TT - Ngẫu nhiên mà ba nữ sinh những vùng quê nông thôn nghèo khó ở Lâm
Đồng cùng đam mê khoa học. Những nghiên cứu chưa phải phát hiện gì mới,
lớn lao, cũng không quá dày công mà đơn thuần xuất phát ngay trên chính
khu vườn nhà.
Từ những nghiên cứu đậm chất học trò ấy, có hai đề tài
từ ruộng vườn quê mình sẽ đại diện cho học sinh VN cùng tham dự Hội thi
học sinh nghiên cứu khoa học Intel Isef 2010, sẽ diễn ra tại Mỹ từ ngày 9
đến 14-5.
Rác cũng có thể thành phân bón
Mọi việc bắt đầu từ một buổi lao động, nhiều bạn ở rất
xa cồng kềnh chở những bao phân chuồng đến bón cây xanh trong trường.
Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu Trần Kim Thanh Vũ (lớp 11B1 Trường
THPT Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) khi nhìn thấy lá cây rụng đầy sân trường:
“Cần gì phải đưa phân chuồng từ gia đình đến trường vừa mệt vừa ô nhiễm.
Sao không thể phân hủy lá cây thành phân bón?”.
Trong khi đó, cô bạn Đinh Thị Thu Hà, lớp 11B2 cùng
trường với Vũ, đi làm vườn thấy thân cây chuối phân hủy và có nhiều giun
đất, Hà nghĩ “phải chăng giun đất phân hủy thân cây chuối được?”.
Vô tình hai ý tưởng gặp nhau và đề tài “Phân hủy rác
thải hữu cơ từ hộ gia đình và trường học theo phương pháp lên men kết
hợp với nuôi trùn quế” của hai bạn ra đời.
Học sinh vùng quê nghiên cứu khoa học chưa quen, cơ sở
vật chất của trường cũng vô cùng thiếu thốn. Hai bạn tình nguyện làm lao
công sau những giờ học để đem rác (giấy vụn, lá cây) về nhà làm vật
liệu nghiên cứu.
“Nhiều bạn thấy cứ nghĩ hai đứa nhặt để bán giấy vụn.
Khi biết bọn mình đang nghiên cứu về quy trình xử lý rác tại lớp học thì
các bạn không còn xả giấy trong lớp nữa mà gom lại tặng bọn mình” - Thu
Hà cho biết.
Được thầy hướng dẫn, bạn bè giúp một tay nhưng mới tập
tành nghiên cứu, kết quả “không giống ai” trong vài lần đầu tiên vì rác
được ủ mà không thấy phân hủy gì. Những câu hỏi dồn dập trong đầu: “Độ
ẩm đã hợp lý chưa, thành phần lên men có đúng liều lượng, nghiên cứu có
đúng quy trình không?”.
Thật bất ngờ, hơn một tháng sau hai cô bạn đã nở nụ
cười vì nghiên cứu của mình đã có kết quả như ý tưởng ban đầu.
“Rác thải sau khi thu gom sẽ phân thành những loại rác
hữu cơ cho vào thùng có chứa lân, emic, vôi. Sau khi ủ 15 ngày, lượng
rác phân hủy đến 40%, sẽ cho tiếp trùn quế cùng một ít phân chuồng vào.
Cho trùn quế vào hơn 20 ngày, độ phân hủy rác nhanh thấy rõ. Đợi phân
hủy gần hết mình lấy phân vừa được phân hủy bón cho cây, trùn quế để
nuôi gia cầm, cho cá ăn, góp phần trong mô hình kinh tế gia đình nông
thôn” - Hà tóm tắt kết quả nghiên cứu của nhóm.
Vườn rau sạch của Phương
Sinh ra và lớn lên cùng rau, có thể nói như thế về bạn
Đoàn Thị Xuân Phương (lớp 11C Trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng).
Phương nói về ý tưởng của mình: “Có lần nghe bố nói cóc có thể bắt muỗi.
