Tết năm trước, chị Hà lo sốt vó
vì Tuấn, cậu con trai cứ liên tục bỏ bữa và ăn rất ít, chị đã tìm đủ
mọi cách từ dỗ dành đến quát mắng nhưng tình hình không cải thiện.
Kết quả là sau Tết, cu Tuấn sút cân và học hành chểnh mảng hẳn.
Theo
phân tích của các chuyên gia tâm lý, Tết được xem là một dịp để mọi
người từ già trẻ lớn bé đều được thư giản và vui chơi. Đặc biệt là trẻ
em, Tết là dịp để bé được vui chơi thỏa thích, về quê, đi chúc tết, đi
du lịch... Cũng chính vì vậy mà trẻ con thường không được ăn uống đầy
đủ.
Những ngày Tết, trẻ được vui chơi nhiều hơn nhưng cũng thường bỏ bữa. Ảnh minh hoạ
Với tâm lý để trẻ chơi đùa thỏa thích
trong ba ngày Tết, bố mẹ thường ít la rầy trẻ, cũng như không ép trẻ
vào khuôn khổ như mọi ngày. Những thói quen sinh hoạt, và ăn uống hàng
ngày đều bị đảo lộn, những việc trẻ muốn làm, những thứ trẻ muốn ăn
trong ngày tết luôn là nỗi lo của bố mẹ.
Chị Lan Anh (Hà Đông)
cho biết: “Cháu thích đi công viên, đặc biệt là khu vực vườn thú. Tuy
nhiên, dịp Tết trời Hà Nội thường rất lạnh. Cháu lại hay chạy nhảy, nô
đùa cùng các anh họ. Lần nào về cháu cũng bị cảm lạnh và mệt mỏi, chán
ăn”.
Còn chị Hà thì hàng năm đều phải về Nhật Tân phụ ông bà bán
đào. Do bận rộn nên chị không có thời gian chuẩn bị thức ăn hợp khẩu vị
cho Tuấn mà nhà có gì thì cho cháu ăn nấy. Nhưng “thức ăn ở quê không
hợp khẩu vị với cháu, nên cháu nhất định không chịu ăn. Vì vậy, năm nào
cũng thế, cứ sau Tết là cháu lại sút cân”.
Cháu Hải, con chị
Ngân (Hoàn Kiếm, HN) thì lại rất thích ăn mứt lạc, hạt dưa, và uống
nước ngọt. Chị Ngân cho biết: “Vì ngày thường hiếm khi cháu được ăn
những món này, Đặc biệt là nước ngọt, bố cháu bắt cháu kiêng khem rất
kỹ. Tuy nhiên, trong dịp tết, thì không thể cấm cháu được. Bởi, không
thể để cháu mặt ỉu xìu đến nhà người khác được. Nhưng cháu ăn uống đồ
ngọt nhiều, lại bỏ bữa thường xuyên”.....xem tiếp BAOONLINE.VN
Theo Baoonline.vn
vì Tuấn, cậu con trai cứ liên tục bỏ bữa và ăn rất ít, chị đã tìm đủ
mọi cách từ dỗ dành đến quát mắng nhưng tình hình không cải thiện.
Kết quả là sau Tết, cu Tuấn sút cân và học hành chểnh mảng hẳn.
Theo
phân tích của các chuyên gia tâm lý, Tết được xem là một dịp để mọi
người từ già trẻ lớn bé đều được thư giản và vui chơi. Đặc biệt là trẻ
em, Tết là dịp để bé được vui chơi thỏa thích, về quê, đi chúc tết, đi
du lịch... Cũng chính vì vậy mà trẻ con thường không được ăn uống đầy
đủ.
Những ngày Tết, trẻ được vui chơi nhiều hơn nhưng cũng thường bỏ bữa. Ảnh minh hoạ
Với tâm lý để trẻ chơi đùa thỏa thích
trong ba ngày Tết, bố mẹ thường ít la rầy trẻ, cũng như không ép trẻ
vào khuôn khổ như mọi ngày. Những thói quen sinh hoạt, và ăn uống hàng
ngày đều bị đảo lộn, những việc trẻ muốn làm, những thứ trẻ muốn ăn
trong ngày tết luôn là nỗi lo của bố mẹ.
Chị Lan Anh (Hà Đông)
cho biết: “Cháu thích đi công viên, đặc biệt là khu vực vườn thú. Tuy
nhiên, dịp Tết trời Hà Nội thường rất lạnh. Cháu lại hay chạy nhảy, nô
đùa cùng các anh họ. Lần nào về cháu cũng bị cảm lạnh và mệt mỏi, chán
ăn”.
Còn chị Hà thì hàng năm đều phải về Nhật Tân phụ ông bà bán
đào. Do bận rộn nên chị không có thời gian chuẩn bị thức ăn hợp khẩu vị
cho Tuấn mà nhà có gì thì cho cháu ăn nấy. Nhưng “thức ăn ở quê không
hợp khẩu vị với cháu, nên cháu nhất định không chịu ăn. Vì vậy, năm nào
cũng thế, cứ sau Tết là cháu lại sút cân”.
Cháu Hải, con chị
Ngân (Hoàn Kiếm, HN) thì lại rất thích ăn mứt lạc, hạt dưa, và uống
nước ngọt. Chị Ngân cho biết: “Vì ngày thường hiếm khi cháu được ăn
những món này, Đặc biệt là nước ngọt, bố cháu bắt cháu kiêng khem rất
kỹ. Tuy nhiên, trong dịp tết, thì không thể cấm cháu được. Bởi, không
thể để cháu mặt ỉu xìu đến nhà người khác được. Nhưng cháu ăn uống đồ
ngọt nhiều, lại bỏ bữa thường xuyên”.....xem tiếp BAOONLINE.VN
Theo Baoonline.vn