([You must be registered and logged in to see this link.]) – “Có những đêm trực một mình tự nhiên ứa nước mắt mong được ngủ nệm êm giống như những người phụ nữ bình thường… Nhưng rồi cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ lại nhanh chóng xua tan ý nghĩ đó”, T.L. giãi bày về cái nghiệp đã chọn.
Đầu năm 2003, T.L., theo chân người anh làm vệ sỹ ở công ty đào tạo bảo vệ C.N., rời bỏ mảnh đất Vĩnh Long và cùng một số bạn gái cùng quê để lên Sài Gòn tham gia đợt tuyển dụng nữ vệ sỹ, một nghề còn khá mới ở thời điểm đó với phái đẹp. Dáng người cao cùng với sức khỏe dẻo dai nhờ những năm tập luyện ở đội tuyển điền kinh địa phương đã giúp T.L. nhanh chóng lọt vào danh sách lớp nữ vệ sỹ đầu tiên của C.N.
“Tuy là nữ nhưng bọn em cũng chẳng nhận được bất cứ sự ưu ái nào của các thầy đào tạo cả. Những buổi tập thể lực đầu tiên là thời điểm mà tối nào về thân thể cũng rã rời đau nhức với những vết bầm tím mà không dám khóc chỉ vì sợ nếu có người biết thì sẽ không được làm vệ sỹ chuyên nghiệp”, T.L. kể.
Nước mắt đời nữ vệ sỹ
Ảnh minh họa.
Sự phát triển ồ ạt trên diện rộng của những khu công nghiệp may mặc, giày da, bánh kẹo… với đa phần nhân công là nữ giới, cộng thêm sự xuất hiện liên tục của hàng loạt hệ thống siêu thị lớn ở Việt Nam đã làm nảy sinh nhu cầu đòi hỏi các bảo vệ phải là nữ bởi có rất nhiều tình huống nam giới khó có thể giải quyết tốt những rắc rối phát sinh.
Tại cửa ra vào dành cho nhân viên ở siêu thị M. ở quận Thủ Đức, luôn luôn có sự xuất hiện của 2 bảo vệ, hoặc là một nam một nữ, hoặc cả 2 đều là nữ, chứ không bao giờ có cùng lúc 2 bảo vệ nam. Lý do rất đơn giản, tại đây, mọi nhân viên của siêu thị khi đi qua đều bị khám xét người rất kỹ càng, để đề phòng trường hợp có người giấu đồ của siêu thị vào trong quần áo và tuồn ra ngoài.
“Ngày trước quả là có nhân viên của siêu thị giấu đồ, chủ yếu là mỹ phẩm, những thứ nhỏ mà đắt tiền, trong người và mang về nhà thật, các anh bảo vệ nam khi ấy chỉ nhìn qua không thấy gì bất thường là cho đi qua nên siêu thị bị thất thoát nhiều”, chị Vân, nhân viên thu ngân của siêu thị M., cho biết. “Từ khi công ty bảo vệ đưa thêm vệ sỹ nữ tới, việc kiểm soát dễ dàng hơn”.
“Ngày nào chúng tôi cũng phải đi qua cánh cửa đó và phải giơ cao 2 tay để họ ‘rờ rẫm’ khắp người. Những ngày đầu thì còn khó chịu, chứ lâu dần thành quen, như một phản xạ ấy. Nhiều khi tôi và chị vệ sỹ vừa trò chuyện vừa thực hiện các thao tác đó mà chẳng có cảm giác gì là đang lục soát và bị lục soát cả”.
Những ca khó xử đầu tiên
Công việc đầu tiên được giao của T.L. là ở một trung tâm mua sắm thời trang lớn giữa Sài Gòn. “Những ca trực đầu tiên thực sự làm tôi căng thẳng. Mắt lúc nào cũng phải căng ra để nhìn theo động thái của tất cả các khách hàng xung quanh. Nhìn thấy ai đó có dáng vẻ nghi nghi là phải lưu ý từ lúc họ bước vào cửa cho đến khi bước ra theo đúng những gì được dạy”.
Nước mắt đời nữ vệ sỹ
May mắn là trong cả tuần đầu tiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến ca trực thứ 8, một sự cố diễn ra mà khiến T.L. nhớ mãi như một kinh nghiệm xương máu.
