DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Bạn biết bao nhiêu cách chơi bài Tiến Lên

    kyanhphuong
    kyanhphuong
    Trưởng phòng
    Trưởng phòng


    Tổng số bài gửi : 471
    Cảm ơn : 14

    Bạn biết bao nhiêu cách chơi bài Tiến Lên Empty Bạn biết bao nhiêu cách chơi bài Tiến Lên

    Bài gửi by kyanhphuong 2010-03-24, 22:44

    Ở mỗi khu vực, Tiến Lên lại có những cách chơi hấp dẫn khác nhau ^_^

    Tiến lên là một cách chơi bài của Việt Nam, được chơi bởi hai đến bốn người. Trò chơi này sử dụng bộ bài Tây để chơi và bắt nguồn từ Trung Quốc không có dẫn chứng! (Tiếng Trung: 争上游, Bính âm: Zheng Shangyou) và cũng tương tự với cách chơi bài Big Two, President của Tây phương.

    Lịch sử:
    Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách chơi này, và khi nào thì quả thật hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập tới; chỉ biết rằng trò chơi này rộ lên vào khoảng những năm 80 của thế kỷ 20.

    Quy Định:

    * Các lá bài:
    - Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Mỗi quân bài gồm 2 phần là số và chất (Vd: quân 5♥️ có số là 5 và chất là cơ).
    - Giá trị (độ mạnh) của các quân bài phụ thuộc trước tiên vào số, nếu 2 quân bài cùng số thì sẽ so sánh theo chất. Xếp hạng "độ mạnh" theo số và chất như sau:
    * 2 (heo)> A (xì)> K (già)> Q (đầm)> J (bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3.
    * ♥️ cơ> ♦️ rô> ♣️ chuồn (tép-trèfle, nhép)> ♠️ bích.
    Vậy:
    * Lá 2♥️ (heo cơ) là lá bài chiếm ưu thế tuyệt đối
    * Lá 3♠️ (ba bích) là lá bài yếu nhất trong trò chơi
    * Lá 10♠️ (mười bích) lớn hơn lá 9♥️ (chín cơ).
    Bạn biết bao nhiêu cách chơi bài Tiến Lên 92171269422510
    Thứ tự tăng dần độ mạnh của các lá bài từ trái qua phải


    Chia bài:

    - Một bộ bài tiêu chuẩn (52 lá) được chia đều cho bốn người chơi, mỗi người 13 lá bài (trường hợp chơi không đủ bốn người thì mỗi người cũng chỉ được nhận 13 lá, các lá còn dư được để riêng ra).

    - Những người chơi có thể tự quyết định xem ai là người chia bài. Thông thường, bài được chia theo ngược chiều kim đồng hồ, người chia bài nhận lá bài đầu tiên.

    Xếp Bài:
    Các kết hợp đơn giản
    * Rác: bài rác (bài lẻ) là những lá bài riêng lẻ không thể kết hợp với lá bài khác theo số hay chất. Ví dụ: ♥️2 || ♠️Q || ♦️4
    * Đôi: 2 quân bài cùng số. Ví dụ: đôi ♠️4♣️4 hoặc đôi ♥️A♠️A
    * Ba lá: 3 quân bài cùng số. Ví dụ: ♠️4♦️4♥️4 || ♠️K♦️K♣️K || ♥️2♠️2♦️2
    * Sảnh (dọc): 3 hoặc nhiều hơn 3 quân có số liên tiếp.
    o Ví dụ: ♣️4 ♣️5 ♣️6 || ♥️6 ♥️7 ♥️8 ♥️9 ♥️10 || ♠️8 ♠️9 ♠️10 ♠️J ||♦️Q ♦️K ♦️A.
    o Heo không được nằm trong sảnh.
    o Sảnh từ 3 đến A được gọi là sảnh rồng.
    Khi so sánh các nhóm (đôi, ba lá, sảnh,..) bài với nhau, giá trị của nhóm được định đoạt bởi giá trị của quân bài mạnh nhất trong nhóm. Ví dụ:
    * ♠️5♦️5♥️5 thắng ♠️4♦️4♥️4
    * ♥️J♥️Q♠️K thắng ♥️6♥️7♥️8 (♠️K thắng ♥️8)

    Các kết hợp đặc biệt (tiếng lóng gọi là "hàng")

