Trong quá trình làm việc có rất nhiều quy tắc và cung cách
ứng xử giữa đồng nghiệp và cấp trên mà bạn phải tự mình nhận ra và có
kinh nghiệm riêng cho bản thân.
1. Mới làm việc, lương bổng
không quan trọng, sự nỗ lực làm việc sẽ được đáp lại bằng chế độ đãi ngộ
thích đáng
Với nhân viên
mới, công ty thường cho họ biết rằng tiền lương được trả hiệu suất và sự
chăm chỉ làm việc của họ, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên tin tưởng
vào điều này. Với người mới vào làm, tiền lương là toàn bộ những gì họ
có, nếu mức lương cơ bản quá thấp thì mức lương được tăng sau này cũng
sẽ hạn hẹp.
Ví dụ, mức lương cơ bản khi
mới vào làm của bạn là 3 triệu đồng, năm thứ hai lương được tăng lên
20%( rất ít người được tăng ) tức là 3 triệu 6, đồng nghiệp vào cùng
thời gian với bạn nhưng mức lương cơ bản là 3 triệu rưỡi thì năm thứ hai
lương tăng lên 10%( mức tăng thông thường ) mức lượng của họ là 3 triệu
8 trăm năm mươi. Bạn đã thấy sự khác biệt chưa?
2. Người ở
bộ phận nhân sự không phải là đối tượng tâm sự
Bạn cần biết rằng, bộ phận nhân sự không phải
là đối tượng tâm sự của bạn, nhiệm vụ của họ là giúp đỡ nhân viên, bảo
vệ lợi ích công ty. Thậm chí có người còn nói với họ suy nghĩ và thái độ
của mình về sếp và đồng nghiệp. Nếu bạn thực sự không yêu thích nội
dung công việc hay không biết cách cư xử với cấp trên cũng đừng nên tìm
người ở bộ phận nhân sự để than phiền mà hãy trực tiếp tìm gặp và nói
chuyện với sếp. Có thể họ sẽ tỏ ra động tình với bạn nhưng sau đó sẽ
phản ánh lại với sếp và thông thường cấp trên không thể tha thứ cho
trường hợp này của bạn.
3. Năng
lực không phải là đai an toàn của bạn
Khi tuyển dụng nhân viên, công ty rất chú trọng
đến năng lực của bạn và cổ vũ bạn phát huy bạn chủ động thể hiện năng
lực của mình. Vì vậy, những nhân viên mới vào thường có tâm lí muốn thể
hiện tài năng của mình với đồng nghiệp và cấp trên. Nhưng bạn cần chú ý
là công ty và lãnh đạo muốn thấy được sự trung thành và chân thực của
bạn chứ không phải chỉ là năng lực.
Khi mới vào làm hoặc được
chuyển đến một vị trí mới, không nên tự cho mình là thông minh hơn
người, điều thiết yếu là bạn cần làm quen với môi trường đồng nghiệp và
cấp trên mới, cần biết khiêm tốn và thể hiện năng lực của mình khi quan
trọng có như vậy đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn.
4. Phiếu
thanh toán là công cụ khảo thí của công ty
Nói đến vấn đề này có thể bạn cho là thừa,
nhưng thực tế đã cho thấy phiếu thanh toán sau mỗi chuyến công tác hay
chi phí cho công việc chính là bản trắc nghiệm hiệu quả đánh giá sự
trung thực và cho biết bạn làm việc có vì lợi ích công ty hay không.
5. Tiết
lộ chuyện riêng tư khi làm việc là rất nguy hiểm
Nhịp độ làm việc căng thẳng hiện nay khiến thời
gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp thậm chí còn nhiều hơn với gia
đình và người thân, tình trạng này khiến bạn đôi khi không phân biệt rõ
ràng tình cảm với đồng nghiệp bởi họ có thể là người chia sẻ các vấn đề
khó khăn về kinh tế, con cái, gia đình với bạn, tuy nhiên bạn cần biết
rằng, công việc là công việc, sự tin tưởng đồng nghiệp quá mức có thể sẽ
ảnh hưởng đến vị trí công việc và sự thăng tiến của bạn.
6. Nếu
bạn đối nghịch với sếp, hãy chuẩn bị tìm một công việc mới
Trong công ty, có đồng nghiệp thích bạn, nếu
không có sự cổ vũ khích lệ của chàng bạn sẽ khó có cơ hội thăng tiến
thậm chí mất đi công việc, và chàng chính là sếp của bạn.
Cho dù bạn không hài lòng về
người sếp không thông minh và thiếu năng lực của mình, nhưng để có được
vị trí như hiện tại chắc chắc anh ta có khả năng về phương diện nào dó,
và nếu bạn có mâu thuẫn với công ty thì hãy nhớ rằng công ty sẽ đứng về
phía sếp của bạn. Vì vậy cho dù sếp của bạn có ra sao nếu bạn muốn tiếp
tục làm việc thì bạn cần phối hợp với sếp, đó cũng là cơ hội để bạn
thăng tiến.