“Lúc ấy, nhân viên bán hàng thông báo qua bộ đàm về một trường hợp khách hàng bị nghi là đã giấu đồ của siêu thị trong người. Tôi tiến về phía người đó và nhận ra đó là một thiếu nữ trẻ, khá xinh xắn nhưng trang điểm đậm, ăn vận bó sát người và tôi không thấy cô ấy cầm theo thứ gì”.
“Khi tôi ngơ ngác thì người thu ngân khẳng định: ‘Con bé nó mặc áo lót của siêu thị đấy chị’. Tôi tiến đến nhẹ nhàng: ‘Chào chị, phiền chị cho tôi kiểm tra vì camera cho thấy chị có những hành vi bất thường trong phòng thay đồ’. Thực ra chẳng có cái camera nào trong phòng thay đồ cả, chẳng qua đó là cái cớ đầu tiên hiện ra trong đầu tôi để buộc cô gái thuận theo. Nào ngờ, cô gái quay phắt lại, nói như quát: ‘Bà có bị điên không, trông tôi như thế này mà bà bảo tôi ăn cắp à?’. Tôi càng nhỏ nhẹ thì cô gái càng văng tục nhiều hơn. Buộc tôi phải cứng giọng yêu cầu cô ta cùng vào phòng điều hành”.
“Khi tôi nói về chiếc áo lót thì cô ta càng hung hăng: ‘Bây giờ tao cởi đồ ra mà mày không tìm thấy món đồ ăn cắp thì tao sẽ kiện cả siêu thị này’. Lập tức cô ta cởi bỏ đồ bên ngoài trước mặt tôi và 2 nhân viên thu ngân nữ. Quả là trên người cô ta chỉ có duy nhất một chiếc áo lót. Đúng là chiếc áo lót cùng kiểu đang bán ở siêu thị nhưng rất khó để cho rằng đó là món đồ cô ta ăn cắp bởi chẳng lẽ, khách hàng này vào trung tâm mua sắm này mà không mặc áo bên trong?”.
“Khi cả 3 chúng tôi còn đang ngượng chín mặt vì khó xử thì cô gái trẻ mặc lại quần áo và bỏ đi, sau khi chỉ mặt tôi nói: ‘Con kia mày nhớ đấy, tao sẽ cho mày biết tay!’. Nếu chuyện đó xảy ra bây giờ thì có lẽ tôi đã có cách giải quyết êm, nhưng lúc đó tôi không hề có chút kinh nghiệm nào nên đã để đối tượng làm chủ tình thế. Sau này chúng tôi tìm thấy con chip từ gắn vào chiếc áo lót bị rơi ra nằm trong đống quần áo khách mặc thử nhưng không mua. Tôi bị khiển trách và bị chuyển qua trung tâm khác”.
Trường hợp của Thanh, nữ vệ sỹ ở một khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương thì khác hẳn. Không biết vì lý do gì, gần đến giờ tan tầm, 2 nữ công nhân lao vào ẩu đả làm náo loạn cả một khu sản xuất. Thanh được gọi đến để làm dịu tình hình khi mà các nam đồng nghiệp của cô đều không có mặt tại khu vực đó. Khi Thanh níu tay một “võ sỹ” thì người còn lại nhân cơ hội đó lại tát vào mặt người bị giữ. Điều đó khiến một số nữ công nhân xung quanh cho rằng Thanh về phe với nữ nhân viên vừa tung ra cú tát và lao vào tấn công luôn cả cô bảo vệ.
Nước mắt đời nữ vệ sỹ
Sự việc chỉ được dẹp êm khi các nam bảo vệ biết chuyện chạy lại. Nhưng Thanh cũng bị kỷ luật vì không khéo léo trong cách giải quyết ẩu đả. “Lẽ ra thay vì trực tiếp can thiệp lúc họ đánh nhau, tôi phải tìm cách khiến cả 2 dừng lại và đưa họ đến nơi khác để hòa giải”, Thanh nói.
Giờ thì Thanh và T.L. cùng đang là bảo vệ của một bệnh viện quốc tế ở Sài Gòn, nơi mọi thứ “ít phức tạp” hơn theo lời nhận xét của các cô.
