Chủ Nhật, 29/11/2009, 11:11
Người ba trong một ở Tây Nguyên
TP - Tây Nguyên có một con người kỳ lạ. Với dáng dấp
vừa nghệ sĩ, vừa thể thao, vừa… bùi bụi ngang tàng nên có thể nói có ba
con người trong một Đỗ Văn Toàn: Con người thể thao, con người nghệ sĩ
và con người văn hóa dân tộc! Riêng con người thứ ba trong ông đã có
rất nhiều chuyện để nói.
Đóng phim, cưỡi xe phân khối lớn
Căn nhà cấp bốn đơn sơ nơi đường Nguyễn Văn Cừ, thành
phố Bảo Lộc - Lâm Đồng là địa chỉ được nhiều người tìm đến! Tìm đến đây
đa phần là những người có quan tâm về một vùng văn hóa đa dạng và độc
đáo của các tộc người bản địa Tây Nguyên.
Tại ngôi nhà này đang lưu giữ rất nhiều hình ảnh tư
liệu, vật dụng sinh hoạt thường nhật của nền văn hóa vật thể và phi vật
thể các sắc tộc Tây Nguyên. Chủ nhân ngôi nhà là Đỗ Văn Toàn, người đã
được gọi một cách hoa mỹ là “Chàng kỵ sĩ trên cao nguyên” đã dày công
sưu tập và lưu giữ những “hồn cốt” Tây Nguyên ấy tại nhà mình.
Đỗ Văn Toàn sinh 1940, quê gốc ở Ninh Bình, theo gia
đình vào Bảo Lộc - Lâm Đồng năm 1954. Mặc dù đã gần thất tuần song ông
hãy còn tráng kiện, phong độ lắm!
Nói “con người thể thao” vì ông vốn là vận động viên
Liên đoàn Mô tô - Xe đạp Việt Nam, mà hiện nay ông vẫn đang là thành
viên Câu lạc bộ Mô tô tỉnh Lâm Đồng. Nhìn ông phóng “con” 250 phân
khối cứ ngỡ chàng dũng sĩ Đam San lao đuổi nữ thần mặt trời! Bảo “con
người nghệ sĩ” vì ông đã từng tham gia đóng đến chín, mười bộ phim.
Có thể kể vài phim: Vai Phù thủy trong “Sương gió biên
thùy”, vai Apơlốc giữ trại săn voi của vua Bảo Đại trong “Ngọn nến
hoàng cung”, vai người chú của tướng quân Nguyễn Xí trong “Trùng quang
tâm sử” v.v...
Riêng “con người văn hóa dân tộc” của ông được thể
hiện liên tục trên 30 năm qua (từ 1978). Với con “chiến mã” nói trên,
ông rong ruổi khắp cả vùng nam Tây Nguyên vòng sang khu vực Đông Nam
Bộ. Từ Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng… đến Bình Phước, Đồng Nai...
Một mình lặng lẽ kiên trì đi về, sưu tầm nhặt nhạnh
mọi hình ảnh, vật dụng trong sinh hoạt cộng đồng và hoạt động sản xuất
của các dân tộc thiểu số: Ê-đê, Mơ-nông, Kơ-ho, Răk-lay, Chu-ru,
Xơ-tiêng, Mạ... Đến nay, ông đã là chủ nhân của mấy ngàn hiện vật lớn
nhỏ, được xếp cất lộn xộn không theo một khoa học, khoa mục nào cả (!)
trong ngôi nhà nhỏ của mình.
Đường xá xa xôi cách trở núi đèo, tập quán đồng bào
quen nếp sống khép kín..., Đỗ Văn Toàn gặp không ít khó khăn trong quá
trình tiếp cận, sưu tầm. Có khi mua bằng tiền, có khi trao đổi hiện
vật, có khi nhờ làm quen, kết nghĩa mà được tặng biếu, có khi giúp đỡ
bà con một cách chân tình mà được đền đáp công ơn v.v...