7. Dùng
hòm thư công ty để làm việc riêng
Nếu bạn sử dụng hòm thư công ty để làm việc riêng và bị sếp biết
được, điều này thật tệ hại. Nhiều người không hề biết rằng công ty hoặc
sếp có thể đọc được thư của bạn và thường thì công ty sẽ không cho bạn
bất cứ cảnh cáo, vì vậy bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng email vào việc
riêng hay dùng chúng để bàn tán về cấp trên hay chính sách của công ty.
- Khi dùng hòm thư của công
ty hãy tưởng tượng đang có người xem bức thư này.
- Thư điện tử sẽ luôn được
giữ trong bộ phận máy phục vụ của công ty cho dù bạn đã xóa nó hay chưa.
- Suy nghĩ thận trọng trước
khi gửi thư bởi đôi khi những bức thư có nhắc đến các vấn đề nhạy cảm
của công ty sẽ là bằng chứng bất lợi cho bạn sau này.
8. Công
ty sẽ tăng lương nếu bạn làm việc chăm chỉ? Đương nhiên là không trừ phi
bạn có ý kiến!
Đây là vấn
đề mà công ty và nhân viên thường khó có tiếng nói chung, bởi rất nhiều
người không thỏa mãn với mức lương hiện tại của mình. Vậy nên giải quyết
vấn đề này như thế nào? Đợi công ty tăng lương cho bạn, rất có thể
nhưng mức độ tăng thường kém xa con số bạn mong muốn.
Nếu muốn tăng lương, trước
hết bạn cần nắm rõ giá trị của bản thân và đứng ở góc độ của công ty để
nhận định về vấn đề này, nếu công ty cho rằng bạn chưa đáp ứng được yêu
cầu thì tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định này. Điều bạn cần làm:
- Chứng minh giá trị của
mình
- Nêu yêu cầu tăng lương
- Không nên tăng áp lực cho
cấp trên
- Không nên trách móc cho dù
kết quả không như bạn mong đợi. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục công việc
hiện tại, hãy cố gắng cho cơ hội lần sau.
9. Đã yêu
cầu tăng lương, vậy thăng chức thì sao? Đương nhiên là không, hãy cẩn
thận với phát ngôn của mình
Có
thể yêu cầu tăng lương là điều không quá đáng nhưng với yêu cầu thăng
cấp thì bạn hãy liệu chừng. Sự thăng chức không phải là điều bạn muốn là
được mà cần trải qua quá trình suy xét cẩn trọng từ cấp trên.
Nếu sếp cảm thấy bạn chưa đủ
khả năng để quản lí lãnh đạo người khác thì yêu cầu của bạn sẽ gây mất
thiện cảm với sếp và bạn dễ bị cho là người coi lợi ích cá nhân quan
trọng hơn lợi ích chung của công ty.
Yếu tố quyết định sự thăng
tiến ngoài năng lực nghiệp vụ, thành tích còn bao gồm nhiều yếu tố khác
như khả năng lãnh đạo, tổ chức, sự trung thành với công ty và khả năng
thuyết phục người khác. Dĩ nhiên không phải là bạn ngồi đợi để được sếp
đề bạt, mà hãy chủ động tiếp nhận những công việc quan trọng, nắm vững
cơ hội thể hiện khả năng của mình.
10. Nếu
thay đổi cấp trên, hãy phối hợp với họ
Sự biến động nhân sự giữa các cấp lãnh đạo là
điều thường gặp trong mỗi công ty do đó bạn cần sẵn sàng để tiếp nhận
người cấp trên mới của mình, đặc biệt là khi quan hệ của bạn với người
sếp cũ khá tốt.
Thông thường nhân viên luôn
mong muốn người sếp mới sẽ thích ứng với phương thức làm việc vốn có của
bộ phận, nhưng điều này rất khó xảy ra, bởi họ thường tiến hành thay
đổi cách làm việc trước kia phù hợp với yêu cầu của mình. Trong tình
huống này bạn cần phối hợp tích cực với sếp, nếu có ý kiến hãy đưa ra
trong thời điểm thích hợp, như vậy bạn đã tạo được ấn tượng tốt với sếp.
Là người mới có những chỗ sếp chưa hoàn toàn nắm bắt được tình hình
trong bộ phận, hãy trả lời trung thực khi được sếp hỏi, không nên đưa ra
ý kiến riêng của hình hay mặt trái thông tin, bạn cần để sếp tự đưa ra
quyết định thông qua thực tế. Rất có thể đây là cái bẫy kiểm tra sự
trung thực và ý kiến thật của bạn về đồng nghiệp và tình hình công ty.