    * Đôi thông: Là sự kết hợp từ ba đôi trở lên có số liên tiếp nhau. Kiểu này không áp dụng ở miền Bắc Việt Nam
    o Ví dụ: ♥️3 ♦️3 ♥️4 ♦️4 ♥️5 ♦️5 || ♠️10 ♣️10 ♠️J ♣️J ♠️Q ♣️Q ♠️K ♣️K ♠️A ♣️A || ♠️10 ♣️10 ♥️J ♣️J ♠️Q ♦️Q
    * Tứ quý: 4 lá bài cùng số. Ví dụ: ♥️4♦️4♣️4♠️4
    - Hàng có khả năng đánh thắng đặc biệt gọi là chặt, chẳng hạn tứ quý có thể chặt đôi heo... Khi đó người chặt sẽ được thưởng & người bị chặt sẽ bị phạt.
    - Hàng cũng có thể bị thối khi người có hàng về bét mà vẫn còn hàng trên tay (sẽ bị phạt).

    Luật chơi:

    * Đây là kiểu chơi giải phóng bài, nghĩa là ai hết bài trước thì thắng.
    * Ván khởi đầu: là ván bắt đầu cuộc chơi, hoặc là ván bắt đầu lại khi có người tới trắng. Trong ván khởi đầu, ai sở hữu lá ♠️3 (ba bích) thì được đánh trước nhưng bài đánh ra phải có lá này trong đó. Những ván không phải ván khởi đầu: Người thắng ván trước được đi trước.
    * Lần lượt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, mỗi người được ra một quân hoặc một bộ quân bài. Trừ trường hợp "chặt" (xem ở dưới), bài người sau ra phải cùng kiểu và lớn hơn bài trước (để đè bài trước). Cùng kiểu nghĩa là cùng là rác, đôi, sảnh,...
    * Nếu không ai ra đè được tiếp thì người ra bài cuối cùng được tiếp tục ra bài. Nếu người ra bài cuối cùng ấy đã hết bài (đã tới) thì người gần nhất bên phải họ được ra bài (luật này gọi là "hưởng sái")
    * Mỗi khu vực, mỗi vùng miền có luật chơi riêng, tùy vào sự thỏa thuận ban đầu của những người chơi.

    Kiểu Miền Nam

    Tới trắng
    - Là 1 kiểu thắng (tới) đặc biệt: Thắng ngay sau khi chia bài (không cần đánh), khi người chơi có một bộ quân đặc biệt nào đó, chẳng hạn có tứ quý heo.
    - (Có nơi quy định thêm 2 trường hợp của tới trắng là: có đếm heo hoặc không. Đếm heo (đúng ra là đếm heo & hàng) nghĩa là những người thua nếu có heo, hàng thì sẽ tính là bị thối & bị phạt cho người tới trắng.
    - Vì tới trắng đếm heo được thưởng nhiều hơn nên yêu cầu phải khắt khe hơn, theo nghĩa xác suất xảy ra là khó hơn. Chẳng hạn 6 đôi thì tới trắng hông đếm heo, còn 6 đôi thông thì tới trắng có đếm heo).
    - Khi người chơi có một trong các bộ quân đặc biệt sau họ sẽ được tới trắng:
    * Tại các ván khởi đầu:
    o Tứ quý 3
    o 3 đôi thông có ♠️3
    * Tại các ván khác:
    o Sảnh rồng
    o 6 đôi (không cần thông)
    o 5 đôi thông
    o 4 sam (4 bộ 3)
    o 2 tứ quý
    o Tứ quý heo: ♥️2♦️2♣️2♠️2.
    o 12/13 lá bài cùng màu ♣️♠️ hoặc ♥️♦️
    - Nếu có hơn 2 người có khả năng tới trắng (tại các ván khởi đầu, trường hợp này không thể xảy ra), người nào ngồi gần nhất với người đi trước (ở ván hiện tại) theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (chiều đánh bài) thì người đó được ưu tiên.
    - "Người đi trước" là người được ra bài đầu tiên trong ván, và thường là người thắng ở ván trước. (Ngoại lệ ở trường hợp ván trước có người bị đền cóng thì người ấy được đi trước).

    "Cóng"
    - Một người chơi nào đó chưa đánh ra được một lá bài nào trong lúc người khác đã đánh hết bài, sẽ bị "thua cóng". Người này sẽ bị phạt thua 2 ván nhất và bị kiểm bài, đếm số lượng "heo", "hàng" còn trên bài để phạt thêm. Người ăn cóng là người tới nhất. Luật quy định:

    1. "Cóng" 1 nhà (một người bị "cóng"): 2 người còn lại vẫn tiếp tục chơi để tranh vị thứ 2, 3.
    2. "Cóng" 2 nhà: Người còn lại về nhì.
    3. "Cóng" 3 nhà: Lúc này, sẽ xét đến việc "đền bài": có bài đánh được mà không đem ra đánh. Việc xét này được tính theo vòng đánh (ngược chiều kim đồng hồ) từ người vừa tới nhất. Ai bị "đền bài" sẽ phải bị phạt thay cho cả "làng". Nghĩa là người tới nhất sẽ vẫn được thưởng 1 lượng như trong trường hợp không có ai đền bài. Tuy nhiên 2 người còn lại (không đền bài và cũng không tới nhất) sẽ không được & không mất gì. Ở ván sau, người đền bài sẽ được đi trước (ra bài đầu tiên).