Mình biết giá rau sạch hiện nay khá cao, sao không thử dùng cóc thay
thuốc trừ sâu để diệt sâu bọ và côn trùng, vừa lợi cho nông dân, người
tiêu dùng lại bảo vệ môi trường. Mình ấp ủ và nuôi ý tưởng ấy từ hơn một
năm trước”.
Ngay lúc nhà trường phát động cuộc thi học sinh nghiên
cứu khoa học Intel Isef, Phương liền đăng ký đề tài “Sử dụng cóc làm
thiên địch - giải pháp diệt trừ sâu bọ hữu hiệu”.
Để nghiên cứu, Phương xin phép gia đình cho riêng mình
100m² đất rồi mua giống về tự làm. Không biết tập tính sống của cóc,
cũng ít kinh nghiệm trồng rau nên thời gian đầu Phương hầu như chẳng thu
được kết quả nào như ý muốn.
Những tháng ngày ăn nằm cùng rau và cóc ngoài vườn rau,
nhiều tối trời rất lạnh Phương cũng phải ra vườn xem cóc hoạt động thế
nào mà chẳng thấy kết quả khả quan.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Phương dần có nghề hơn
trong việc chăm vườn rau, đặc biệt là hiểu thêm về tập tính của cóc
trong việc nuôi ở vườn. Kết quả không phụ lòng người, sau hai tháng một
vườn rau mẫu có nuôi cóc cho rau xanh tốt không kém gì những vườn rau
khác.
Càng vui hơn khi kết quả kiểm nghiệm độ sạch của rau
đảm bảo những thông số an toàn cho việc sử dụng.
“Mình rất tự tin với kết quả nghiên cứu này vì việc
dùng cóc diệt sâu bọ, côn trùng sẽ giúp tăng độ sạch cho rau lên rất
cao, thay vì phải dùng thuốc trừ sâu như hiện nay ở nhiều nơi” - Phương
bộc bạch.
NGÔ PHƯỚC TUẤN
Đồng cùng đam mê khoa học. Những nghiên cứu chưa phải phát hiện gì mới,
lớn lao, cũng không quá dày công mà đơn thuần xuất phát ngay trên chính
khu vườn nhà.
Đoàn Thị Xuân Phương bên vườn rau sạch theo ý tưởng nghiên cứu của mình - Ảnh: Ngô Phước Tuấn |
Từ những nghiên cứu đậm chất học trò ấy, có hai đề tài
từ ruộng vườn quê mình sẽ đại diện cho học sinh VN cùng tham dự Hội thi
học sinh nghiên cứu khoa học Intel Isef 2010, sẽ diễn ra tại Mỹ từ ngày 9
đến 14-5.
Rác cũng có thể thành phân bón
Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế Intel Isef dành cho học sinh lớp 9-12 và sinh viên năm thứ nhất của các nước trên thế giới yêu thích nghiên cứu khoa học. Năm nay, hội thi sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 14-5 tại California (Mỹ) và là lần thứ hai VN có đại diện tham dự với ba đề tài của học sinh ở Lâm Đồng và Đà Nẵng. |
Mọi việc bắt đầu từ một buổi lao động, nhiều bạn ở rất
xa cồng kềnh chở những bao phân chuồng đến bón cây xanh trong trường.
Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu Trần Kim Thanh Vũ (lớp 11B1 Trường
THPT Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) khi nhìn thấy lá cây rụng đầy sân trường:
“Cần gì phải đưa phân chuồng từ gia đình đến trường vừa mệt vừa ô nhiễm.
Sao không thể phân hủy lá cây thành phân bón?”.
Trong khi đó, cô bạn Đinh Thị Thu Hà, lớp 11B2 cùng
trường với Vũ, đi làm vườn thấy thân cây chuối phân hủy và có nhiều giun
đất, Hà nghĩ “phải chăng giun đất phân hủy thân cây chuối được?”.
Vô tình hai ý tưởng gặp nhau và đề tài “Phân hủy rác
thải hữu cơ từ hộ gia đình và trường học theo phương pháp lên men kết
hợp với nuôi trùn quế” của hai bạn ra đời.