Long đong phận gái theo nghiệp đàn ông
Chẳng mấy khi được nói cười trong giờ làm việc, lúc nào cũng nghiêm sắc mặt và luôn xuất hiện trong bộ trang phục “khuôn hộp, cứng nhắc” kiểu nhà binh, các nữ vệ sỹ thường tránh nhắc đến chuyện nhân duyên của mình.
“Phàm nữ giới mà làm các công việc của đàn ông thì thường bị cho là ‘quá nam tính’ và ít nhiều mất đi tính hấp dẫn trong mắt những người khác giới”, T.L. nói như thể cô là chuyên gia tâm lý, nhưng kỳ thực đó là lời giãi bày rất thật của người… trong cuộc. “Làm nghề vệ sỹ, tôi ít khi được tiếp xúc với đàn ông trong dáng vẻ bình dị. Một phần cũng vì tính chất công việc khiến tôi chẳng có thời gian tìm hiểu”, người phụ nữ 27 tuổi chia sẻ về chuyện gia đình. “Có những đêm trực một mình tự nhiên ứa nước mắt mong được ngủ nệm êm giống như những người phụ nữ bình thường… Nhưng rồi cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ lại nhanh chóng xua tan ý nghĩ đó”, T.L. giãi bày về cái nghiệp đã chọn.
Theo lời kể của T.L., một nữ đồng nghiệp và là bạn thân của cô từng có bạn trai là giáo viên. Mối tình của họ từng gây ra sự ghen tị nhưng cũng là động lực để tiếp tục làm nghề của các thành viên trong đội nữ vệ sỹ của công ty C.N.. “Nhưng một chuyện xảy ra đã phá hỏng tất cả. Hôm đó Hồng cùng người yêu đi trên đường và bị một chiếc xe đi ngược chiều va phải. Người trên chiếc xe kia gây sự trước nhưng trong lúc anh người yêu chưa kịp phản ứng thì Hồng lại chủ động ‘ra tay’… Sau hôm đó, anh người yêu gửi cho Hồng tin nhắn qua điện thoại: ‘Anh không cần một người phụ nữ che chở cho mình’. Và chuyện tình yêu của họ chấm dứt."
Đầu năm 2003, T.L., theo chân người anh làm vệ sỹ ở công ty đào tạo bảo vệ C.N., rời bỏ mảnh đất Vĩnh Long và cùng một số bạn gái cùng quê để lên Sài Gòn tham gia đợt tuyển dụng nữ vệ sỹ, một nghề còn khá mới ở thời điểm đó với phái đẹp. Dáng người cao cùng với sức khỏe dẻo dai nhờ những năm tập luyện ở đội tuyển điền kinh địa phương đã giúp T.L. nhanh chóng lọt vào danh sách lớp nữ vệ sỹ đầu tiên của C.N.
“Tuy là nữ nhưng bọn em cũng chẳng nhận được bất cứ sự ưu ái nào của các thầy đào tạo cả. Những buổi tập thể lực đầu tiên là thời điểm mà tối nào về thân thể cũng rã rời đau nhức với những vết bầm tím mà không dám khóc chỉ vì sợ nếu có người biết thì sẽ không được làm vệ sỹ chuyên nghiệp”, T.L. kể.
Nước mắt đời nữ vệ sỹ
Ảnh minh họa.
Sự phát triển ồ ạt trên diện rộng của những khu công nghiệp may mặc, giày da, bánh kẹo… với đa phần nhân công là nữ giới, cộng thêm sự xuất hiện liên tục của hàng loạt hệ thống siêu thị lớn ở Việt Nam đã làm nảy sinh nhu cầu đòi hỏi các bảo vệ phải là nữ bởi có rất nhiều tình huống nam giới khó có thể giải quyết tốt những rắc rối phát sinh.
Tại cửa ra vào dành cho nhân viên ở siêu thị M. ở quận Thủ Đức, luôn luôn có sự xuất hiện của 2 bảo vệ, hoặc là một nam một nữ, hoặc cả 2 đều là nữ, chứ không bao giờ có cùng lúc 2 bảo vệ nam. Lý do rất đơn giản, tại đây, mọi nhân viên của siêu thị khi đi qua đều bị khám xét người rất kỹ càng, để đề phòng trường hợp có người giấu đồ của siêu thị vào trong quần áo và tuồn ra ngoài.