Sau những chuyến “về làng” gian khó (có khi kéo dài
hàng tháng trời) như vậy, mang được “của quý” về nhà, ông huy động cả
gia đình vào cuộc. Lau rửa, sấy khô, vô trùng, tẩm thuốc chống mối
mọt... trước khi xếp cất một cách nâng niu, cẩn trọng. Những lúc ấy
niềm vui ngấm ngầm dâng lên lặng lẽ trong lòng chỉ mình ông biết!
Không những tìm kiếm những vật dụng thông thường, ông
còn có cả một bộ sưu tập ảnh tự chụp được về các sinh hoạt thường nhật,
các buổi lễ hội truyền thống… mà ngày nay với tốc độ hiện đại hóa nhanh
chóng đã bị mai một, biến đổi gần như khó còn gặp lại được nữa.
Mới chỉ được khen... suông
Việc
làm thầm lặng của ông dần dần được xã hội biết đến và ghi nhận với hàng
trăm bằng, giấy khen của các cấp ngành; Nhiều đoàn các nhà Sử học, Dân
tộc học, Bảo tồn - Bảo tàng, Văn hóa - Thông tin, Văn học - Nghệ thuật,
các ban ngành và cá nhân quan chức, nhân dân... từ trung ương đến địa
phương tìm đến nhà ông tham quan, ghi chép, nghiên cứu.
Đỗ Văn Toàn tâm sự: “Tôi cũng chỉ nhận được những lời
khen ngợi, động viên... suông mà thôi, chưa hề nhận được một sự hứa hẹn
nào về sự hỗ trợ để tiếp tục sưu tầm, lưu giữ hoặc trưng bày! Tôi cũng
có nhận được Quyết định của Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) cho phép mở bảo
tàng riêng, nhưng với một cá nhân như tôi, lấy đâu ra điều kiện mà mở”?
Ông còn tâm sự thêm với bằng hữu rằng việc làm này
xuất phát từ tự tâm tự ý của ông, nhưng những lời kêu gọi đó được nhiều
người quan tâm là một niềm vui lớn. Tuy nhiên nỗi buồn phiền cũng luôn
thường trực bên lòng.
Ấy là sau những cuộc tham quan đầy tính hiếu kỳ và
những lời động viên đầy ngẫu hứng, không một ai có một kế hoạch cụ thể
để cùng hợp tác hợp lực làm tiếp và làm tốt công việc đáng làm này. Đã
thế, thi thoảng ông còn gặp những sự “vô lí” đáng buồn nữa!
Ví dụ, có lần ông được kêu gọi tham gia trưng bày
hiện vật chào mừng ngày lễ lớn, nhưng… cá nhân phải tự lo liệu mọi
khoản, từ vận chuyển, bảo vệ, thuyết minh…! Hay một cơ quan nông nghiệp
đòi xin hạt giống nông sản do ông sưu tầm được để... nghiên cứu, trong
khi họ thừa điều kiện để có những thứ đó!
Hoặc một công ty dệt thêu nổi tiếng muốn có mẫu mã,
hình ảnh về Tây nguyên đã đến thăm, bày tiệc ăn nhậu, thừa lúc ông dẫn
đi giới thiệu hiện vật, đã cài người chụp lén lại bộ ảnh tư liệu của
ông để ăn cắp bản quyền! Phát hiện được, ông đã tức giận giật máy xổ
tung phim v.v...
Đỗ Văn Toàn cũng đã nhận được nhiều lời kêu gọi hiến
tặng “kho báu” của mình cho cơ quan chức năng quản lý nhưng những lời
kêu gọi đó không đả động gì đến cái phần... “tế nhị” cho công sức mấy
mươi năm ròng rã của ông!
