy. Tuy vậy kết quả điều tra cho thấy nhiều nạn nhân không hề có thói quen uống bia rượu; hơn nữa với lượng chất cồn lớn tới mức bão hòa thì có lẽ họ đã chết vì ngộ độc chứ chẳng chờ đến khi bốc cháy.
Một cách giải thích khác thì cho rằng: những luồng điện sinh học trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra vụ “chập mạch”. Có nghĩa là, phản ứng dây chuyền của một loại nguyên tử nào đó đã đẩy thân nhiệt lên mức đỉnh điểm, kết hợp với dao động từ tính trái đất để bùng phát thành ngọn lửa.
Tháng 1/1982, nhà nghiên cứu Larry Arnold đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa hiện tượng người bốc cháy và “đường lửa”. Trên lý thuyết, đây là những đường từ lực của trái đất chạy ngang dọc khắp hành tinh; và theo phát hiện của Arnold, các đường này đều chạy qua những nơi xảy ra vụ “phát hỏa” kì bí - trong đó có đường dài hơn 400 dặm, nối liền 5 địa điểm có 10 trường hợp người bốc cháy liên tiếp suốt từ năm 1852 đến 1908.
Một số người khác thì cho rằng hiện tượng này có liên quan tới trạng thái tâm lý siêu nhiên, ví dụ như thần giao cách cảm, lên đồng, ảo giác...
Tuy vậy, những giả thuyết trên mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học vững chắc cũng như chứng cứ xác thực. Cho đến nay, hiện tượng người bốc cháy vẫn là dấu hỏi lớn trong kho tàng bí ẩn về loài người.
Theo Abnomality