Nếu xác định mục tiêu cũng như định hướng nhảy việc đúng
đắn, bạn sẽ nhanh chóng rút ngắn con đường đi đến với thành công. Nhưng
nếu “nhảy sai việc” bạn sẽ tự “hạ cánh” cho sự nghiệp của mình vào nơi
tồi tệ nhất.
Nếu có ý
định nhảy việc, nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo giữ đúng chuyên môn
Trên thực tế, nhiều
người thường xuyên nhảy việc, không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay
đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: lúc thì làm trong bộ phận bán
hàng, khi lại làm về tư vấn dịch vụ hoặc về hành chính…Vì họ cho rằng,
làm như vậy họ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoặc “đa di năng”
về năng lực nghề nghiệp. Các làm này chỉ khiến họ phải “nhảy việc” nhiều
lần mà thôi.
Cách tốt nhất nên
trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề
nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi
trong chuyên nghành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến
trong công việc.
2. Đừng nhảy việc chỉ đơn thuần do lương thấp
Dù cho bạn đang phải
đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc, bạn nên cân
nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn
thuần chỉ xem xét mức lương. Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo
bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và
thường xuyên phải nhảy việc.
Ngoài tiền lương, bạn
nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội phát triển, môi
trường làm việc…Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của
bạn trong tương lai.
3. Không nên nhảy việc vì bất mãn, đố kỵ cá
nhân
Bất kỳ doanh nghiệp
nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, do vậy, dù có đi đến đâu,
bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.
Nhiều người chỉ vì lý
do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công
ty…mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình
cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc? Nếu chỉ
do một số nguyên nhân khách quan như vậy mà đã không ngại ngần nhảy
việc chỉ chứng tỏ khả năng thích ứng của họ kém cỏi, họ chỉ còn cách
trốn tránh mà thôi.
Cách tốt nhất là nên
đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó
cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của
bạn.
4. Thời gian nhảy việc tốt nhất sau ba năm
trở lên
Ít nhất cần thử sức
với công việc khoảng 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng
tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng
và cả năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa, CV của bạn sẽ bớt “khó coi” hơn.
5. Trường hợp nên nhảy việc: không có không
gian phát triển, nâng cao kỹ năng, công ty đang trên bờ vực phá sản
Khi thực sự nhận thấy
những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra, bạn cũng nên chủ động đề nghị
thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển,
không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc
hậu, đứng trên bờ vực phá sản.
Đối mặt trước những
vấn đề nhạy cảm này, nhảy việc là quyết định sáng suốt, chứng tỏ khả
năng “liệu việc như thần” của bạn.
Phạm Hằng
Theo
XHN
đắn, bạn sẽ nhanh chóng rút ngắn con đường đi đến với thành công. Nhưng
nếu “nhảy sai việc” bạn sẽ tự “hạ cánh” cho sự nghiệp của mình vào nơi
tồi tệ nhất.
Nếu có ý
định nhảy việc, nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo giữ đúng chuyên môn
Trên thực tế, nhiều
người thường xuyên nhảy việc, không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay
đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: lúc thì làm trong bộ phận bán
hàng, khi lại làm về tư vấn dịch vụ hoặc về hành chính…Vì họ cho rằng,
làm như vậy họ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoặc “đa di năng”
về năng lực nghề nghiệp. Các làm này chỉ khiến họ phải “nhảy việc” nhiều
lần mà thôi.
Cách tốt nhất nên
trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề
nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi
trong chuyên nghành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến
trong công việc.
2. Đừng nhảy việc chỉ đơn thuần do lương thấp
Dù cho bạn đang phải
đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc, bạn nên cân
nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn
thuần chỉ xem xét mức lương. Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo
bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và
thường xuyên phải nhảy việc.
Ngoài tiền lương, bạn
nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội phát triển, môi
trường làm việc…Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của
bạn trong tương lai.
3. Không nên nhảy việc vì bất mãn, đố kỵ cá
nhân
Bất kỳ doanh nghiệp
nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, do vậy, dù có đi đến đâu,
bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.
Nhiều người chỉ vì lý
do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công
ty…mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình
cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc? Nếu chỉ
do một số nguyên nhân khách quan như vậy mà đã không ngại ngần nhảy
việc chỉ chứng tỏ khả năng thích ứng của họ kém cỏi, họ chỉ còn cách
trốn tránh mà thôi.
Cách tốt nhất là nên
đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó
cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của
bạn.
4. Thời gian nhảy việc tốt nhất sau ba năm
trở lên
Ít nhất cần thử sức
với công việc khoảng 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng
tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng
và cả năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa, CV của bạn sẽ bớt “khó coi” hơn.
5. Trường hợp nên nhảy việc: không có không
gian phát triển, nâng cao kỹ năng, công ty đang trên bờ vực phá sản
Khi thực sự nhận thấy
những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra, bạn cũng nên chủ động đề nghị
thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển,
không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc
hậu, đứng trên bờ vực phá sản.
Đối mặt trước những
vấn đề nhạy cảm này, nhảy việc là quyết định sáng suốt, chứng tỏ khả
năng “liệu việc như thần” của bạn.
Phạm Hằng
Theo
XHN