Thật ra, ban đầu ông cũng chỉ nghĩ để dành làm đồ gia
bảo, làm vật kỷ niệm cho nỗi đam mê đau đáu của đời mình mà thôi. Dần
dà ông ý thức ra ý nghĩa văn hóa, nhân văn to lớn của việc “lưu giữ hồn
xưa” này. Với điều kiện của một cá nhân, trong khuôn khổ gia đình, bộ
sưu tập của ông có lẽ cũng khó bảo toàn lâu dài, trọn vẹn.
Bản thân ông đã bị chứng huyết áp
cao, máu nhiễm mỡ, đã từng mổ sỏi thận, đang có dấu hiệu tê liệt, gia
đình gặp nhiều khó khăn v.v... Việc nhượng lại cho cơ quan chức năng
làm tài sản, di sản văn hoá quốc gia là điều ông từng nghĩ đến. Tuy
nhiên sự quan tâm, đền đáp, giúp đỡ như thế nào là ở cách ứng xử của
cấp hữu quan.
Đến thăm Đỗ Văn Toàn, gặp ông đã ít nhiều “mệt mỏi,
ngại ngùng” với các kiểu khách “không mời mà đến”, nhìn hình ảnh người
vợ mang nhiều nét vẻ muộn phiền nhưng hết lòng ủng hộ và tôn trọng việc
làm của chồng, nhìn căn nhà ngày như càng thấp đi, nhỏ lại với những
“của kho” ngày càng thêm chồng chất bên trong… khách tham quan cũng
không khỏi ngại ngùng lây!
Nhưng… mãi đến tận giờ đây, dọc ngang trên các nẻo
đường cao nguyên lộng gió, bóng dáng “chàng kỵ sĩ” với con “chiến mã”
đen sì nhuốm bụi phong trần của màu đất đỏ ba-zan vẫn lặng lẽ đi về của
một niềm đam mê khó tả.
ta van sy
Người ba trong một ở Tây Nguyên
TP - Tây Nguyên có một con người kỳ lạ. Với dáng dấp
vừa nghệ sĩ, vừa thể thao, vừa… bùi bụi ngang tàng nên có thể nói có ba
con người trong một Đỗ Văn Toàn: Con người thể thao, con người nghệ sĩ
và con người văn hóa dân tộc! Riêng con người thứ ba trong ông đã có
rất nhiều chuyện để nói.
Ông Đỗ Văn Toàn có thần thái không khác gì một già làng thực thụ |
Đóng phim, cưỡi xe phân khối lớn
Căn nhà cấp bốn đơn sơ nơi đường Nguyễn Văn Cừ, thành
phố Bảo Lộc - Lâm Đồng là địa chỉ được nhiều người tìm đến! Tìm đến đây
đa phần là những người có quan tâm về một vùng văn hóa đa dạng và độc
đáo của các tộc người bản địa Tây Nguyên.
Tại ngôi nhà này đang lưu giữ rất nhiều hình ảnh tư
liệu, vật dụng sinh hoạt thường nhật của nền văn hóa vật thể và phi vật
thể các sắc tộc Tây Nguyên. Chủ nhân ngôi nhà là Đỗ Văn Toàn, người đã
được gọi một cách hoa mỹ là “Chàng kỵ sĩ trên cao nguyên” đã dày công
sưu tập và lưu giữ những “hồn cốt” Tây Nguyên ấy tại nhà mình.
Đỗ Văn Toàn sinh 1940, quê gốc ở Ninh Bình, theo gia
đình vào Bảo Lộc - Lâm Đồng năm 1954. Mặc dù đã gần thất tuần song ông
hãy còn tráng kiện, phong độ lắm!
Nói “con người thể thao” vì ông vốn là vận động viên
Liên đoàn Mô tô - Xe đạp Việt Nam, mà hiện nay ông vẫn đang là thành
viên Câu lạc bộ Mô tô tỉnh Lâm Đồng. Nhìn ông phóng “con” 250 phân
khối cứ ngỡ chàng dũng sĩ Đam San lao đuổi nữ thần mặt trời! Bảo “con
người nghệ sĩ” vì ông đã từng tham gia đóng đến chín, mười bộ phim.
