Dinh I:
Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường
Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp
trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo
Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong
“lãnh thổ” của mình.
Nằm
cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi
thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một
công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã
khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là
nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi
đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm
Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.
Khi
xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo
Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra
tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18,
26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với
ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các
biệt thự xung quanh (!)
Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền
Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux
vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Tọa lạc trên một ngọn
đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung
tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là
một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng.
Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng
1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
Từ
ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng
những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang
chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc
chắn.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia
đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong
bối cảnh chính trị đầy bất trắc, ông đã chọn Dinh II0 làm Tổng hành
dinh trong mùa nghỉ mát và đã cho tu bổ xây dựng thêm các đường hầm bí
mật trên tận sườn đồi theo hướng Đông-Nam và Tây-Bắc phòng khi có đảo
chánh.
Dinh III: Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo
Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng
đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người
Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng
triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc
trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh
thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi
thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt
chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Do
một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như
nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không
khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng
tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc
tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao,
tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng
hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia
đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút
gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn !
Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường
Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp
trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo
Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong
“lãnh thổ” của mình.
Nằm
cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi
thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một
công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã
khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là
nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi
đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm
Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.
Khi
xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo
Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra
tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18,
26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với
ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các
biệt thự xung quanh (!)
Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền
Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux
vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Tọa lạc trên một ngọn
đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung
tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là
một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng.
Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng
1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
Từ
ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng
những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang
chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc
chắn.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia
đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong
bối cảnh chính trị đầy bất trắc, ông đã chọn Dinh II0 làm Tổng hành
dinh trong mùa nghỉ mát và đã cho tu bổ xây dựng thêm các đường hầm bí
mật trên tận sườn đồi theo hướng Đông-Nam và Tây-Bắc phòng khi có đảo
chánh.
Dinh III: Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo
Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng
đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người
Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng
triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc
trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh
thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi
thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt
chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Do
một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như
nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không
khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng
tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc
tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao,
tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng
hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia
đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút
gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn !