(Dân trí) - Mặc dù nằm ngay sát đường Hồ Chí Minh nhưng nhiều năm nay hàng trăm người dân ở xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) vẫn phải đu dây cáp vượt sông Pô Kô để sang vùng sản xuất thuộc tiểu khu 154, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi.
Ngược lại, hàng ngày 24 hộ dân (khoảng 100 khẩu) ở tiểu khu 154 cũng phải “làm xiếc” như thế trên sợi dây cáp cách mặt nước 20m, dài 150m, mới sang được đường Hồ Chí Minh để đi chợ, đến trường...
Hàng ngày, em phải vác theo ròng rọc nặng 2kg để đu đến trường.
Ông Trần Khắc Chín, ở Tiểu khu 154 cho biết: Những năm trước dòng sông Pô Kô còn hẹp nên bà con qua lại bằng đò, tuy nhiên do mưa gió, lũ lụt nên nước sông chảy mạnh cuồn cuộn, sạt lở 2 bên bờ cao thẳng đứng lên đến hàng chục mét nên không thể đi đò và leo lên bờ được.
Năm 2007, 24 hộ dân trong thôn đã nghĩ ra cách vượt sông bằng dây và góp tiền để mua dây cáp đu qua sông và tất cả người dân trong làng từ già đến trẻ con đều phải vượt sông bằng cách đu dây.
Chơi vơi giữa dòng sông.
Những năm gần đây, khi củ mì lên giá một số bà con trong làng cũng mua được xe máy nhưng không làm sao có thể mang về nhà nên đành gửi lại nhà người quen bên đường Hồ Chí Minh.
Được biết, hiện nay Nhà nước đang đầu tư xây dựng một cây cầu bắc qua sông Pô Kô khu vực thuộc làng Đăk Giá 1, xã Đăk Ang với tổng kinh phí 20 tỷ đồng.
Tuy nhiên cây cầu này lại cách làng khoảng hơn 6 km đi bộ đường rừng, vì thế khi cây cầu được xây xong nếu người dân muốn sang đường Hồ Chí Minh đoạn trước mặt làng phải đi bộ 6 km ra đến cầu và đi ngược lại khoảng hơn 6 km nữa là 12 km, trong khi đường chim bay chưa đầy nửa cây số.
Thay vì đi quãng đường 12km, nhiều người chọn con đường này.
Vì vậy, khi cây cầu xây xong, nhiều người dân ở đây vẫn sẽ “làm xiếc” để qua sông như thế.
Chính vì bằng cách “làm xiếc” mới qua được sông, nên tính mạng của gần 100 người dân ở tiểu khu 154 và những người ở phía bên kia sông đi làm rẫy luôn bị rình rập. Theo những người dân ở đây, đã xảy ra nhiều trường hợp người dân bị thương nặng do bị đứt dây hoặc sẩy tay.
Mới đây nhất, một vụ tai nạn do “làm xiếc” qua sông đã xảy ra với ông A Phin (Phó trưởng Công an xã Đắk Ang) và đứa con nhỏ của mình. Trên đường đi làm rẫy về, A Phin cõng theo con nhỏ vượt sông. Khi đu đến giữa dòng, ròng rọc bất ngờ nứt bể làm cả hai cha con rơi xuống
sông.
Dù không ít tai nạn đã xảy ra do đứt dây, nứt ròng rọc.
Cái ròng rọc đập mạnh vào đầu khiến A Phin ngất xỉu, còn đứa con nhỏ trôi theo dòng nước sông Pô Kô xiết. Nhưng rất may cả hai cha con ông A Phin đã được người dân phát hiện, cứu vớt kịp thời. Đứa con nhỏ chỉ bị gãy tay, còn A Phin bị vỡ đầu và phải nằm viện nhiều ngày liền...
Chủ tịch UBND xã Đắk Nông, Xiêng Thanh Tý cho biết thêm: Trong cơn bão số 9/2010, toàn bộ hệ thống cầu treo mắc dọc theo sông Pô Kô đều bị nước lũ cuốn trôi. Vì thế, không chỉ tại tiểu khu 154 mà còn nhiều điểm khác dọc sông Pô Kô, người dân cũng qua sông như thế.
“Do kinh phí hạn hẹp nên chính quyền xã và huyện cũng đành “bó tay”, vì thế hiện nay địa phương rất cần sự chung tay, giúp sức của các cấp, các ngành và các nhà hảo tâm trên cả nước để các cháu học sinh dễ dàng được đến trường...”, ông Xiêng Thanh Tý nói.