Có thể kể vài phim: Vai Phù thủy trong “Sương gió biên
thùy”, vai Apơlốc giữ trại săn voi của vua Bảo Đại trong “Ngọn nến
hoàng cung”, vai người chú của tướng quân Nguyễn Xí trong “Trùng quang
tâm sử” v.v...
Riêng “con người văn hóa dân tộc” của ông được thể
hiện liên tục trên 30 năm qua (từ 1978). Với con “chiến mã” nói trên,
ông rong ruổi khắp cả vùng nam Tây Nguyên vòng sang khu vực Đông Nam
Bộ. Từ Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng… đến Bình Phước, Đồng Nai...
Một mình lặng lẽ kiên trì đi về, sưu tầm nhặt nhạnh
mọi hình ảnh, vật dụng trong sinh hoạt cộng đồng và hoạt động sản xuất
của các dân tộc thiểu số: Ê-đê, Mơ-nông, Kơ-ho, Răk-lay, Chu-ru,
Xơ-tiêng, Mạ... Đến nay, ông đã là chủ nhân của mấy ngàn hiện vật lớn
nhỏ, được xếp cất lộn xộn không theo một khoa học, khoa mục nào cả (!)
trong ngôi nhà nhỏ của mình.
Đường xá xa xôi cách trở núi đèo, tập quán đồng bào
quen nếp sống khép kín..., Đỗ Văn Toàn gặp không ít khó khăn trong quá
trình tiếp cận, sưu tầm. Có khi mua bằng tiền, có khi trao đổi hiện
vật, có khi nhờ làm quen, kết nghĩa mà được tặng biếu, có khi giúp đỡ
bà con một cách chân tình mà được đền đáp công ơn v.v...
Sau những chuyến “về làng” gian khó (có khi kéo dài
hàng tháng trời) như vậy, mang được “của quý” về nhà, ông huy động cả
gia đình vào cuộc. Lau rửa, sấy khô, vô trùng, tẩm thuốc chống mối
mọt... trước khi xếp cất một cách nâng niu, cẩn trọng. Những lúc ấy
niềm vui ngấm ngầm dâng lên lặng lẽ trong lòng chỉ mình ông biết!
Không những tìm kiếm những vật dụng thông thường, ông
còn có cả một bộ sưu tập ảnh tự chụp được về các sinh hoạt thường nhật,
các buổi lễ hội truyền thống… mà ngày nay với tốc độ hiện đại hóa nhanh
chóng đã bị mai một, biến đổi gần như khó còn gặp lại được nữa.
Mới chỉ được khen... suông
Ông Toàn (trái) trong một chuyến du khảo |
làm thầm lặng của ông dần dần được xã hội biết đến và ghi nhận với hàng
trăm bằng, giấy khen của các cấp ngành; Nhiều đoàn các nhà Sử học, Dân
tộc học, Bảo tồn - Bảo tàng, Văn hóa - Thông tin, Văn học - Nghệ thuật,
các ban ngành và cá nhân quan chức, nhân dân... từ trung ương đến địa
phương tìm đến nhà ông tham quan, ghi chép, nghiên cứu.
Đỗ Văn Toàn tâm sự: “Tôi cũng chỉ nhận được những lời
khen ngợi, động viên... suông mà thôi, chưa hề nhận được một sự hứa hẹn
nào về sự hỗ trợ để tiếp tục sưu tầm, lưu giữ hoặc trưng bày! Tôi cũng
có nhận được Quyết định của Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) cho phép mở bảo
tàng riêng, nhưng với một cá nhân như tôi, lấy đâu ra điều kiện mà mở”?
Ông còn tâm sự thêm với bằng hữu rằng việc làm này
xuất phát từ tự tâm tự ý của ông, nhưng những lời kêu gọi đó được nhiều
người quan tâm là một niềm vui lớn. Tuy nhiên nỗi buồn phiền cũng luôn
thường trực bên lòng.