“Ngày trước quả là có nhân viên của siêu thị giấu đồ, chủ yếu là mỹ phẩm, những thứ nhỏ mà đắt tiền, trong người và mang về nhà thật, các anh bảo vệ nam khi ấy chỉ nhìn qua không thấy gì bất thường là cho đi qua nên siêu thị bị thất thoát nhiều”, chị Vân, nhân viên thu ngân của siêu thị M., cho biết. “Từ khi công ty bảo vệ đưa thêm vệ sỹ nữ tới, việc kiểm soát dễ dàng hơn”.
“Ngày nào chúng tôi cũng phải đi qua cánh cửa đó và phải giơ cao 2 tay để họ ‘rờ rẫm’ khắp người. Những ngày đầu thì còn khó chịu, chứ lâu dần thành quen, như một phản xạ ấy. Nhiều khi tôi và chị vệ sỹ vừa trò chuyện vừa thực hiện các thao tác đó mà chẳng có cảm giác gì là đang lục soát và bị lục soát cả”.
Những ca khó xử đầu tiên
Công việc đầu tiên được giao của T.L. là ở một trung tâm mua sắm thời trang lớn giữa Sài Gòn. “Những ca trực đầu tiên thực sự làm tôi căng thẳng. Mắt lúc nào cũng phải căng ra để nhìn theo động thái của tất cả các khách hàng xung quanh. Nhìn thấy ai đó có dáng vẻ nghi nghi là phải lưu ý từ lúc họ bước vào cửa cho đến khi bước ra theo đúng những gì được dạy”.
May mắn là trong cả tuần đầu tiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến ca trực thứ 8, một sự cố diễn ra mà khiến T.L. nhớ mãi như một kinh nghiệm xương máu.
“Lúc ấy, nhân viên bán hàng thông báo qua bộ đàm về một trường hợp khách hàng bị nghi là đã giấu đồ của siêu thị trong người. Tôi tiến về phía người đó và nhận ra đó là một thiếu nữ trẻ, khá xinh xắn nhưng trang điểm đậm, ăn vận bó sát người và tôi không thấy cô ấy cầm theo thứ gì”.
“Khi tôi ngơ ngác thì người thu ngân khẳng định: ‘Con bé nó mặc áo lót của siêu thị đấy chị’. Tôi tiến đến nhẹ nhàng: ‘Chào chị, phiền chị cho tôi kiểm tra vì camera cho thấy chị có những hành vi bất thường trong phòng thay đồ’. Thực ra chẳng có cái camera nào trong phòng thay đồ cả, chẳng qua đó là cái cớ đầu tiên hiện ra trong đầu tôi để buộc cô gái thuận theo. Nào ngờ, cô gái quay phắt lại, nói như quát: ‘Bà có bị điên không, trông tôi như thế này mà bà bảo tôi ăn cắp à?’. Tôi càng nhỏ nhẹ thì cô gái càng văng tục nhiều hơn. Buộc tôi phải cứng giọng yêu cầu cô ta cùng vào phòng điều hành”.
“Khi tôi nói về chiếc áo lót thì cô ta càng hung hăng: ‘Bây giờ tao cởi đồ ra mà mày không tìm thấy món đồ ăn cắp thì tao sẽ kiện cả siêu thị này’. Lập tức cô ta cởi bỏ đồ bên ngoài trước mặt tôi và 2 nhân viên thu ngân nữ. Quả là trên người cô ta chỉ có duy nhất một chiếc áo lót. Đúng là chiếc áo lót cùng kiểu đang bán ở siêu thị nhưng rất khó để cho rằng đó là món đồ cô ta ăn cắp bởi chẳng lẽ, khách hàng này vào trung tâm mua sắm này mà không mặc áo bên trong?”.
