Trong ba tháng liên tiếp, tôi lên Đà Lạt ba lần. Lần đầu tiên cư ngụ tại khách sạn Hải Sơn. Kháck sạn 2 sao loại rẻ tiền. Phòng ốc không đầy dủ tiện nghi. Cửa phòng không có khoá chết để đề phòng trộm cắp. Nhưng không sao, đời tôi đã từng ngủ rừng, ngủ suối, thì phòng có giường nệm, có phòng tắm nước nóng, đối với tôi, đã quá đầy đủ tiện nghi.
Dạo chợ Đà lạt. Hình như hàng mấy chục năm qua, chợ Đà lạt vẫn không có gì thay đổi. Anh bạn người Đà lạt có lần đã nói với tôi, cứ nhìn quần áo của khách đi đường là biết có phải dân Đà Lạt hay không. Người Đà lạt, dù buổi trưa có nắng ấm, vẫn khoác lên người một chiếc áo lạnh dài tay. Còn người Sài gòn hoặc ở các tỉnh nóng nực lên, chỉ mặc trơ trụi một chiếc sơ mi cụt tay.
Buổi chiều, Đà lạt thật lạnh đối với khách phương xa. Cũng may, chợ Đà lạt có nhiều người buôn áo lạnh giá...bình dân. Rẻ nhất là 35 ngàn, và đắt nhất là 75 ngàn một chiếc áo lạnh. Tiếng rao hàng ơi ới, tiếng mặc cả xôn xao. Cũng may, tôi có thủ một chiếc áo lạnh muà đông thật dầy. Ông anh tôi người Sài Gòn, mặc độc một chiếc áo sơ mi cụt tay, nhưng lại "hùng dũng" rủ tôi lên quán cà phê ngồi...hứng gió uống cà phê. Kết quả là hôm sau bị cảm lạnh mặt xanh mét như tàu lá chuối, phải xức gần hết chai dầu gió Nhị Thiên Đường. Tối hôm sau, vẫn rủ tôi đi uống cà phê tiếp tục, nhưng lần này, trước khi vào quán, phải mua một cái áo lạnh hết 55 ngàn.
Cà phê Đà Lạt, cũng như bao nhiêu quán cà phê khác trên khắp nẻo đường Việt Nam, khách uống cà phê không còn tìm được cái thú uống cà phê nóng như ngày nào. Trời lạnh mà uống cà phê đá thì thật là vô duyên. Mà uống cà phê nóng thì không có một quán cà phê nào còn biết cái phương pháp pha cà phê nóng của những ngày xa xửa xa xưa.
Ngày xưa, tất cả các quán cà phê có cô hàng...cà phê đa tình như bài hát "Cô Hàng Cà Phê" đều có những bình thuỷ nước nóng loại 1/3 lít. Khi khách hàng gọi cà phê nóng, trên chiếc khay nhỏ được bưng ra, luôn luôn có một bình thuỷ nưóc sôi nhỏ đó, và phải là nước thật sôi. Dĩ nhiên, trên khay cũng có một bình trà nóng nhỏ. Khách ngồi trầm tư nhìn từng giọt cà phê rớt từng phin xuống ly, như nhìn đời người rất đen thủi đen thui, lâu lâu lại nhấp một hớp nước trà nóng. Khi nước cà phê đã nhỏ hết xuống ly thì đã nguội ngắt. Khách thong thả múc một, hai muỗng đường bỏ vào ly khuấy cho tan thật đều. Sau đó, khách mới rót nước sôi từ trong bình thuỷ vào ly cà phê. Đậm hay nhạt tuỳ theo khẩu vị của từng người. Đó là cách uống cà phê nóng của Đà Lạt cũng như Sài gòn của một thời đã xa.
Còn bây giờ, cái bình thuỷ nước sôi không thấy đâu nữa. Uống một ly cà phê nóng, nhưng nước cà phê thì lạnh như đá và đặc quắn lưỡi. Gọi cô hàng mang ra một ly nước sôi, thì lại được một ly nước hơi âm ấm. Cái thú uống cà phê nóng bây giờ đã biến mất.