Ngược lại, hàng ngày 24 hộ dân (khoảng 100 khẩu) ở tiểu khu 154 cũng phải “làm xiếc” như thế trên sợi dây cáp cách mặt nước 20m, dài 150m, mới sang được đường Hồ Chí Minh để đi chợ, đến trường...
Hàng ngày, em phải vác theo ròng rọc nặng 2kg để đu đến trường.
Em Trần Văn Bằng, học lớp 3 cho biết: Hàng ngày khi đến trường ngoài việc mang theo sách vở, em phải vác theo ròng rọc trên vai nặng khoảng 2 kg để đến trường.
Ông Trần Khắc Chín, ở Tiểu khu 154 cho biết: Những năm trước dòng sông Pô Kô còn hẹp nên bà con qua lại bằng đò, tuy nhiên do mưa gió, lũ lụt nên nước sông chảy mạnh cuồn cuộn, sạt lở 2 bên bờ cao thẳng đứng lên đến hàng chục mét nên không thể đi đò và leo lên bờ được.
Năm 2007, 24 hộ dân trong thôn đã nghĩ ra cách vượt sông bằng dây và góp tiền để mua dây cáp đu qua sông và tất cả người dân trong làng từ già đến trẻ con đều phải vượt sông bằng cách đu dây.
Chơi vơi giữa dòng sông.
Những năm gần đây, khi củ mì lên giá một số bà con trong làng cũng mua được xe máy nhưng không làm sao có thể mang về nhà nên đành gửi lại nhà người quen bên đường Hồ Chí Minh.
Được biết, hiện nay Nhà nước đang đầu tư xây dựng một cây cầu bắc qua sông Pô Kô khu vực thuộc làng Đăk Giá 1, xã Đăk Ang với tổng kinh phí 20 tỷ đồng.
Tuy nhiên cây cầu này lại cách làng khoảng hơn 6 km đi bộ đường rừng, vì thế khi cây cầu được xây xong nếu người dân muốn sang đường Hồ Chí Minh đoạn trước mặt làng phải đi bộ 6 km ra đến cầu và đi ngược lại khoảng hơn 6 km nữa là 12 km, trong khi đường chim bay chưa đầy nửa cây số.
Thay vì đi quãng đường 12km, nhiều người chọn con đường này.
Vì vậy, khi cây cầu xây xong, nhiều người dân ở đây vẫn sẽ “làm xiếc” để qua sông như thế.
Chính vì bằng cách “làm xiếc” mới qua được sông, nên tính mạng của gần 100 người dân ở tiểu khu 154 và những người ở phía bên kia sông đi làm rẫy luôn bị rình rập. Theo những người dân ở đây, đã xảy ra nhiều trường hợp người dân bị thương nặng do bị đứt dây hoặc sẩy tay.
Mới đây nhất, một vụ tai nạn do “làm xiếc” qua sông đã xảy ra với ông A Phin (Phó trưởng Công an xã Đắk Ang) và đứa con nhỏ của mình. Trên đường đi làm rẫy về, A Phin cõng theo con nhỏ vượt sông. Khi đu đến giữa dòng, ròng rọc bất ngờ nứt bể làm cả hai cha con rơi xuống
sông.
Dù không ít tai nạn đã xảy ra do đứt dây, nứt ròng rọc.
Cái ròng rọc đập mạnh vào đầu khiến A Phin ngất xỉu, còn đứa con nhỏ trôi theo dòng nước sông Pô Kô xiết. Nhưng rất may cả hai cha con ông A Phin đã được người dân phát hiện, cứu vớt kịp thời. Đứa con nhỏ chỉ bị gãy tay, còn A Phin bị vỡ đầu và phải nằm viện nhiều ngày liền...
Chủ tịch UBND xã Đắk Nông, Xiêng Thanh Tý cho biết thêm: Trong cơn bão số 9/2010, toàn bộ hệ thống cầu treo mắc dọc theo sông Pô Kô đều bị nước lũ cuốn trôi. Vì thế, không chỉ tại tiểu khu 154 mà còn nhiều điểm khác dọc sông Pô Kô, người dân cũng qua sông như thế.
“Do kinh phí hạn hẹp nên chính quyền xã và huyện cũng đành “bó tay”, vì thế hiện nay địa phương rất cần sự chung tay, giúp sức của các cấp, các ngành và các nhà hảo tâm trên cả nước để các cháu học sinh dễ dàng được đến trường...”, ông Xiêng Thanh Tý nói.
Đắc Vinh