“Khi cả 3 chúng tôi còn đang ngượng chín mặt vì khó xử thì cô gái trẻ mặc lại quần áo và bỏ đi, sau khi chỉ mặt tôi nói: ‘Con kia mày nhớ đấy, tao sẽ cho mày biết tay!’. Nếu chuyện đó xảy ra bây giờ thì có lẽ tôi đã có cách giải quyết êm, nhưng lúc đó tôi không hề có chút kinh nghiệm nào nên đã để đối tượng làm chủ tình thế. Sau này chúng tôi tìm thấy con chip từ gắn vào chiếc áo lót bị rơi ra nằm trong đống quần áo khách mặc thử nhưng không mua. Tôi bị khiển trách và bị chuyển qua trung tâm khác”.
Trường hợp của Thanh, nữ vệ sỹ ở một khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương thì khác hẳn. Không biết vì lý do gì, gần đến giờ tan tầm, 2 nữ công nhân lao vào ẩu đả làm náo loạn cả một khu sản xuất. Thanh được gọi đến để làm dịu tình hình khi mà các nam đồng nghiệp của cô đều không có mặt tại khu vực đó. Khi Thanh níu tay một “võ sỹ” thì người còn lại nhân cơ hội đó lại tát vào mặt người bị giữ. Điều đó khiến một số nữ công nhân xung quanh cho rằng Thanh về phe với nữ nhân viên vừa tung ra cú tát và lao vào tấn công luôn cả cô bảo vệ.
Nước mắt đời nữ vệ sỹ
Sự việc chỉ được dẹp êm khi các nam bảo vệ biết chuyện chạy lại. Nhưng Thanh cũng bị kỷ luật vì không khéo léo trong cách giải quyết ẩu đả. “Lẽ ra thay vì trực tiếp can thiệp lúc họ đánh nhau, tôi phải tìm cách khiến cả 2 dừng lại và đưa họ đến nơi khác để hòa giải”, Thanh nói.
Giờ thì Thanh và T.L. cùng đang là bảo vệ của một bệnh viện quốc tế ở Sài Gòn, nơi mọi thứ “ít phức tạp” hơn theo lời nhận xét của các cô.
Long đong phận gái theo nghiệp đàn ông
Chẳng mấy khi được nói cười trong giờ làm việc, lúc nào cũng nghiêm sắc mặt và luôn xuất hiện trong bộ trang phục “khuôn hộp, cứng nhắc” kiểu nhà binh, các nữ vệ sỹ thường tránh nhắc đến chuyện nhân duyên của mình.
“Phàm nữ giới mà làm các công việc của đàn ông thì thường bị cho là ‘quá nam tính’ và ít nhiều mất đi tính hấp dẫn trong mắt những người khác giới”, T.L. nói như thể cô là chuyên gia tâm lý, nhưng kỳ thực đó là lời giãi bày rất thật của người… trong cuộc. “Làm nghề vệ sỹ, tôi ít khi được tiếp xúc với đàn ông trong dáng vẻ bình dị. Một phần cũng vì tính chất công việc khiến tôi chẳng có thời gian tìm hiểu”, người phụ nữ 27 tuổi chia sẻ về chuyện gia đình. “Có những đêm trực một mình tự nhiên ứa nước mắt mong được ngủ nệm êm giống như những người phụ nữ bình thường… Nhưng rồi cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ lại nhanh chóng xua tan ý nghĩ đó”, T.L. giãi bày về cái nghiệp đã chọn.
Theo lời kể của T.L., một nữ đồng nghiệp và là bạn thân của cô từng có bạn trai là giáo viên. Mối tình của họ từng gây ra sự ghen tị nhưng cũng là động lực để tiếp tục làm nghề của các thành viên trong đội nữ vệ sỹ của công ty C.N.. “Nhưng một chuyện xảy ra đã phá hỏng tất cả. Hôm đó Hồng cùng người yêu đi trên đường và bị một chiếc xe đi ngược chiều va phải. Người trên chiếc xe kia gây sự trước nhưng trong lúc anh người yêu chưa kịp phản ứng thì Hồng lại chủ động ‘ra tay’… Sau hôm đó, anh người yêu gửi cho Hồng tin nhắn qua điện thoại: ‘Anh không cần một người phụ nữ che chở cho mình’. Và chuyện tình yêu của họ chấm dứt."