Nhân tiện đây cũng nói thêm, mấy hôm trước đó, tôi ngao du ở Nha trang. Buổi sáng sớm đi lang thang trên đường Trần phú, là đường dọc bãi biển, vào quán cà phê số 36 đường Trần phú, gọi một tách cà phê đen nóng. Khi khay cà phê được bưng ra, dưới sự ngạc nhiên của tôi, trên khay có một bình thuỷ nước sôi nhỏ. Có lẽ đây là quán cà phê duy nhất ở Việt Nam còn...biết cách pha cà phê nóng. Như gặp lại tri âm, tôi ngồi thưởng thức ly cà phê nóng có độ "nóng" đúng như chữ nóng đã diễn tả. Gặp ông chủ quán, cũng đã đứng tuổi, tôi vui miệng đề cập tới cái bình thuỷ nước nóng đã từ lâu..."biệt tích giang hồ" trên các quán cà phê khắp nẻo đường đất nước, ông chủ quán phân tích rằng: có lẽ, sau năm 1975, các quán cà phê đều đóng cửa, và chủ quán thì biến mất theo những con thuyền lang thang trên biển cả. Khi các quán cà phê được mở cửa lại, thì không ai còn nhớ đến cái bình thuỷ nước sôi nữa. Và từ đó, cái bình thuỷ nước sôi tuyệt tích giang hồ, không còn góp mặt trên những khay cà phê nữa. Nghe cũng có lý.
Mục đích lên Đà Lạt của tôi lần này là mua một miếng đất để...ẩn cư và dạy học. Đất Đà Lạt mấy năm trước còn rẻ, năm nay giá bỗng tăng vọt như diều gặp gió nồm, một miếng đất 300 mét vuông, nghe chủ đất rao giá mà thấy chóng mặt. Tuy nhiên, cái ước mơ có được một miếng đất nhỏ trên Đà Lạt của tôi hơn 10 năm qua đủ làm cho tôi vượt qua cái hà tiện cố hữu. Sau cùng rồi cũng mua được một miếng đất nhỏ.
Xin nhận Đà Lạt làm quê hương!
Dạo chợ Đà lạt. Hình như hàng mấy chục năm qua, chợ Đà lạt vẫn không có gì thay đổi. Anh bạn người Đà lạt có lần đã nói với tôi, cứ nhìn quần áo của khách đi đường là biết có phải dân Đà Lạt hay không. Người Đà lạt, dù buổi trưa có nắng ấm, vẫn khoác lên người một chiếc áo lạnh dài tay. Còn người Sài gòn hoặc ở các tỉnh nóng nực lên, chỉ mặc trơ trụi một chiếc sơ mi cụt tay.
Buổi chiều, Đà lạt thật lạnh đối với khách phương xa. Cũng may, chợ Đà lạt có nhiều người buôn áo lạnh giá...bình dân. Rẻ nhất là 35 ngàn, và đắt nhất là 75 ngàn một chiếc áo lạnh. Tiếng rao hàng ơi ới, tiếng mặc cả xôn xao. Cũng may, tôi có thủ một chiếc áo lạnh muà đông thật dầy. Ông anh tôi người Sài Gòn, mặc độc một chiếc áo sơ mi cụt tay, nhưng lại "hùng dũng" rủ tôi lên quán cà phê ngồi...hứng gió uống cà phê. Kết quả là hôm sau bị cảm lạnh mặt xanh mét như tàu lá chuối, phải xức gần hết chai dầu gió Nhị Thiên Đường. Tối hôm sau, vẫn rủ tôi đi uống cà phê tiếp tục, nhưng lần này, trước khi vào quán, phải mua một cái áo lạnh hết 55 ngàn.