TheoRL
ứng xử giữa đồng nghiệp và cấp trên mà bạn phải tự mình nhận ra và có
kinh nghiệm riêng cho bản thân.
1. Mới làm việc, lương bổng
không quan trọng, sự nỗ lực làm việc sẽ được đáp lại bằng chế độ đãi ngộ
thích đáng
Với nhân viên
mới, công ty thường cho họ biết rằng tiền lương được trả hiệu suất và sự
chăm chỉ làm việc của họ, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên tin tưởng
vào điều này. Với người mới vào làm, tiền lương là toàn bộ những gì họ
có, nếu mức lương cơ bản quá thấp thì mức lương được tăng sau này cũng
sẽ hạn hẹp.
Ví dụ, mức lương cơ bản khi
mới vào làm của bạn là 3 triệu đồng, năm thứ hai lương được tăng lên
20%( rất ít người được tăng ) tức là 3 triệu 6, đồng nghiệp vào cùng
thời gian với bạn nhưng mức lương cơ bản là 3 triệu rưỡi thì năm thứ hai
lương tăng lên 10%( mức tăng thông thường ) mức lượng của họ là 3 triệu
8 trăm năm mươi. Bạn đã thấy sự khác biệt chưa?
2. Người ở
bộ phận nhân sự không phải là đối tượng tâm sự
Bạn cần biết rằng, bộ phận nhân sự không phải
là đối tượng tâm sự của bạn, nhiệm vụ của họ là giúp đỡ nhân viên, bảo
vệ lợi ích công ty. Thậm chí có người còn nói với họ suy nghĩ và thái độ
của mình về sếp và đồng nghiệp. Nếu bạn thực sự không yêu thích nội
dung công việc hay không biết cách cư xử với cấp trên cũng đừng nên tìm
người ở bộ phận nhân sự để than phiền mà hãy trực tiếp tìm gặp và nói
chuyện với sếp. Có thể họ sẽ tỏ ra động tình với bạn nhưng sau đó sẽ
phản ánh lại với sếp và thông thường cấp trên không thể tha thứ cho
trường hợp này của bạn.
3. Năng
lực không phải là đai an toàn của bạn
Khi tuyển dụng nhân viên, công ty rất chú trọng
đến năng lực của bạn và cổ vũ bạn phát huy bạn chủ động thể hiện năng
lực của mình. Vì vậy, những nhân viên mới vào thường có tâm lí muốn thể
hiện tài năng của mình với đồng nghiệp và cấp trên. Nhưng bạn cần chú ý
là công ty và lãnh đạo muốn thấy được sự trung thành và chân thực của
bạn chứ không phải chỉ là năng lực.
Khi mới vào làm hoặc được
chuyển đến một vị trí mới, không nên tự cho mình là thông minh hơn
người, điều thiết yếu là bạn cần làm quen với môi trường đồng nghiệp và
cấp trên mới, cần biết khiêm tốn và thể hiện năng lực của mình khi quan
trọng có như vậy đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn.
4. Phiếu
thanh toán là công cụ khảo thí của công ty
Nói đến vấn đề này có thể bạn cho là thừa,
nhưng thực tế đã cho thấy phiếu thanh toán sau mỗi chuyến công tác hay
chi phí cho công việc chính là bản trắc nghiệm hiệu quả đánh giá sự
trung thực và cho biết bạn làm việc có vì lợi ích công ty hay không.
5. Tiết
lộ chuyện riêng tư khi làm việc là rất nguy hiểm
Nhịp độ làm việc căng thẳng hiện nay khiến thời
gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp thậm chí còn nhiều hơn với gia
đình và người thân, tình trạng này khiến bạn đôi khi không phân biệt rõ
ràng tình cảm với đồng nghiệp bởi họ có thể là người chia sẻ các vấn đề
khó khăn về kinh tế, con cái, gia đình với bạn, tuy nhiên bạn cần biết
rằng, công việc là công việc, sự tin tưởng đồng nghiệp quá mức có thể sẽ
ảnh hưởng đến vị trí công việc và sự thăng tiến của bạn.
6. Nếu
bạn đối nghịch với sếp, hãy chuẩn bị tìm một công việc mới
Trong công ty, có đồng nghiệp thích bạn, nếu
không có sự cổ vũ khích lệ của chàng bạn sẽ khó có cơ hội thăng tiến
thậm chí mất đi công việc, và chàng chính là sếp của bạn.
Cho dù bạn không hài lòng về
người sếp không thông minh và thiếu năng lực của mình, nhưng để có được
vị trí như hiện tại chắc chắc anh ta có khả năng về phương diện nào dó,
và nếu bạn có mâu thuẫn với công ty thì hãy nhớ rằng công ty sẽ đứng về
phía sếp của bạn. Vì vậy cho dù sếp của bạn có ra sao nếu bạn muốn tiếp
tục làm việc thì bạn cần phối hợp với sếp, đó cũng là cơ hội để bạn
thăng tiến.