Học sinh vùng quê nghiên cứu khoa học chưa quen, cơ sở
vật chất của trường cũng vô cùng thiếu thốn. Hai bạn tình nguyện làm lao
công sau những giờ học để đem rác (giấy vụn, lá cây) về nhà làm vật
liệu nghiên cứu.
“Nhiều bạn thấy cứ nghĩ hai đứa nhặt để bán giấy vụn.
Khi biết bọn mình đang nghiên cứu về quy trình xử lý rác tại lớp học thì
các bạn không còn xả giấy trong lớp nữa mà gom lại tặng bọn mình” - Thu
Hà cho biết.
Được thầy hướng dẫn, bạn bè giúp một tay nhưng mới tập
tành nghiên cứu, kết quả “không giống ai” trong vài lần đầu tiên vì rác
được ủ mà không thấy phân hủy gì. Những câu hỏi dồn dập trong đầu: “Độ
ẩm đã hợp lý chưa, thành phần lên men có đúng liều lượng, nghiên cứu có
đúng quy trình không?”.
Thật bất ngờ, hơn một tháng sau hai cô bạn đã nở nụ
cười vì nghiên cứu của mình đã có kết quả như ý tưởng ban đầu.
“Rác thải sau khi thu gom sẽ phân thành những loại rác
hữu cơ cho vào thùng có chứa lân, emic, vôi. Sau khi ủ 15 ngày, lượng
rác phân hủy đến 40%, sẽ cho tiếp trùn quế cùng một ít phân chuồng vào.
Cho trùn quế vào hơn 20 ngày, độ phân hủy rác nhanh thấy rõ. Đợi phân
hủy gần hết mình lấy phân vừa được phân hủy bón cho cây, trùn quế để
nuôi gia cầm, cho cá ăn, góp phần trong mô hình kinh tế gia đình nông
thôn” - Hà tóm tắt kết quả nghiên cứu của nhóm.
Vườn rau sạch của Phương
Sinh ra và lớn lên cùng rau, có thể nói như thế về bạn
Đoàn Thị Xuân Phương (lớp 11C Trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng).
Phương nói về ý tưởng của mình: “Có lần nghe bố nói cóc có thể bắt muỗi.
Mình biết giá rau sạch hiện nay khá cao, sao không thử dùng cóc thay
thuốc trừ sâu để diệt sâu bọ và côn trùng, vừa lợi cho nông dân, người
tiêu dùng lại bảo vệ môi trường. Mình ấp ủ và nuôi ý tưởng ấy từ hơn một
năm trước”.
Ngay lúc nhà trường phát động cuộc thi học sinh nghiên
cứu khoa học Intel Isef, Phương liền đăng ký đề tài “Sử dụng cóc làm
thiên địch - giải pháp diệt trừ sâu bọ hữu hiệu”.
Để nghiên cứu, Phương xin phép gia đình cho riêng mình
100m² đất rồi mua giống về tự làm. Không biết tập tính sống của cóc,
cũng ít kinh nghiệm trồng rau nên thời gian đầu Phương hầu như chẳng thu
được kết quả nào như ý muốn.
Những tháng ngày ăn nằm cùng rau và cóc ngoài vườn rau,
nhiều tối trời rất lạnh Phương cũng phải ra vườn xem cóc hoạt động thế
nào mà chẳng thấy kết quả khả quan.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Phương dần có nghề hơn
trong việc chăm vườn rau, đặc biệt là hiểu thêm về tập tính của cóc
trong việc nuôi ở vườn. Kết quả không phụ lòng người, sau hai tháng một
vườn rau mẫu có nuôi cóc cho rau xanh tốt không kém gì những vườn rau
khác.
Càng vui hơn khi kết quả kiểm nghiệm độ sạch của rau
đảm bảo những thông số an toàn cho việc sử dụng.
“Mình rất tự tin với kết quả nghiên cứu này vì việc
dùng cóc diệt sâu bọ, côn trùng sẽ giúp tăng độ sạch cho rau lên rất
cao, thay vì phải dùng thuốc trừ sâu như hiện nay ở nhiều nơi” - Phương
bộc bạch.
NGÔ PHƯỚC TUẤN