Cà phê Đà Lạt, cũng như bao nhiêu quán cà phê khác trên khắp nẻo đường Việt Nam, khách uống cà phê không còn tìm được cái thú uống cà phê nóng như ngày nào. Trời lạnh mà uống cà phê đá thì thật là vô duyên. Mà uống cà phê nóng thì không có một quán cà phê nào còn biết cái phương pháp pha cà phê nóng của những ngày xa xửa xa xưa.
Ngày xưa, tất cả các quán cà phê có cô hàng...cà phê đa tình như bài hát "Cô Hàng Cà Phê" đều có những bình thuỷ nước nóng loại 1/3 lít. Khi khách hàng gọi cà phê nóng, trên chiếc khay nhỏ được bưng ra, luôn luôn có một bình thuỷ nưóc sôi nhỏ đó, và phải là nước thật sôi. Dĩ nhiên, trên khay cũng có một bình trà nóng nhỏ. Khách ngồi trầm tư nhìn từng giọt cà phê rớt từng phin xuống ly, như nhìn đời người rất đen thủi đen thui, lâu lâu lại nhấp một hớp nước trà nóng. Khi nước cà phê đã nhỏ hết xuống ly thì đã nguội ngắt. Khách thong thả múc một, hai muỗng đường bỏ vào ly khuấy cho tan thật đều. Sau đó, khách mới rót nước sôi từ trong bình thuỷ vào ly cà phê. Đậm hay nhạt tuỳ theo khẩu vị của từng người. Đó là cách uống cà phê nóng của Đà Lạt cũng như Sài gòn của một thời đã xa.
Còn bây giờ, cái bình thuỷ nước sôi không thấy đâu nữa. Uống một ly cà phê nóng, nhưng nước cà phê thì lạnh như đá và đặc quắn lưỡi. Gọi cô hàng mang ra một ly nước sôi, thì lại được một ly nước hơi âm ấm. Cái thú uống cà phê nóng bây giờ đã biến mất.
Nhân tiện đây cũng nói thêm, mấy hôm trước đó, tôi ngao du ở Nha trang. Buổi sáng sớm đi lang thang trên đường Trần phú, là đường dọc bãi biển, vào quán cà phê số 36 đường Trần phú, gọi một tách cà phê đen nóng. Khi khay cà phê được bưng ra, dưới sự ngạc nhiên của tôi, trên khay có một bình thuỷ nước sôi nhỏ. Có lẽ đây là quán cà phê duy nhất ở Việt Nam còn...biết cách pha cà phê nóng. Như gặp lại tri âm, tôi ngồi thưởng thức ly cà phê nóng có độ "nóng" đúng như chữ nóng đã diễn tả. Gặp ông chủ quán, cũng đã đứng tuổi, tôi vui miệng đề cập tới cái bình thuỷ nước nóng đã từ lâu..."biệt tích giang hồ" trên các quán cà phê khắp nẻo đường đất nước, ông chủ quán phân tích rằng: có lẽ, sau năm 1975, các quán cà phê đều đóng cửa, và chủ quán thì biến mất theo những con thuyền lang thang trên biển cả. Khi các quán cà phê được mở cửa lại, thì không ai còn nhớ đến cái bình thuỷ nước sôi nữa. Và từ đó, cái bình thuỷ nước sôi tuyệt tích giang hồ, không còn góp mặt trên những khay cà phê nữa. Nghe cũng có lý.
Mục đích lên Đà Lạt của tôi lần này là mua một miếng đất để...ẩn cư và dạy học. Đất Đà Lạt mấy năm trước còn rẻ, năm nay giá bỗng tăng vọt như diều gặp gió nồm, một miếng đất 300 mét vuông, nghe chủ đất rao giá mà thấy chóng mặt. Tuy nhiên, cái ước mơ có được một miếng đất nhỏ trên Đà Lạt của tôi hơn 10 năm qua đủ làm cho tôi vượt qua cái hà tiện cố hữu. Sau cùng rồi cũng mua được một miếng đất nhỏ.
Xin nhận Đà Lạt làm quê hương!