    "Chặt"
    - "Chặt" là khái niệm để chỉ việc người chơi dùng những kết hợp đặc biệt ("hàng") để đem ra đánh "heo" (vốn rất có ưu thế) hoặc "hàng". Nguyên tắc "chặt":

    1. 3 đôi thông được chặt một heo, hoặc 3 đôi thông nhỏ hơn.
    2. Tứ quý được chặt một heo đôi heo, 3 đôi thông bất kì, tứ quý nhỏ hơn.
    3. 4 đôi thông được chặt một heo, đôi heo, 3 đôi thông, tứ quý, 4 đôi thông nhỏ hơn và được chặt tự do, không phải theo vòng chơi.
    - "Chặt chồng" cuối cùng là tổng kết tất cả các hành vi "chặt" trước đó. Người bị chặt sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ tiền chặt.
    "Thúi" (thối) heo, hàng
    - Đây là trường hợp xảy ra cuối một ván bài. Người về bét nếu còn "heo" hoặc "hàng" thì sẽ bị phạt. Người được hưởng là người về thứ ba (trừ trường hợp tới trắng có quy định riêng)

    Cách tính thưởng/ phạt khi chặt/ thối heo/ hàng
    * Phạt "thúi" heo/hàng bao nhiêu thì phạt "chặt" heo/hàng bấy nhiêu.
    * Nếu lấy 1 ván bét làm đơn vị (ta gọi là 1 cược) thì:
    o Heo đen = 1/2 cược
    o Heo đỏ = 3 đôi thông = 1
    o Tứ quý = 1.5
    o 4 đôi thông = 2
    * Nếu người bị "chặt" cuối mà tới luôn (tức đánh heo/ hàng cuối cùng và có người "chặt" con heo/ hàng này) thì không ai bị phạt/ thưởng gì hết.


    Bạn biết bao nhiêu cách chơi bài Tiến Lên 79161269422512
    Thứ tự tăng dần độ ưu tiên của các lá bài từ trái qua phải

    Kiểu Huế
    * Ở các tỉnh Bình Trị Thiên, ♣️3 được đánh đầu tiên chứ không phải ♠️3
    * Nếu ván đầu tiên một người có tứ quý 3 thì vẫn cứ đánh sao cho ♣️3 đầu tiên, cây ♠️3 còn lại có giá trị tương đương tứ quý 3.
    * Nếu ván đầu tiên có 4 đôi thông ♣️3-4-5-6 thì có thể đánh 3 đôi thông 3-4-5, đôi 6 lúc đó vẫn mang giá trị 4 đôi thông 3-4-5-6
    * Đút 3 bích (đút 3 mù): Nếu 1 người về nhất bằng việc "cạch" ♠️3 ở nước cuối thì tính 3 người kia thua chót. Nếu 1 người về nhì bằng việc cạch ♠️3 ở nước cuối thì 2 người kia cùng thua chót.
    * Thúi 3 bích : Nếu 1 người về chót còn cầm ♠️3 trên tay thì sẽ bị phạt tương đương thúi heo cơ.

    Kiểu Đà Nẵng
    * Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, 3 đôi thông chỉ có thể được dùng để cướp cái, không có tác dụng chặt heo hay chặt tứ quý.
    * "Bốn đôi thông ngồi không cũng hưởng" và có thể chặt đôi heo bất cứ lúc nào, tuy nhiên không chặt được 1 heo hay tứ quý.

    Kiểu Miền Bắc
    * Đồng chất đồng màu.
    * Cấm về heo: Về heo nước cuối xem như thua chót.
    * Đền cả làng: Khi một nhà chỉ còn 1 nước nữa là đánh tới trắng, nếu lúc đó có người bắt bài được thì sẽ đền cả làng (tới trắng ngược, tức thua mỗi nhà một ván nhất).

    Nguồn:[You must be registered and logged in to see this link.]

    Thảo luận[You must be registered and logged in to see this link.]

      Hôm nay: 2024-11-15, 14:09