Ấy là sau những cuộc tham quan đầy tính hiếu kỳ và
những lời động viên đầy ngẫu hứng, không một ai có một kế hoạch cụ thể
để cùng hợp tác hợp lực làm tiếp và làm tốt công việc đáng làm này. Đã
thế, thi thoảng ông còn gặp những sự “vô lí” đáng buồn nữa!
Ví dụ, có lần ông được kêu gọi tham gia trưng bày
hiện vật chào mừng ngày lễ lớn, nhưng… cá nhân phải tự lo liệu mọi
khoản, từ vận chuyển, bảo vệ, thuyết minh…! Hay một cơ quan nông nghiệp
đòi xin hạt giống nông sản do ông sưu tầm được để... nghiên cứu, trong
khi họ thừa điều kiện để có những thứ đó!
Hoặc một công ty dệt thêu nổi tiếng muốn có mẫu mã,
hình ảnh về Tây nguyên đã đến thăm, bày tiệc ăn nhậu, thừa lúc ông dẫn
đi giới thiệu hiện vật, đã cài người chụp lén lại bộ ảnh tư liệu của
ông để ăn cắp bản quyền! Phát hiện được, ông đã tức giận giật máy xổ
tung phim v.v...
Đỗ Văn Toàn cũng đã nhận được nhiều lời kêu gọi hiến
tặng “kho báu” của mình cho cơ quan chức năng quản lý nhưng những lời
kêu gọi đó không đả động gì đến cái phần... “tế nhị” cho công sức mấy
mươi năm ròng rã của ông!
Thật ra, ban đầu ông cũng chỉ nghĩ để dành làm đồ gia
bảo, làm vật kỷ niệm cho nỗi đam mê đau đáu của đời mình mà thôi. Dần
dà ông ý thức ra ý nghĩa văn hóa, nhân văn to lớn của việc “lưu giữ hồn
xưa” này. Với điều kiện của một cá nhân, trong khuôn khổ gia đình, bộ
sưu tập của ông có lẽ cũng khó bảo toàn lâu dài, trọn vẹn.
Đỗ Văn Toàn là chủ nhân của mấy nghìn hiện vật lớn nhỏ là vật dụng sản xuất và sinh hoạt của đồng bào thiểu số Tây Nguyên. Ông còn kỳ công sưu tầm lưu giữ cả những hiện vật ngỡ như nhỏ nhặt, tầm thường, ít người chú ý đến, như các loại hạt giống nông nghiệp bản địa lâu đời: lúa, nếp, ngô, bầu, bí… mà trên nương rẫy của bà con bây giờ đã được thay bằng những giống lai cao sản mới. |
cao, máu nhiễm mỡ, đã từng mổ sỏi thận, đang có dấu hiệu tê liệt, gia
đình gặp nhiều khó khăn v.v... Việc nhượng lại cho cơ quan chức năng
làm tài sản, di sản văn hoá quốc gia là điều ông từng nghĩ đến. Tuy
nhiên sự quan tâm, đền đáp, giúp đỡ như thế nào là ở cách ứng xử của
cấp hữu quan.
Đến thăm Đỗ Văn Toàn, gặp ông đã ít nhiều “mệt mỏi,
ngại ngùng” với các kiểu khách “không mời mà đến”, nhìn hình ảnh người
vợ mang nhiều nét vẻ muộn phiền nhưng hết lòng ủng hộ và tôn trọng việc
làm của chồng, nhìn căn nhà ngày như càng thấp đi, nhỏ lại với những
“của kho” ngày càng thêm chồng chất bên trong… khách tham quan cũng
không khỏi ngại ngùng lây!
Nhưng… mãi đến tận giờ đây, dọc ngang trên các nẻo
đường cao nguyên lộng gió, bóng dáng “chàng kỵ sĩ” với con “chiến mã”
đen sì nhuốm bụi phong trần của màu đất đỏ ba-zan vẫn lặng lẽ đi về của
một niềm đam mê khó tả.
ta van sy