Với nhiều đôi bạn, chấm dứt thời SV mộng mơ cũng là lúc cắt đứt cuộc tình vì lý do... tốt nghiệp!
Nhiều bạn lý giải: thời SV yêu để... bớt buồn, để vơi đi cảm giác nhớ nhà, nói chung là đầy "hoàn cảnh", nên chuyện chia tay vào dịp tốt nghiệp là tất yếu và chóng vánh!
Tốt nghiệp, "thời điểm vàng" để chia tay!
Có người yêu ở quê, nhưng khi vô ĐH, T. - SV ngữ văn năm 4, ĐH Phú Xuân - vẫn cặp kè với cô nàng cùng dãy nhà để bớt... trống vắng. Mùa tốt nghiệp tới, ai cũng bù đầu với khóa luận, thực tập, ôn thi tốt nghiệp... Và họ chia tay: "Cho yên thân. Giờ còn thời gian đâu mà trống vắng nữa" - T. tuyên bố tỉnh rụi. Không một giọt nước mắt, chỉ thoảng chút buồn vì bỗng dưng thay đổi thói quen có nhau mỗi tối. Nhưng họ biết rồi tất cả sẽ nhanh chóng nguôi quên.
Không "tốc hành" giống T., H. và L. cùng là dân ngữ văn, cùng cảm tâm hồn nhau khi ngồi chung giảng đường. Tình yêu của anh chàng Tuyên Quang và cô nàng Quảng Trị được bạn bè xem là đẹp nhất lớp. Sau nghỉ tết thấy họ... lơ nhau, ai cũng tò mò:"Hai đứa có chuyện gì à?". L. rưng rức với mấy cô bạn: "Hôm trước tết hai đứa về nhà, nhưng xa rứa mẹ không ưng!". "Bọn bay yêu nhau, bố mẹ cản sao nổi?". "Nhưng xa thế, ra trường rồi mỗi đứa một nơi, ba mình xin việc ở quê rồi, theo anh ra ngoài nớ thì không được, đợi chờ anh thành đạt thì biết bao giờ...". Thế là tan vì không vượt qua được khoảng cách địa lý!
Mới giữa học kỳ II, Loan đã quyết định chia tay chàng "tài xế" K. của mình vì "ra trường ai tìm việc cho là tớ ưng luôn!". Lúc này, cô mới mở cơ hội cho Liêm - vị "đại gia" hào hoa nhưng hơi già, "cái đuôi" trung thành của cô đã ba năm. Vừa bắn tin hôm trước "tớ và K. chỉ là bạn thôi", hôm sau nàng dẫn ngay Liêm tới đám bạn giới thiệu "chồng sắp cưới"!
Liệu chuyện "cắt đứt" khi tốt nghiệp là phổ biến trong SV hay chỉ là thiểu số?
Ra trường "có hậu", thiểu số?
Thử khảo sát 50 SV năm cuối và SV vừa tốt nghiệp các khoa quan hệ quốc tế, xã hội học, báo chí và truyền thông (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho thấy kết quả: có gần 60% bạn không đồng ý với quan niệm "tình yêu SV chỉ như bong bóng xà phòng, rã đám là tất yếu" và vẫn tin vào một kết thúc "có hậu" - ra trường, có việc làm và cưới nhau! Tuy nhiên số bạn khẳng định chắc nịch "tốt nghiệp là... hết phim!" cũng không nhỏ: khoảng 40%.
Có nhiều lý do cho sự tan vỡ này: yêu lâu quá nên cảm thấy chán, nay có cơ hội thì "tiện phăng" luôn; ra trường bận rộn túi bụi để kiếm việc làm, đèo bồng làm gì cho thêm mệt; anh đầu non - em cuối bể làm sao mà yêu tiếp; do "yêu" theo phong trào nên không có gì là sâu sắc và không muốn gắn bó lâu dài; muốn tìm một sự thay đổi - môi trường làm việc mới sẽ có những mối quan hệ mới...
Trong cuộc khảo sát nhỏ nói trên, có nhiều ý kiến vẫn cho rằng tình yêu thời SV rất thơ mộng và trong sáng, chẳng tội gì phải dằn lòng, trói chặt trái tim khi đã yêu ai đó vì sợ cái kết cục: tốt nghiệp cả đường học lẫn đường tình! Biết là vậy, nhưng để có một kết thúc có hậu cho tình yêu SV thì ngay người trong cuộc vẫn giữ suy nghĩ lấp lửng "tới đâu hay tới đó...".