7. Dùng
hòm thư công ty để làm việc riêng
Nếu bạn sử dụng hòm thư công ty để làm việc riêng và bị sếp biết
được, điều này thật tệ hại. Nhiều người không hề biết rằng công ty hoặc
sếp có thể đọc được thư của bạn và thường thì công ty sẽ không cho bạn
bất cứ cảnh cáo, vì vậy bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng email vào việc
riêng hay dùng chúng để bàn tán về cấp trên hay chính sách của công ty.
- Khi dùng hòm thư của công
ty hãy tưởng tượng đang có người xem bức thư này.
- Thư điện tử sẽ luôn được
giữ trong bộ phận máy phục vụ của công ty cho dù bạn đã xóa nó hay chưa.
- Suy nghĩ thận trọng trước
khi gửi thư bởi đôi khi những bức thư có nhắc đến các vấn đề nhạy cảm
của công ty sẽ là bằng chứng bất lợi cho bạn sau này.
8. Công
ty sẽ tăng lương nếu bạn làm việc chăm chỉ? Đương nhiên là không trừ phi
bạn có ý kiến!
Đây là vấn
đề mà công ty và nhân viên thường khó có tiếng nói chung, bởi rất nhiều
người không thỏa mãn với mức lương hiện tại của mình. Vậy nên giải quyết
vấn đề này như thế nào? Đợi công ty tăng lương cho bạn, rất có thể
nhưng mức độ tăng thường kém xa con số bạn mong muốn.
Nếu muốn tăng lương, trước
hết bạn cần nắm rõ giá trị của bản thân và đứng ở góc độ của công ty để
nhận định về vấn đề này, nếu công ty cho rằng bạn chưa đáp ứng được yêu
cầu thì tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định này. Điều bạn cần làm:
- Chứng minh giá trị của
mình
- Nêu yêu cầu tăng lương
- Không nên tăng áp lực cho
cấp trên
- Không nên trách móc cho dù
kết quả không như bạn mong đợi. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục công việc
hiện tại, hãy cố gắng cho cơ hội lần sau.
9. Đã yêu
cầu tăng lương, vậy thăng chức thì sao? Đương nhiên là không, hãy cẩn
thận với phát ngôn của mình
Có
thể yêu cầu tăng lương là điều không quá đáng nhưng với yêu cầu thăng
cấp thì bạn hãy liệu chừng. Sự thăng chức không phải là điều bạn muốn là
được mà cần trải qua quá trình suy xét cẩn trọng từ cấp trên.
Nếu sếp cảm thấy bạn chưa đủ
khả năng để quản lí lãnh đạo người khác thì yêu cầu của bạn sẽ gây mất
thiện cảm với sếp và bạn dễ bị cho là người coi lợi ích cá nhân quan
trọng hơn lợi ích chung của công ty.
Yếu tố quyết định sự thăng
tiến ngoài năng lực nghiệp vụ, thành tích còn bao gồm nhiều yếu tố khác
như khả năng lãnh đạo, tổ chức, sự trung thành với công ty và khả năng
thuyết phục người khác. Dĩ nhiên không phải là bạn ngồi đợi để được sếp
đề bạt, mà hãy chủ động tiếp nhận những công việc quan trọng, nắm vững
cơ hội thể hiện khả năng của mình.
10. Nếu
thay đổi cấp trên, hãy phối hợp với họ
Sự biến động nhân sự giữa các cấp lãnh đạo là
điều thường gặp trong mỗi công ty do đó bạn cần sẵn sàng để tiếp nhận
người cấp trên mới của mình, đặc biệt là khi quan hệ của bạn với người
sếp cũ khá tốt.
Thông thường nhân viên luôn
mong muốn người sếp mới sẽ thích ứng với phương thức làm việc vốn có của
bộ phận, nhưng điều này rất khó xảy ra, bởi họ thường tiến hành thay
đổi cách làm việc trước kia phù hợp với yêu cầu của mình. Trong tình
huống này bạn cần phối hợp tích cực với sếp, nếu có ý kiến hãy đưa ra
trong thời điểm thích hợp, như vậy bạn đã tạo được ấn tượng tốt với sếp.
Là người mới có những chỗ sếp chưa hoàn toàn nắm bắt được tình hình
trong bộ phận, hãy trả lời trung thực khi được sếp hỏi, không nên đưa ra
ý kiến riêng của hình hay mặt trái thông tin, bạn cần để sếp tự đưa ra
quyết định thông qua thực tế. Rất có thể đây là cái bẫy kiểm tra sự
trung thực và ý kiến thật của bạn về đồng nghiệp và tình hình công ty.
TheoRL