Nhiều bạn lý giải: thời SV yêu để... bớt buồn, để vơi đi cảm giác nhớ nhà, nói chung là đầy "hoàn cảnh", nên chuyện chia tay vào dịp tốt nghiệp là tất yếu và chóng vánh!
Tốt nghiệp, "thời điểm vàng" để chia tay!
Có người yêu ở quê, nhưng khi vô ĐH, T. - SV ngữ văn năm 4, ĐH Phú Xuân - vẫn cặp kè với cô nàng cùng dãy nhà để bớt... trống vắng. Mùa tốt nghiệp tới, ai cũng bù đầu với khóa luận, thực tập, ôn thi tốt nghiệp... Và họ chia tay: "Cho yên thân. Giờ còn thời gian đâu mà trống vắng nữa" - T. tuyên bố tỉnh rụi. Không một giọt nước mắt, chỉ thoảng chút buồn vì bỗng dưng thay đổi thói quen có nhau mỗi tối. Nhưng họ biết rồi tất cả sẽ nhanh chóng nguôi quên.
Không "tốc hành" giống T., H. và L. cùng là dân ngữ văn, cùng cảm tâm hồn nhau khi ngồi chung giảng đường. Tình yêu của anh chàng Tuyên Quang và cô nàng Quảng Trị được bạn bè xem là đẹp nhất lớp. Sau nghỉ tết thấy họ... lơ nhau, ai cũng tò mò:"Hai đứa có chuyện gì à?". L. rưng rức với mấy cô bạn: "Hôm trước tết hai đứa về nhà, nhưng xa rứa mẹ không ưng!". "Bọn bay yêu nhau, bố mẹ cản sao nổi?". "Nhưng xa thế, ra trường rồi mỗi đứa một nơi, ba mình xin việc ở quê rồi, theo anh ra ngoài nớ thì không được, đợi chờ anh thành đạt thì biết bao giờ...". Thế là tan vì không vượt qua được khoảng cách địa lý!
Mới giữa học kỳ II, Loan đã quyết định chia tay chàng "tài xế" K. của mình vì "ra trường ai tìm việc cho là tớ ưng luôn!". Lúc này, cô mới mở cơ hội cho Liêm - vị "đại gia" hào hoa nhưng hơi già, "cái đuôi" trung thành của cô đã ba năm. Vừa bắn tin hôm trước "tớ và K. chỉ là bạn thôi", hôm sau nàng dẫn ngay Liêm tới đám bạn giới thiệu "chồng sắp cưới"!
Liệu chuyện "cắt đứt" khi tốt nghiệp là phổ biến trong SV hay chỉ là thiểu số?
Ra trường "có hậu", thiểu số?
Thử khảo sát 50 SV năm cuối và SV vừa tốt nghiệp các khoa quan hệ quốc tế, xã hội học, báo chí và truyền thông (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho thấy kết quả: có gần 60% bạn không đồng ý với quan niệm "tình yêu SV chỉ như bong bóng xà phòng, rã đám là tất yếu" và vẫn tin vào một kết thúc "có hậu" - ra trường, có việc làm và cưới nhau! Tuy nhiên số bạn khẳng định chắc nịch "tốt nghiệp là... hết phim!" cũng không nhỏ: khoảng 40%.
Có nhiều lý do cho sự tan vỡ này: yêu lâu quá nên cảm thấy chán, nay có cơ hội thì "tiện phăng" luôn; ra trường bận rộn túi bụi để kiếm việc làm, đèo bồng làm gì cho thêm mệt; anh đầu non - em cuối bể làm sao mà yêu tiếp; do "yêu" theo phong trào nên không có gì là sâu sắc và không muốn gắn bó lâu dài; muốn tìm một sự thay đổi - môi trường làm việc mới sẽ có những mối quan hệ mới...
Trong cuộc khảo sát nhỏ nói trên, có nhiều ý kiến vẫn cho rằng tình yêu thời SV rất thơ mộng và trong sáng, chẳng tội gì phải dằn lòng, trói chặt trái tim khi đã yêu ai đó vì sợ cái kết cục: tốt nghiệp cả đường học lẫn đường tình! Biết là vậy, nhưng để có một kết thúc có hậu cho tình yêu SV thì ngay người trong cuộc vẫn giữ suy nghĩ lấp lửng "tới đâu hay tới đó...".